ĐÁP: Khi chúng ta nói về tính bản nhiên của tâm thức trong phạm trù Phật Giáo, chúng ta phải hiểu rằng nó có thể được hiểu trên hai trình độ khác nhau:
1- Trình
độ căn bản của thực tại, nơi tính bản nhiên của tâm được hiểu trong
dạng thức của tính không của nó của tính tồn tại vốn có, và
2- Sự liên hệ hay trình độ quy ước, điều liên hệ đến chỉ là phẩm chất của độ sáng, tri thức và kinh nghiệm.
Nếu
câu hỏi ấy liên hệ đến tính tự nhiên quy ước của tâm thức, thế thì
giống như tâm thức chính nó đi qua một tiến trình của đổi thay liên tục,
tính tự nhiên của tâm cũng là như thế. Điều này đã chỉ rằng tính bản nhiên của tâm thức là một hiện tượng vô thường. Tuy
vậy, nếu chúng ta hỏi về tính không của tâm, thế thì chúng ta cần quan
tâm rằng mặc dù tính không của tâm không là một hiện tượng tạm thời - điều ấy không là chủ thể của nguyên nhân và điều kiện - nó không thể được đặt ở vị trí của một đối tượng được đặt ra. Nói cách khác, tính không của tâm không thể tồn tại một cách độc lập với tự tâm của chính nó. Tính không của tâm không gì hơn là sự hoàn toàn thiếu vắng của bản chất bên trong, hay sự tồn tại cố hữu (vô tự tánh). Vì thế, như những tình trạng khác nhau của tâm thức đến và đi, những ví dụ mới của tính không của tâm cũng xuất hiện.
HỎI: Nếu
có một niết bàn tự nhiên và tự nhiên nền tảng sáng rở, tinh khiết, thế
thì điều gì là trước tiên đưa chúng ta chệch hướng khỏi sự quang minh
tinh khiết ấy để cho chúng ta khổ đau vì nghiệp báo, ô nhiễm, vô minh u
tối và phiền não? Tại sao chúng ta không thể duy trì trạng thái niết bàn tự nhiên rực sáng và tinh khiết qua vòng sinh tử luân hồi?
ĐÁP: Khi
Đạo Phật nói về nền tảng quang minh và tinh khiết tự nhiên của tâm, hay
ý thức, điều đang gợi ý là chúng ta có thể tịnh hóa những ô nhiễm khỏi
căn bản của tâm, không phải là có một loại gì đấy là tình trạng nguyên
thủy tinh khiết mà sau này trở nên bị nhiễm ô bởi cấu bẩn. Thực tế, giống như sự liên tục của ý thức là không có bắt đầu, vọng tưởng của chúng ta cũng là không có bắt đầu. Cho
đến khi nào sự liên tục của tâm thức chúng ta tồn tại, thì cũng có sự
tiếp diễn liên tục của vọng tưởng – nhận thức tồn tại cố hữu. Những hạt giống của vọng tưởng luôn luôn ở đó cùng với sự tiếp diễn của tâm thức.
Vì
thế, kinh luận Phật Giáo đôi khi đề cập đến vô minh bẩm sinh hay căn
bản vô minh, điều là tự phát đồng thời với sự tiếp diễn của cá nhân. Chỉ
qua sự ứng dụng những phương pháp giải độc đối trị và thực tập thiền
quán có thể những vọng tưởng này được làm sạch khỏi tâm căn bản. Đây là ý nghĩa của sự tinh khiết tự nhiên.
Nếu
chúng ta thể nghiệm tính tự nhiên của tự tâm chúng ta, chúng ta sẽ nhận
ra rằng những sự nhiễm ô, như những cảm xúc và tư tưởng khổ đau bắt nguồn trong một nhận thức sai lầm liên hệ đến thế giới, là thật sự không có nền tảng vững chắc. Cho
dù phiền não mạnh mẻ thế nào đi nữa, khi chúng ta trau dồi thuốc giải
đối trị về tuệ quán chân thật trong tự nhiên của thực tại, chúng sẽ bị
tẩy trừ do bởi năng lực của sự tịnh hóa, và tịnh hóa sẽ làm hao mòn sự
tiếp diễn của nhiễm ô. Tuy
nhiên, không có điều gì có thể phá hoại căn bản của tự tâm; không có
điều gì thật sự có thể làm gián đoạn sự tiếp diễn của ý thức. Sự tồn tại của thế giới của ý thức và kinh nghiệm khách quan là một sự kiện tự nhiên. Có ý thức. Có tâm thức. Không có năng lực gì có thể ngưng dứt sự tiếp diễn của tinh thần.
