Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Thư gửi người đang loạn động
23/04/2013 13:39 (GMT+7)

Nhưng, lên tiếng và nói như thế nào nó quan trọng lắm. Như thế nào ở đây bao hàm cả nội dung và cách thức nói. Nội dung có thực sự thuyết phục và đứng trên quan điểm của Bụt dạy hay chỉ là những tranh luận thế tục, dựa trên những luận điểm mang tính chính trị sắc bén, không phù hợp với người học Phật, tu Phật? Và, cách thức nói có đúng chỗ, có cần thiết, có trên tinh thần hiểu-thương mà nói chứ không phải là tức quá mà nói?

Em hãy thử kiểm tra lại những ngõ ngách tâm mình, xem em đã lên tiếng cho những điều tốt đẹp, với ước mong đem lại hạnh phúc cho nhân gian này có trên nền tảng của lời Bụt dạy vô phân biệt hay trên một lập trường thể hiện rõ sự phân biệt, thậm chí thù hằn, sân hận mà em đang nuôi dưỡng? Hai chữ “chính nghĩa” em dùng để bao bọc cho một cái tâm như thế nó sẽ dễ dàng bị cháy rụi và người ta sẽ nhận ra ngay, rằng em đang khổ đau, em đang sân, em đang oán trách hoàn cảnh và cuộc sống, cũng như những con người tạm gọi là có thế lực mà hành xử bất công, bạo động, tập quyền...

 

Người xưa nói “giấy không gói được lửa” là ở chỗ này. Dù em nhân danh sự cao thượng, nhưng em lại dùng chính những ngôn từ chứa đầy kích động, nội dung phân biệt, loại trừ, đằng đằng sát khí thì chắc chắn em đã đứng về phía khác chứ không phải là Phật giáo. Phật không dạy mình bạo động, trong khi trong tâm em đã bạo động liên tục với những phẫn nộ ngấm ngầm, biểu hiện là em nhìn vào thực thể xã hội, em không thấy một chút xíu dễ thương nào trong đó, em chỉ thấy toàn những điều quái gở, xấu xa, không đẹp, không hay, và muốn thay đổi ngay, thay đổi liền những thứ đáng chán đó...

Bảo vệ người cô thế hay luân lý lẽ phải có nhiều cách. Có khi người ta dùng phương pháp cứng rắn, bạo lực để đè bẹp hoặc trừng phạt để răn đe. Riêng, đường hướng của đạo Phật thì không thể là “một sống một chết” mà phải là cảm hóa bên ngoài từ cái chất liệu nội tâm bên trong được kiến tạo từ sự thực tập từ, bi, hỷ, xả (bốn tâm vô lượng) một cách thuần thục.

Tổ sư Thiền Việt Nam - Phật hoàng Trần Nhân Tông đã từng nói kệ rằng: “Ở đời vui đạo hãy tùy duyên”. Nghĩa là cái duyên hoàn cảnh mình đang sống đó, nó như vậy, mình phải sống và tu tốt trong điều kiện cụ thể đó chứ không phải cố kiếm tìm một hoàn cảnh tốt hơn để tu, cũng như cố bỏ chạy khỏi thực tại để mong gặp điều kiện như mình mong mà tu.

Em kêu gọi mọi người đừng lệ thuộc vào cái này, cái kia nhưng thực ra em đã bị lệ thuộc vào những thứ em cho là đúng, là chánh nghĩa bằng cách “chấp chặt” vào nó và tỏ rõ sự phân biệt một cách cực đoan về nó, với mong muốn đến đớn đau rằng họ phải tin, hiểu, hành giống như em, đứng về phía em.

Em có nhớ là, khi thuyết kinh “Hoa sen”, Đức Phật tùy duyên, để cho 5.000 vị Tỳ-kheo rời khỏi pháp hội, vì hiểu các vị ấy không đủ duyên để nghe, nghe cũng không hiểu, rồi sanh tâm phỉ báng và chắc chắn như thế sẽ tồi tệ hơn là bỏ ra ngoài. Lòng từ bi của Bụt thể hiện tinh tế như thế, chứ không giống như chúng ta, vẫn thường ép buộc người khác theo cái mình nghĩ là tốt.

Tôi muốn nhắc em điều đó, để em đừng cứ nói như một người điên dù những điều em nói không sai, bởi, nói mà như chửi đổng, như một người đang trối trăng trước cuộc đời, phì phà vào cõi tạm vốn nhiều độc tố những sự thật xấu xí, trong tư thế tức giận của em thì chẳng đâu vào đâu. Nghĩa là, những tác động ấy cũng chẳng thay đổi được gì, chỉ chắc chắn một điều là nó sẽ đẩy em đi xa sự điềm tĩnh cần thiết, vốn dĩ là biểu hiện của một người tu Phật, học Phật giữa cuộc đời có trắng, có đen, thế sự có lúc hưng, lúc thạnh, lúc loạn cuồng đảo điên này...

Xin được thỉnh một tiếng chuông, với âm ba trong trẻo, thanh khiết vô ngần để em nghe mà nương theo đó, trở về với hơi thở, với tự tánh bằng an, sáng suốt của mình. Khi xã hội loạn động, em càng cần phải tĩnh để neo đậu tâm mình không “cuốn theo chiều gió”, nghe em!

http://kienthuc.net.vn/thien/201304/Thu-gui-nguoi-dang-loan-dong-904149/

Các tin đã đăng:
Về đầu trang