để chúng ta
có được hạnh phúc trong giây phút hiện tại. Bàn tay của chúng ta, liên
hệ đến thân thể của chúng ta. Bàn tay của chúng ta, liên hệ đến thần
kinh của chúng ta. Nếu thần kinh phía não bộ trái tê liệt, thì bàn tay
phải của chúng ta tê liệt. Nhưng tại sao thần kinh trái não bộ của chúng
ta tê liệt? Bởi vì trong đời sống hàng ngày, chúng ta thiếu chánh niệm.
Tâm chúng ta bị bức xúc, bị rối lọan khi nhìn các đối tượng nên thần
kinh hoạt động không đều, thần kinh hoạt động không đều, sẽ ảnh hưởng
đến bàn tay tê liệt của chúng ta. Bây giờ đây, quý vị hãy nhìn bàn tay
của mình, để thấy rõ, bàn tay của chúng ta, hiện hữu vô cùng mầu nhiệm.
Chúng ta có nhìn rõ bàn tay, chúng ta mới có khả năng nuôi dưỡng nó.
2. Thức ăn nuôi dưỡng. Trong Kinh, đức Phật dạy có bốn thức ăn nuôi
dưỡng thân và tâm: Thức ăn thứ nhất: đoàn thực. Tức là thức ăn thô. Nếu
chúng ta không thông minh, không chọn lựa thức ăn để nuôi dưỡng thân và
tâm, thì khi chúng ta ăn vào, sẽ tàn phá thân và tâm chúng ta. Chúng ta
phải biết chọn lựa thức ăn, để nuôi dưỡng thân và tâm của chúng ta, tạo
nên nguồn an lạc, hạnh phúc cho thân và tâm của chúng ta trong từng phút
giây hiện tại. Một người vụng về, không biết nuôi dưỡng bàn tay của
mình, thì người đó, khi ăn sẽ phóng theo lòng tham, để rồi bị nhữngkhoái
cảm lôi cuốn, làm mê mẫn ý thức. Do ý thức bị mê mẫn, nên thức ăn đó,
có thể làm tàn hại đến não bộ, làm thần kinh tê liệt, thần kinh tê liệt
thì bàn tay tê liệt. Một người tu tập giỏi, thì người đó biết nuôi dưỡng
bàn tay trong chánh niệm, người đó biết nuôi dưỡng bàn tay, khi các
quan năng của mình tiếp xúc với mọi cảnh giới bên ngoài. Thứ ăn thứ hai:
xúc thực. Nghĩa là đôi mắt của chúng ta tiếp xúc với những cảnh trần
bên ngoài. Nếu chúng ta thông minh, chúng ta không tiếp xúc với những
hình ảnh gây rối loạn thân tâm; chúng ta không tiếp xúc với những hình
ảnh mang chất liệu hận thù, oán kết tạo nên khổ đau. Nếu mắt chúng ta
tiếp xúc với những hình ảnh xấu xa, những hình ảnh kích thích dục vọng,
kích thích đời sống tầm thường, thì chính những thức ăn đó, sẽ đưa vào
trong não bộ và kích thích làm cho ý thức tỉnh giác của chúng ta bị tê
liệt. Và khi mà ý thức tỉnh giác bị têliệt. chúng ta hành động hoàn toàn
theo bản năng, bức xúc theo bản năng, nói năng theo bản năng, và lẽ
đương nhiên, khi chúng ta, có ý nghĩ theo bản năng, thì chúng ta cũng
hành động theo bản năng. Do đó, một người biết tu tập giỏi, đối với sắc
trần, vị đó không tiếp xúc với những hình ảnh mang tính chất kích động
đầy hận thù hay đầy khêu gợi dục vọng, bởi vì, chúng ta tiếp xúc với
những hình ảnh đó, thì chúng tàn phá thân tâm, tàn phá an lạc trong đời
sống của chúng ta. Và khi thân tâm của chúng ta bị tàn phá, sẽ đưa đến
bại liệt từ ý thức đến thân thể. Thức ăn thứ ba: Tư thực. Khi tâm tư
chúng ta suy tư về vấn đề gì đó,thì chính những thức ăn đó đang làm thức