Chúng ta có thể thấy sự song song của điều này trong thế giới vật chất. Theo
Phật Giáo thành phần căn bản của thế giới vĩ mô của thực tại vật lý là
điều chúng ta gọi là “hạt không gian” (vi trần), là thành phần vi tế
nhất của thực tại vật lý. Trên căn bản sự tiếp diễn của những hạt vi tế này mà sự tiến triển của vũ trụ đươc giải thích. Vũ
trụ tiến triển thành từ trình độ vi tế nhất của thực tại vật lý, duy
trì trong một thời điểm nào đấy, rồi thì đi đến sự kết thúc và tan rã. Toàn bộ tiến trình hình thành và tan rã khởi lên từ trình độ vi tế của thực tại vật lý (thành, trụ, hoại, không).
Ở đây, chúng ta đang nói về thế giới có thể nhận thức thấy và sờ mó được của thực tại vật lý mà chúng ta có thể kinh nghiệm. Dĩ nhiên, trong thế giới thực tại cứng đặc hằng ngày, sẽ có những năng lực phía dưới sự tồn tại của nó. Trình độ vi tế của thực tại vật lý, tuy thế, là được nhìn nhận như điều gì ấy tiếp diễn- không có bắt đầu hay kết thúc. Từ quan điểm của Phật Giáo, không có gì có thể đưa đến sự chấm dứt sự tiếp diễn thật sự ở trình độ vi tế của thực tại.
Tương tự như thế, có sự biểu hiện đa dạng của ý thức. Những
điều này bao gồm trình độ thô thiển hơn của kinh nghiệm cảm xúc và cảm
giác, sự tồn tại của nó là tùy thuộc trên thực tại vật lý nào đấy, như
môi trường không gian và thời gian. Nhưng
căn bản tiếp diễn của ý thức từ những trình độ thô thiển hơn của tâm
thức khởi lên cũng không có bắt đầu hay kết thức; sự tiếp diễn của tâm
căn bản duy trì và không có điều gì có thể chấm dứt nó.
Nếu nhiễm ô có một sự bắt đầu, câu hỏi sẽ xuất hiện là, chúng đến từ nơi nào? Cũng
giống như thế, Phật Giáo không thừa nhận sự bắt đầu của ý thức, bởi vì
làm thế sẽ có nhiều câu hỏi hơn nữa về điều gì đưa đến sự tạo nên nó. Như
câu hỏi tại sao không có sự bắt đầu của ý thức, chúng ta có thể tranh
cải điều này trên căn bản của sự tồn tại từ trước đến giờ của nó. Điều
tranh cải thực sự, tuy thế, xuất phát từ một tiến trình của sự loại ra,
bởi vì nếu chúng ta thừa nhận một sự bắt đầu của ý thức, sự bắt đầu
loại nào có thể là và nguyên nhân nào có thể là? Tranh cải cho một sự bắt đầu của ý thức sẽ phá hoại nền tảng của Phật Giáo tin tưởng về luật nhân quả.
Trong
một số kinh luận Phật Giáo, tuy thế, chúng ta thấy những sự liên hệ đến
Phật Phổ Hiền (Buddha Samantabhadra)- một vị Phật căn bản luôn luôn
thiện hảo và luôn luôn tinh khiết (từ ban sơ). Nhưng ở đây chúng ta phải hiểu nhận thức về ban sơ trong sự liên hệ đến từng khung cảnh riêng biệt. Trong
sự hiểu biết này, tâm ban sơ căn bản của ánh sáng trong suốt được thấy
như nguồn cội nguyên thủy của thế giới vĩ mô của kinh nghiệm của chúng
ta. Khi kinh điển Kim Cương Thừa diễn tả quá trình tiến triển này, thí dụ, nó nói về sự tuần hoàn đi tới và sự tuần hoàn đi lui.
Trong
cả hai trường hợp, thế giới của những hành động ý thức và tinh thần
khác nhau khởi lên từ trình độ vi tế hơn của ánh sáng trong suốt, điều
rồi thì xuyên qua điều được biết như là “ba tầng bậc của sự xuất hiện”. Qua
tiến trình này, có một sự hiểu biết rằng mọi thứ khởi lên từ tự nhiên
căn bản này của tâm sáng suốt và trong sạch này và rồi thì hòa tan trong
nó. Vì thế một lần nữa, sự hiểu
biết của chúng ta là nguyên bản này là trong khung cảnh của những thí
dụ riêng biệt, không phải một loại bắt đầu phổ quát nào đấy.
HỎI: Kính bạch Ngài, Ngài nói về những tu viện như Vikramashila[1], nơi có một tiêu chuẩn khó khăn về đạo đức và nơi mà ngay cả những đạo sư cao cấp có thể bị đuổi vì phá vở một lời nguyện. Ngày nay, những vị rinpoche và những vị đạo sư cao cấp nào đấy đã liên hệ trong những loại tai tiếng khác nhau. Tại sao những tiêu chuẩn đạo đức ngày nay thì khác?
ĐÁP: Một điều cần được hiểu rõ rằng những cá nhân mà quý vị liên hệ đến không còn nằm trong chế độ tu viện. Những
người đã phá vở lời nguyện của họ, đặc biệt một trong bốn trọng giới –
tuyên bố chứng thánh quả sai lầm, cố tâm giết người, trộm cắp, và liên
hệ trong dâm dục – sẽ tự nhiên bị đuổi khỏi tu viện. Họ sẽ bị đuổi ngay cả nếu có một nền tảng mạnh mẻ nghi ngờ rằng họ đã vi phạm những lời nguyện của họ. Điều áp dụng này ngày nay cũng như ngày xưa. Tuy
thế, một số đã phá vở lời nguyện của họ vẫn tìm những phương tiện xảo
quyệt và không thành thật để duy trì một số loại giá trị hay tầm vóc nào
đấy.
Do
vậy, chúng tôi luôn luôn nhắc nhở tu sĩ nữ cũng như nam tại thời khắc
họ vi phạm những lời nguyện giới luật của họ, rằng họ không nên mặc
chiếc áo của tu sĩ nữa. Điều áp dụng này bình đẳng cho mọi thành viên của bốn trường phái Phật Giáo Tây Tạng: Nyingma, Sakya, Kagyu, và Geluk. Trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, tuy thế, có
hai thể chế của hành giả - thể chế tu sĩ với những lời nguyện tu sĩ và
thể chế của cư sĩ, họ mặc những y phục màu sắc khác nhau, họ không cạo
đầu và chỉ tiếp nhận giới cư sĩ, hay biệt giới nguyện (pratimoksha
vows).
HỎI: Nếu
tôi không hiểu sai những gì Ngài nói trước, phần thực tập tín cẩn nương
tựa đạo sư là chỉ ra chỗ mà chúng ta nghĩ vị thầy của chúng ta đã sai
lầm. Thứ nhất, chúng ta làm gì
khi gần như không thể nói lên sự bất đồng quan điểm hay ý kiến đến vị
thầy của mình bời vì những người ở chung quanh vị đạo sư có khuynh hướng
ngăn trở để bày tỏ những lời phê bình? Thứ hai, làm thế nào chúng ta hòa thuận khi nắm lấy những quan điểm khác biệt một cách căn bản trên những vấn đề nào đấy từ những lời giảng dạy bởi vị đạo sư của mình?