ăn cho tâm tư và ý chí của chúng ta. Đương nhiên, cái suy tư chưa mang
chất liệu độc tố để tàn phá thân tâm, nhưng mà cái suy tư đó, đi kèm
theo sự chấp ngã, đi kèm theo với tâm tham lam, đi kèm theo với tâm hận
thù, đi kèm theo với tâm dong ruổi thì cái suy tư đó sẽ tiết ra chất
liệu, làm tàn hại thân và tâm chúng ta, làm hư hỏng chất liệu hạnh phúc,
an lạc của chúng ta trong đời sống. Trái lại, cái suy tư mà hướng đến
đời sống suy tư, đời sống trí tuệ, đời sống hỷ xả, đời sống bao dung,
thì chính suy tư đó, sẽ tiết ra chất liệu, tạo nên sự an lạc trong đời
sống của chúng ta. Thức ăn thứ tư: Thức thực - Nghĩa là thức ăn của nhận
thức, nó sẽ nuôi dưỡng tâm thức ta. Ta nuôi dưỡng tâm thức ta bằng
những chất liệu phân biệt, vọng tưởng, sai lầm, thì những thức ăn đó,
tàn phá hết thảy sự an lạc trong đời sống của chúng ta. Trái lại, chúng
ta ăn, thức ăn gọi là thức thực, nuôi dưỡng tâm chúng ta, bằng sự hiểu
biết đúng đắn, bằng những nhận thức đúng đắn, bằng tri kiến đúng đắn,
thì chính tri kiến đó, hiểu biết đó, có khả năng nuôi dưỡng thân và tâm
chúng ta, nuôi dưỡng cách nhìn của chúng ta, nuôi dưỡng cách nghe của
chúng ta, nuôi dưỡng cách ngửi của chúng ta, nuôi dưỡng sự suy tư của
chúng ta. Khi mà cách nhìn của chúng ta, được trong sáng; cách nghe của
chúng ta, được trong sáng; cách ngửi, cách nếm của chúng ta được trong
sáng thì thân tâm của chúng ta trong sáng và lẽ đương nhiên, bàn tay của
chúng ta cũng trong sáng.
3. Bàn tay và hạnh
phúc. Có bàn tay như thế này, chúng ta có hạnh phúc không? Chúng ta phải
thấy rõ bàn tay của chúng ta đang được như thế này là hạnh phúc, là mầu
nhiệm. Bàn tay chúng ta đang đưa lên, được như thế này là mầu nhiệm.
Chúng ta phải ý thức rõ như vậy, thì chúng ta mới quý trọng bàntay của
chúng ta. Đối với các người bị liệt tay, họ mơ ước điều gì và làm cái gì
cho họ có hạnh phúc. Chắc chắn, mơ ước về hạnh phúc của họ, là có được
bàn tay đưa lên một cách tự do. Do đó, ta phải nhìn rõ bàn tay của chúng
ta, để chúng ta có hạnh phúc, ngay đây và bây giờ, chứ đừng đợi đến khi
bị bại liệt, mới đi tìm thầy thuốc, bác sĩ, mong họ phục hồi bàn tay
cho mình, nhưng sự mong muốn đó có khi vô vọng. Bây giờ, chúng ta đưa
bàn tay được như thế này, chúng ta không chịu đưa, chúng ta không chịu
thấy rõ, chúng ta không thấy hạnh phúc. Chúng ta, vì quên bàn tay của
chúng ta, nên bàn tay đã tạo ra vô số tội ác. Nếu chúng ta sử dụng bàn
tay với tâm loạn niệm, vọng niệm, tà niệm, thất niệm, bàn tay ta có thể
tạo nên vô số tội ác, và chính vô số tội ác đó, đã làm hại não bộ của
chúng ta, đã làm cho thần kinh của chúng ta tê liệt, và cuối cùng, bàn
tay của chúng ta cũng tê liệt. Hiện tại, ta đang có bàn tay tự tại, ta
đưa lên, đưa xuống, đưa qua, đưa về theo ý muốn của ta. Vậy có khi nào
chúng ta, cảm nhận được ta đang có bàn tay tự tại của chúng ta không?