ĐÁP: Nếu
một vị đạo sư hay một vị thầy tâm linh đã làm điều gì đấy sai lầm mà
cần thiết được chỉ ra, có thể có hai loại động cơ cho những ai đấy ở
chung quanh vị thầy – thí dụ như những thị giả hay những vị đệ tử thân
cận – cố gắng để che dấu nó hay phòng ngừa việc vạch trần nỏ ra hay chỉ
nó ra đến vị thầy. Mặt khác, động cơ của họ có thể hoàn toàn vô tội, họ có thể chỉ đang cố gắng bảo vệ và hổ trợ vị thầy của họ. Những động cơ như thế là kết quả của mù quáng hơn là một sự vận động chủ tâm của hoàn cảnh. Tuy thế, ngay cả nếu trường hợp ấy, vẫn có sự nguy hiểm có thể tổn hại vị thầy, thực tế, thành ngữ Tây Tạng nói rằng 'những đệ tử sốt sắng sùng kính có thể biến một vị thầy đúng đắn thành một người sai lầm'.
Mặt
khác, động cơ của những người thị giả và những người đệ tử thân cận có
thể là thế gian hơn – họ có thể không muốn làm cho những việc làm sai
trái của thầy họ công cộng hóa vì sợ tổn hại đến danh dự của vị ấy. Điều này hoàn toàn sai, và chúng ta phải tìm một cách biểu lộ sự quan tâm của chúng ta đến vị thầy của mình. Tuy thế, cũng rất quan trọng để bảo đảm rằng động cơ của chính chúng ta là trong sạch. Chúng ta không nên hành động vì thù địch đến vị thầy mình hay đơn giản chỉ vì mong muốn biểu lộ sự không hài lòng của chúng ta. Như
tuyên bố của những lời giáo huấn Đại Thừa, chúng ta phải bảo đảm rằng
mọi thứ mà vị thầy của mình giảng dạy phù hợp với những lời giáo huấn
của Đức Phật. Chúng ta cũng phải
thực hành phương châm của sự nương tựa trên lời giáo huấn mà không phải
là cá nhân vị ấy (y pháp bất y nhân).
Để trả lời cho câu hỏi thứ hai, không chắc rằng ông (hay bà) không đồng ý với thầy của mình trên mỗi vấn đề đơn lẻ. Điều đó hầu như không có thể xảy ra. Về
cơ bản, chúng ta nên tiếp nhận và thực hành những lời dạy phù hợp với
căn bản giáo huấn của Đức Phật và đừng để ý đến những điều không phù
hợp.
HỎI: Chúng tôi có cần một vị đạo sư để đạt đến giác ngộ hay chi học hỏi giáo Pháp , sống một cuộc đời đạo đức, tham dự các khóa thuyết giảng và thực hành thiền quán là đủ?
ĐÁP: Dĩ nhiên có thể thực hành, học hỏi, và hướng một đời sống đạo đức mà không thật sự cần một vị đạo sư. Tuy
nhiên, chúng ta nên hiểu rằng khi chúng ta nói về giác ngộ, chúng ta
không phải nói về điều gì ấy mà có thể được đạt đến trong vài năm mà là
về một nguyện vọng tâm linh, và điều ấy trong một số trường hợp có thể
cần đến nhiều kiếp sống và khoảng thời gian vô tận. Nếu
chúng ta không thể tìm ra một vị thầy đủ khả năng, người mà chúng ta có
thể giao phó sự cát tường tâm linh của mình, thế thì dĩ nhiên, để giao
phó tự thân đến những lời dạy về giáo Pháp thật sự và sự thực hành trên
căn bản ấy là có hiệu quả hơn.
Chúng tôi có thể kể một câu chuyện liên quan về điều này. Dromtönpa là
một vị đạo sư tâm linh lớn người thật sự là hiện thân của những lời
giáo huấn vị tha của sự trao đổi lợi ích bản thân và những người khác. Thực tế, cuộc đời sau này của ngài, ngài tự dâng hiến mình để phục vụ những người khổ đau vì bệnh phong hủi. Ngài sống với họ và cuối cùng đánh mất đời sống chính ngài với chứng bệnh ấy.