Nếu chúng ta không cảm nhận được rằng, chúng ta có bàn tay, mà chúng ta
không có hạnh phúc, mai kia, khi bàn tay ta bị bại liệt, bị hư hỏng,
chúng ta mới biết rằng, hạnh phúckhông ngoài bàn tay. Chúng ta có được
bàn tay như thế này là chúng ta có phước báu lắm, nên chúng ta phải trân
quý nó. Quý vị biết không, những người bị phong hủi, mơ ước duy nhất
của họ, là có được ngón tay không sần sùi. Thế mà mơ ước đó, không bao
giờ có được. Thế mà hôm nay, chúng ta có được bàn tay như thế này, nếu
chúng ta thiếu chánhniệm, chúng ta sẽ không thấy được sự có mặt của nó
một cách mầu nhiệm trong thân thể chúng ta.
4.
Nuôi dưỡng chánh niệm Thưa đại chúng. Chúng ta phải nuôi dưỡng bàn tay
của chúng ta trong từng niệm, trong từng hơi thở, từng động tác. Trong
thiền tập, các thiền sư dạy rằng, chúng ta phải nuôi dưỡng bàn tay trong
từng giây, từng phút. Khi rửa tay, chúng ta phải rửa tay trong chánh
niệm. Nếu chúng ta rửa tay không có an lạc, hạnh phúc, thì chúng ta chưa
phải là người rửa tay giỏi. Thường ngày, ai cũng rửa tay cả, nhưng mà
rửa tay không có hạnh phúc, không có an lạc, là do không có chánh niệm.
Một người có chánh niệm, khi họ rửa tay, là họ có an lạc ngay. Khi ta
rửa tay, ta vặn vòi nước ra, ta xuôi hai bàn tay vào trong nước, theo
dõi hơi thở, ý thức rất rõ hai bàn tay ta đang có mặt ở trong nước và
lắng nghe những cảm giác của bàn tay, đang hiện ra ở nơi thân tâm ta.
Bàn tay đó, có thể nóng, có thể lạnh, có thể dễ chịu. Chúng ta ý thức
rất rõ, và chúng ta không bị cuốn hút bởi cảm giác nóng lạnh, không
nóng, không lạnh. Đó là người rửa tay trong chánh niệm. Và khi ta rửa
tay như vậy xong, ta bắt đầu lấy xà phòng, xoa lên thật tỉ mỉ từng ngón
ngách bàn tay, ta rửa tay, là trong ta có ý thức chánh niệm rửa tay. Nếu
ta rửa tay, mà thân một đường, tâm một nẻo, thì bàn tay cô đơn lắm. Nếu
ta rửa tay thiếu chánh niệm, thì bàn tay ta, không tê liệt, cũng trở
thành tê liệt, bởi vì, mình có nhận thấy nó đâu. Khi rửa tay, ta quán
chiếu bài kệ như sau: Dĩ thủy quán chủng Đương nguyện chúng sanh Đắc
thanh tịnh thủ Thọ trì Phật Pháp Nghĩa là: Lấy nước rửa tay Nguyện cho
chúng sanh Có đôi tay đẹp Thọ trì Phật Pháp Khi rửa tay, ta không chỉ
rửa tay cho mình, mà còn rửa tay cho hết thảy chúng sanh nên ta rửa tay
hơi lâu. Nếu có người nào thúc giục “rửa tay nhanh lên” thì mình nói
rằng: “Không. Tôi đang rửa tay cho tôi, và tôi đang rửa tay cho chúng
sanh. Cho nên tôi không cần phải rửa tay nhanh. Tôi rửa tay là để tạo
nên hạnh phúc, an lạc”. Chúng ta rửa tay mà tạo nên hạnh phúc, an lạc
thì làm. Còn nếu rửa tay với sự thúc bách, thì rửa tay đó, trở thành đau
khổ. Chúng ta rửa tay, mà không có cái gì thúc bách cả, thì trong giờ
phút đó, chúng ta có an lạc, chúng ta có hạnh phúc, chúng ta có chánh
niệm. Quý vị cứ tưởngtượng: Bàn tay mình dơ, mình cầm cái sạch, thì cái
sạch cũng trở thành dơ. Bàn tay đã dơ, thì mình cầm bất cứ cái gì, nắm
bất cứ cái gì, thì cái đó cũng trở thành dơ bẩn. Mình đem bàn tay thất
niệm, bàn tay vọng niệm, bàn tay điên đảo mà pha trà, thì trà đó cũng
trở thành trà điên đảo. Dùng bàn tay đó để nấu cơm, rửa chén, thì cơm
đó, cũng thành điên đảo, vọng tưởng. Dùng bàn tay đó mà cắm hoa cúng
Phật, thì hoa đó cũng không còn chút hương thơm nào. Dùng bàn tay dơ bẩn
đó mà viết chữ nghĩa, thì chữ nghĩa đó cũng trở là chữ nghĩa nhơ nhớp,
đầy tội lỗi. Mình đem bàn tay đó, mà viết chữ, dạy cho học trò, thì học
trò cũng bị nhơ nhớp lây. Bởi vậy, khi chúng ta sử dụng bàn tay nhơ nhớp
vào bất cứ việc gì, thì việc đó hoàn toàn mất hết ý nghĩa, mất hết chất
liệu an lạc, hạnh phúc. Mình dùng bàn tay đó, vào bất cứ công việc gì,
thì cũng trở thành độc tố và nguy hiểm. Không những nguy hiểm cho thân
và tâm mình, mà còn nguy hiểm cho người tiếp xúc với bàn tay nhơ nhớp
của mình. Bởi vậy, một người biết tu tập khi rửa tay, người đó mong cho
mình có đôi bàn tay đẹp để thọ trì Phật Pháp. Thọ trì Phật Pháp là gì?
Nghĩa là mình đem bàn tay của Phật Pháp, để xây dựng tâm hồn của mình,
xây dựng bản thân của mình, xây dựng cuộc đời. Cuộc đời chỉ đẹp khi nào
chúng ta có đôi bàn tay sạch, chúng ta có đôi bàn tay Phật Pháp. 5. Bàn
tay Phật Pháp. Bàn tay Phật Pháp là gì? Đó là bàn tay giác ngộ. Làm sao
chúng ta có giác ngộ. Chúng ta chỉ có giác ngộ khi nào chúng ta có bước
đi chánh niệm, chúng ta rửa tay chánh niệm, chúng ta có tâm hồn chánh
niệm. Khi mà chúng ta có tâm hồn chánh niệm, thì chúng ta mới có bước đi
chánh niệm, chúng ta mới có bàn tay chánh niệm. Chúng ta đem bàn tay
chánh niệm, để dựng xây cuộc đời, dựng xây hạnh phúc, an lạc cho gia
đình mình, cho bản thân mình, cho xã hội mình. Chúng ta phải biết nuôi
dưỡng bàn tay chúng ta bằng đoàn thực, bằng xúc thực, bằng tư thực, bằng
thức thực trong chánh niệm tỉnh giác.
6.