Khi Dromtönpa nằm chờ chết, đầu ngài nằm trên đầu gối một trong những người đệ tử lớn của ngài, Potowa, và thấy Potowa đang khóc. Rồi thì Potowa nói rằng, “Sau khi thầy viên tịch, chúng con có thể giao phó sự cát tường tâm linh của chúng con cho ai? Chúng con có thể xem ai như thầy của chúng con?” Dromtönpa trả lời, “Đừng lo lắng. Các con vẫn còn có một vị thầy sau khi ta ra đi – Tam tạng kinh điển, là những lời dạy của Đức Phật. Hãy giao phó chính mình cho Tam tạng kinh điển, và lấy Tam tạng như thầy của các con.”
Tuy
vậy, khi chúng ta tiến hành theo con đường tâm linh, tại mỗi thời điểm
chúng ta chắc chắn sẽ gặp một vị thầy thích hợp và đúng lúc.
HỎI: Nhiều kinh luận diễn tả mục tiêu của hành giả như chính là Phật quả, tuy thế trong những pháp sư phương tây ở đấy dường như là có khuynh hướng đối với việc chấp nhận những kết quả từng phấn, giống như Phật quả là điều không thể đạt đến. Thái
độ mới này là chấp nhận tâm luân hồi ngắt quảng bằng những giai đoạn
tâm linh và dường như được đặt căn cứ trên sự bất lực để đạt đến sự giải
thoát hoàn toàn cho chính họ của những vị thầy mẫn cán. Có phải tìm kiếm Phật quả trong đời sống này vẫn có thể làm được trong điều mà Đức Phật tuyên bố là thời kỳ đen tối (mạt pháp) của Phật giáo?
ĐÁP: Nếu
chúng ta hiểu tiến trình để đạt đến Phật quả từ nhận thức Đại Thừa phổ
quát, sự đạt đến Phật quả trong thời gian ba vô số kiếp (ba a tăng kỳ
kiếp) được nói là một quan điểm nhanh chóng. Một số kinh luận nói đến bốn mươi a tăng kỳ kiếp. Tuy
nhiên, theo những giáo huấn Kim Cương Thừa phổ thông, những hành giả
với những trình độ nhận thức cao (chứng pháp) có thể kéo dài tuổi thọ
tối đa của họ và đạt đến Phật quả chỉ trong một kiếp sống. Giáo huấn
Tantra Yoga Tối Thượng nhận định rằng thậm chí trong đời sống ngắn ngủi
của con người, có thể có những sự giác ngộ hoàn toàn hiện hữu.
Cũng
có ý kiến của một số chúng sinh có thể đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn
sau một khóa tu tập ba năm, điều này quá khác với sự tuyên truyền của
cộng sản Hoa Lục. Chúng tôi bình
phẩm điều này một phần như đùa, nhưng một phần hoàn toàn nghiêm chỉnh
–thời gian chúng ta dự đoán càng ngắn, hiểm họa đánh mất can đảm và
nhiệt tình càng gia tăng. Bỏ qua
một bên câu hỏi sẽ mất ba hay bốn mươi a tăng kỳ kiếp để đạt đến giác
ngộ, khi chúng ta trau dồi một cách sâu xa những quan điểm (cảm xúc) đầy
năng lực như thế những điều ấy trùng hợp với lời nguyện cầu của tôn giả
Tịch Thiên (Shantideva),
Cho đến khi nào không gian còn tồn tại
Cho đến khi nào vẫn còn chúng sinh
Cho đến lúc ấy, nguyện cho tôi vẫn hiện hữu
Để xua tan khổ đau cho trần thế.
Thời gian hoàn toàn không liên quan, chúng đang nghĩ trong những hình thức của vô tận (không bờ bến). Cũng
thế, khi chúng ta đọc kinh điển Đại Thừa đường đi qua gắn liền với sự
thực hành Bồ Tát Đạo của điều gọi là áo giáp nhẫn nhục, một lần nữa thời
gian chẳng có ý nghĩa. Đây là những quan điểm can trường và cảm hứng vô cùng tận.
HỎI: Nếu một người bị mắc phải một loại bệnh hoạn và liên lụy một hành động giết người, người ấy có thể làm gì để tịnh hóa nghiệp ấy?