Bàn tay thương yêu. Thưa đại chúng, Bồ Tát Quán Thế Âm có bao nhiêu bàn
tay, có bao nhiêu mắt? Bồ Tát Quán Thế Âm có vô số bàn tay, có vô số
con mắt nhưng không phải chỉ có một ngàn cánh tay, một nghìn con mắt
thôi đâu. Bồ Tát Quán Thế Âm có vô số cánh tay, có vô số con mắt, và
trong vô số con mắt và bàn tay đó, có nhiều chất liệu được nuôi dưỡng từ
tuệ giác. Cho nên, con mắt đó, nhìn cuộc đời bằng con mắt yêu thương,
và vô số cánh tay đó, dựng xây cuộc đời bằng hành động từ bi. Còn với
một người tà tâm, lơi niệm, vọng niệm, họ chỉ có một bàn tay thôi, nhưng
thiên hạ đã chịu không nổi rồi, chứ đừng nói rằng có hai cánh tay hay
hai nghìn cánh tay. Nếu chúng ta không có một tâm hồn chánh niệm, không
có một cái nhìn chánh niệm, không có đôi bàn tay chánh niệm, thì thế
gian này trở thành lao tù, tam thiên đại thiên thế giới trở thành địa
ngục. Vậy bây giờ, đại chúng có biết rằng, mình rửa tay để có hạnh phúc
chưa? Mấy lâu nay, quý vị có rửa tay không? Quý vị rửa tay như làm nghĩa
vụ, thì không có ý nghĩa gì hết. Sự rửa tay đó, phải xuất phát từ tâm
hồn trong lắng của mình, từ sự yêu thương, còn ai rửa tay như nghĩa vụ,
thì người đó sẽ có nhiều đau khổ. An lạc không phải là cái vô tìnhđược.
Hạnh phúc, an lạc, phải có gốc rễ từ cái tình trong sáng, chứ không phải
từ cái tình mù quáng. Và muốn có hạnh phúc, an lạc, không có cách nào
hơn là chúng ta phải tu tập chánh niệm. Chánh niệm đó không phải là một
năm chúng ta tu một lần, sáu tháng chúng ta tu một lần, một tháng chúng
ta tu một lần, nửa tháng chúng ta tu một lần, một tuần chúng ta tu một
lần, mà chúng ta tu trong mọi động tác của chúng ta trong đời sống.
7.
Tự do và hạnh phúc. Thưa đại chúng. Người ở tù có mơ ước gì, hạnh phúc
của họ là cái gì? Mơ ước của người ở tù là ra khỏi tù và ra khỏi tù, là
họ hạnh phúc. Như vậy, người ở tù là người mất tự do, là người mất tự
tại. Chúng ta không thấy được giây phút đang có mặt này là mầu nhiệm,
đến khi ở tù rồi, chúng ta mới ân hận. Chúng ta đang có tự do, chúng ta
thích nói thì nói, đừng để đến khi lưỡi bị tê liệt rồi, chúng ta mới
ráng mà nói; khi tay chúng ta bị tê liệt rồi, chúng ta nhờ mọi người xoa
bóp, để đưa tay lên một chút là mừng. Còn bây giờ, mình đưa tay thoải
mái, thì không cảm thấy sung sướng, hạnh phúc. Như vậy, quả là chúng ta
quá vọng tưởng, hoặc đã đánh mất mình. Ta phải thấy rõ là chúng ta đang
có hạnh phúc. Hạnh phúc ở đây và bây giờ. Hạnh phúc ở đây là ở đâu? Đó
là ở nơi thân năm uẩn này. Nếu chúng ta có chánh niệm, chúng ta biết tu
tập, thì ngay nơi thân năm uẩn này, chúng ta có hạnh phúc an lạc. Tự do
và tự tại ở đâu? Tự do và tự tại ở ngay nơi thân năm uẩn này. Nếu chúng
ta biết tu tập, thì ngay ở thân năm uẩn này, chúng ta có tự do, tự tại.