ĐÁP: Nếu
bởi “bệnh hoạn” trong ý nghĩa một loại quấy rầy về tâm lý hay cảm xúc
mà nó đưa đến tình trạng mất trí, thế thì từ quan điểm đạo đức của Phật
giáo, một hành động như vậy chứa đựng ít nghiệp quả hơn là một sự liên
lụy giết người có tính toán trước với một nhận thức đầy đủ về những hậu
quả. Nó cũng nhẹ hơn là một sự
liên lụy giết người xảy ra bởi những cảm xúc tiêu cực có tác động mạnh,
điều này, xét cho cùng từ quan điểm đạo đức của Phật giáo, nó cũng được
xem là một hành động giết người hoàn toàn.
Tuy
thế, bất cứ tính tự nhiên của hành động không đạo đức là gì, sự thực
hành của chúng ta nên làm để tịnh hóa ác nghiệp là phổ biến và phải chứa
đựng bốn năng lực đối trị. Khi
thực tập năng lực của ăn năn hối quá, hãy nhớ đối tượng mà hành động
nhắm đến, và, áp dụng tất cả bốn năng lực (đối trị), liên hệ trong những
hành động đạo đức, chẳng hạn như thiền tập thâm sâu trên tính không hay
tâm giác ngộ (bồ đề tâm-bodhicitta). Cũng có một những sự thực hành tịnh hóa phổ thông cũng để áp dụng trong những trường hợp như thế. Nếu chúng ta không thể trau dồi bốn năng lực và
tiến hành trong một hành động của tịnh hóa, một hành động xen kẻ đơn
giản là trì tụng thần chú hay tiến hành trong một số hành động tích cực
khác với xu hướng của tịnh hóa những hành vi nghiệp chướng.
HỎI: Với
kiến thức của chúng ta về nghiệp báo và ảnh hưởng của những hành vi tốt
hay xấu, một người Phật tử đối xử thế nào đối với những tội phạm?
ĐÁP: Từ quan điểm của Phật giáo, điều quan trọng là phân biệt giữa hành vi và cá nhân người liên lụy vào nó. Chúng
ta có thể hoàn toàn không chấp nhận hành vi đó nhưng chúng ta phải duy
trì từ bi đối với cá nhân làm việc đó, luôn luôn nhận thức khả năng của
con người cho sự chuyển hóa và sửa đổi. Bất cứ phương pháp nào mà xã hôi dùng như một phương tiện điều chỉnh cần thiết để được áp dụng. Tuy nhiên, cá nhân cần thiết được điều chỉnh trong một cách mà người ấy học hỏi để nhận ra rằng những gì họ làm là sai lầm; do thế, bản án tử hình là ngoài lề. Ngay cả ý tưởng tù chung thân cũng phải bàn lại, bởi vì nó cũng thất bại để nhận ra khả năng của sự sửa đổi.
HỎI: Ngài nói rằng những phiền não cảm xúc là nguyên nhân của khổ đau. Vậy chúng ta có thể loại trừ phiền não mà không mất đi cảm xúc của chúng ta được không?
ĐÁP: Một cách chắc chắn. Thí dụ, một trong những loại thuốc giải hay đối trị đến những cảm xúc phiền não là thiền tập trên tính không. Khi
chúng ta đào sâu kinh nghiệm của chúng ta về tính không, chúng ta được
một sự dấy lên đầy năng lực của cảm xúc, điều mà tự hành động của nó
chống lại những cảm xúc tiêu cực hay đau khổ. Chúng ta cũng tìm trong những sự đối trị (thuốc giải) trong sự thực tập Phật giáo đặc thù đến từng loại rắc rối. Thí
dụ, chúng ta thiền tập trên yêu thương ân cần hay từ bi để đối trị với
thù ghét và căm hận, và trên tính vô thường để chống lại sự vướng mắc luyến ái mạnh mẻ. Nói
cách khác, cảm xúc về yêu thương được phát sinh như một sự đối trị với
sân hận và kinh nghiệm về vô thường như một loại thuốc giải đối với
vướng mắc hay chấp trước.
Một sự khác biệt giữa những cảm xúc tàn phá tiêu cực trên một phía và những cảm xúc xây
dựng, tích cực trên phía kia đấy là những cảm xúc xây dựng, tích cực có
một nền tảng mạnh mẻ trong kinh nghiệm vững chắc có căn cứ và lý trí. Thực tế, nếu chúng ta càng phân tích những cảm xúc tích cực, chúng càng nổi bật hơn. Những cảm xúc tiêu cực và tàn phá, trái lại thường là hoàn toàn nông cạn ở bề mặt. Chúng không có nền tảng trong lý trí và thường phát khởi ra bởi thói quen hơn là những tiến trình tư tưởng của lý trí.
HỎI: Có phải từ bi yêu thương làm giảm hiệu quả của đớn đau và khổ sở trong cũng giống như ánh sáng xua tan bóng đêm không?
ĐÁP: Có
lẻ sự song song không gần gũi như thế, bởi vì ánh sáng xua tan bóng tối
một cách trực tiếp và lập tức; bóng tối bị biến mất ngay thời điểm
chúng ta mở đèn. Tác động của yêu thương trên đau đớn và khổ sở thì phức tạp và gián tiếp hơn. Khi
chúng ta trau dồi yêu thương và từ bi, chúng đẩy tăng lên sức mạnh và
can đảm cho chúng ta, cho phép cho chúng ta trở nên bao dung kiên nhẫn
và có thể chịu đựng sự gian khổ thử thách. Điều này chính là yêu thương đã giúp chúng ta đối phó và vượt thắng đau thương và khổ sở. Nó là một mối liên hệ không trực tiếp.
Trích từ Illuminating the Path to Enlightenment
Ẩn Tâm Lộ ngày 10-01-2013
http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=398&chid=1019
[1]
Vikramasila (skt): Một trong bốn tu viện lớn nhất tại Ấn Ðộ dưới thời
Hoàng Ðế Dharmapala. Vào thời đó Nalanda, Uddantapuri (Bihar Sharif),
Vajrasana, và Vikramasila là bốn tu viện lớn nhất. Trong số nầy, tu viện
Vikramasila là quan trọng hơn
cả và có nguồn gốc khá đặc biệt. Hoàng đế Dharmapala của triều đại Pala
trong một chuyến tuần du các vùng đất nầy rất say mê khi nhìn thấy một
ngọn đồi nhỏ xinh xinh bên bờ sông Hằng, nên đã quyết định cho lập một
tu viện tại đây. Tu viện nầy có lẽ được xây vào cuối thế kỷ thứ 8, đã
phát triển thành một trung tâm văn hóa lớn hai trăm năm mươi năm sau đó.
Số Tăng sinh từ các nước ngoài đến đây tu học đông hơn ở Na Lan Ðà.
Trong số các giảng sư ở Vikramasila có 108 học giả, 8 nhà bác học nổi
tiếng, và đại học giả Ratnakarasanti, viện trưởng tu viện. Trong số các
học giả nổi tiếng của tu viện gồm có Santibhadra, Maitripa (Avadhutipa),
Dombipa Sthavirabhadram, Smrtyakara-Siddha, và Dipankara-Srijnana. Tại
trung tâm tu viện có một ngôi đền xinh xắn thờ Quán Thế Âm Bồ Tát, bên
cạnh đó là 53 ngôi đền lớn nhỏ. Trong số các vị thần và nữ thần được thờ
trong các ngôi đền nầy, có một số tượng Mật tông. Ba tu viện kia cũng
thuộc lãnh thổ của triều đại Pala, vốn có quan hệ đặc biệt với
Vikramasila. Tám mươi bốn vị Siddha đều sống dưới các triều Pala
(765-1200) và hầu hết những vị nầy đều có liên hệ với Vikramasila. Theo
các tác giả Tây Tạng thì phái Mật tông hoặc tu viện Vikramasila đã làm
cho quân Thổ Nhĩ Kỳ phải nhiều phen trốn chạy bằng cách niệm thần chú,
nhưng lịch sử không nói đến điều nầy. (Từ Điển Phật Học Thiện Phúc)
The source: HoPhap.Net chân thành cảm ơn Tuệ Uyển