Có nhiều người thật là dại. Muốn có tự do, tự tại, lại không biết tu tập
ngay nơi thân năm uẩn này, mà lại khước từ thân này, để tìm thân khác
cho có hạnh phúc, an lạc. Như vậy thật là sai lầm. Chúng ta phải có hạnh
phúc, an lạc, phải có tự do, tự tại ở ngay thân năm uẩn này, nghĩa là
ngay ở đây. Hạnh phúc bây giờ là khi nào? Khi chúng ta có chánh niệm,
thì chúng ta thấy rõ bàn tay của chúng ta, thấy rõ thân và tâm của chúng
ta. Khi nào chúng ta thấy rõ thân và tâm của chúng ta, thấy rõ bàn tay
của chúng ta, khi đó chúng ta có hạnh phúc và có an lạc. Chúng ta đang
sống và chúng ta thật sự tiếp xúc với đời sống thì chúng ta có hạnh phúc
ngay, chúng ta có an lạc ngay. Chứ đừng để khi nào chúng ta bị sống thì
khi đó chúng ta mới mơ ước làm thế nào đó để chúng ta có đời sống tự
do. Trong khi đó, chúng ta đang sống như thế này, mà chúng ta không ý
thức được sự sống, còn sức sống như thế này,chúng ta không thấy chúng ta
hạnh phúc. Đến khi già lẩm cẩm rồi, chúng ta mới hối tiếc: Khi kia mình
còn trẻ, mình tu cho rồi, học cho rồi, làm việc thiện cho rồi, mình
sống đời sống dễ thương cho rồi. Bây giờ, còn trẻ như thế này, chúng ta
không chịu thật sự sống, để chúng ta có hạnh phúc, chúng ta có an lạc.
Chúng ta, toàn là những người sống bằng đời sống nuối tiếc, khi mà chúng
ta có thân tâm lành lặn như thế này, chúng ta không tiếp xúc với nó, để
cảm nhận hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ; đến khi chúng ta bị bệnh,
chúng ta bị đau răng rồi, chúng ta mới nói rằng, hạnh phúc của tôi là
khỏi đau răng. Nhưng mà bây giờ không đau răng như thế này, chúng ta có
cảm nhận được hạnh phúc không? Bây giờ chúng ta không đau răng, nhưng
chúng ta không cảm thấy hạnh phúc. Tại sao lại như thế?Bởi vì chúng ta
vọng niệm, thất niệm. Đến khi chúng ta bị đau răng rồi, thì chúng ta
nghe người nào chữa trị răng giỏi, phương thức nào trị liệu răng tốt, ta
lặn lội đến. Chúng ta là những người không bị đau răng, cho nên, chúng
ta cảm nhận những người đau răng là không có hạnh phúc. Giờ đây, chúng
ta là những người không đau răng, nên chúng ta có hạnh phúc. Hạnh phúc
đó dạt dào trong đời sốmg của chúng ta. Có nhiều người không đau răng,
nhưng lại đi tìm kiếm những thức ăn làm tàn phá cơ thể của mình. Cuối
cùng bị đau răng. Chúng ta muốn không đau răng, thì chúng ta phải có khà
năng kiếm những thức ăn, nuôi dưỡng sự an lạc của chúng ta, để chúng ta
không đau. Quý vị có cao sang, có nhà lầu, có xe hơi nhưng chưa chắc
quý vị đã có hạnh phúc thật sự. Chỉ có những ai, thân không tật bệnh,
tâm không phiền não, thì người đó có được hạnh phúc ngay đây và bây giờ.
Cho nên, chúng ta đừng để chúng ta bị đau răng, bằng cách chọn những
thức ăn khiến cho răng chúng ta không bị đau. Chúng ta đừng để cho bàn
tay của chúng ta bị bại liệt. Đến khi bàn tay của chúng ta bị bại liệt
rồi, chúng ta mới nhận ra, bàn tay không bại liệt là hạnh phúc, thì thật
là tội nghiệp cho ta. Đối với người sắp chết, hạnh phúc của họ là gì,
là được sống có phải không? Thế thì giờ đây, chúng ta đang sống như thế
này, chúng ta có nhận thấy, chúng ta đang có hạnh phúc không? Hạnh phúc
của người sắp chết là mong mình được sống. Hễ sống là có hạnh phúc. Bây
giờ chúng ta đang sống, nhưng chúng ta không cảm nhận được hạnh phúc.
Mai kia, khi chúng ta gần chết, chúng ta mới tiếc hụt và mong rằng, cho
mình sống thêm ít ngày nữa thôi cũng không được. Giờ đây, chúng ta đang
có thờigian để sống, đang có không gian để sống thế này mà chúng ta
không thật sự sống, để chúng ta có hạnh phúc. Tất cả chúng ta, nếu không
thông minh, không có chánh niệm thì chúng ta toàn là những người chuẩn
bị sống thôi, chứ chúng ta không thật sự sống, để khi gần chết rồi,
chúng ta mới xin cho được sống. Chúng ta phải nhìn thật sâu sắc trong
đời sống của chúng ta, chúng ta phải nhìn thật sâu sắc trong từng động
tác của chúng ta. Sống là cử động. Cử động có chánh niệm, có tỉnh táo,
thì đó là hạnh phúc, là an lạc. Không có ai sống mà nằm trơ trơ. Sống là
phải cử động, phải đi, phải đứng, phải nằm, phải ngồi, phải nói, phải
cười, phải tiếp xúc, phải làm việc. Nhưng đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng,
tiếp xúc, làm việc…tất cả những cử động đó đều phải có gốc rễ từ chánh
niệm, từ tuệ giác, thì đời sống của chúng ta, ở đâu cũng an lạc, ở đâu
cũng hạnh phúc. Và chúng ta sẽ thấy rằng, cuộc sống của chúng ta rất là
đẹp. Cho nên, tất cả quý vị, có cơ hội thực tập chánh niệm, nghĩa là
chúng ta có cơ hội tiếp xúc lại với bàn tay của chúng ta, nhìn thật kỹ
từng ngón tay, từng tế bào, để chúng ta thấy, bàn tay của chúng ta đang
hiện hữu, đang hiện hữu một cách mầu nhiệm. Khi chúng ta thấy được bàn
tay của chúng ta, chúng ta thấy được não bộ của mình. Và khi đó, chúng
ta mới thấy được tâm hồn của cha, của mẹ, của tổ tiên đã tạo ra chúng
ta. Khi chúng ta thấy được rằng, bàn tay này, có gốc rễ từ cha, mẹ, tổ
tiên, từ nòi giống của chúng ta, từ nghiệp lực của chúng ta, thì lúc đó,
chúng ta mới trân quý bàn tay của chúng ta, và chúng ta phải đi làm
công việc, để nuôi dưỡng bàn tay tốt đẹp của chúng ta, trong hiện tại
cũng như trong tương lai, để bàn tay đó, trở thành hàng ngàn bàn tay,
hàng vạn bàn tay, triệu bàn tay, tỉ bàn tay, có khả năng mang lại hạnh
phúc, an lạc cho chúng ta. Có như vậy, thì sự tu tập chánh niệm của
chúng ta mới gặt hái được kết quả tốt đẹp. Nếu không, chúng ta nghèo
lắm. Chúng ta vốn là những người rất giàu có, nhưng vì lơ niệm,
thấtniệm, lãng quên, chúng ta trở thành người nghèo nhất trong thiên hạ.
Thật sự, niềm hạnh phúc, an lạc của chúng ta, giàu lắm. Chúng ta chỉ
cần biết, trở về nhìn lại mình, để thấy giây phút hiện tại trong đời
sống của chúng ta, thì chúng ta trở nên giàu có.
Hòa Thượng Thích Thái Hòa, giảng cho học chúng Chánh Niệm tại chùa Thiên Mụ Huế, ngày 10-11-1992
Diệu Minh phiên tả