Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Ngũ Trí Như Lai
NGUYỄN THẾ ĐĂNG |
03/07/2017 16:18 (GMT+7)


Nếu pháp  giới là toàn thân Phật Tỳ-lô-giá- na, tại sao “có  những  sự khác biệt  như khổ vui, tốt xấu, thọ ít hưởng  nhiều, tất cả nghiệp  và báo?”. Đây là câu hỏi Đức Văn-thù hỏi thay cho chúng  sanh chúng ta trong chương Bồ-tát vấn minh, thứ 10.

Bồ-tát Giác Thủ trả lời bằng kệ:

Ctheo nghiệp đã tạo
Thọ quả báo như vậy
Đều không có tác giả
Đây là lời chư Phật.
Như mặt gương sáng sạch
Tùy theo cảnh đối tượng
Hiện bóng sai khác nhau
Tánh nghiệp cũng như vậy.
Như trên ruộng gieo giống
Chúng đều chẳng biết nhau
Tự nhiên mọc lên cây
T
ánh nghiệp cũng như vậy.
Như nhà ảo thuật giỏi
tại ngã tư đường
Hiện ra
những sắc tướng
Tánh nghiệp cũng như vậy.
Như máy móc người gỗ
Hay vang ra các tiếng
Nó không ngã, ngã sở
T
ánh nghiệp cũng như vậy…

Bồ-tát Văn-thù lại hỏi: “Chỗ giác ngộ của Như Lai chỉ là một pháp duy nhất, sao lại bảo là có vô lượng pháp, hiện vô lượng cõi, dạy vô lượng chúng, diễn vô lượng âm, hiện vô lượng thân, hiển thị vô biên các thứ cảnh giới. Nhưng trong  pháp  tánh, các tướng  sai biệt này đều bất khả đắc”.

Bồ-tát Đức Thủ trả lời: Nghĩa của Phật tử nói Rất sâu khó rõ được Người trí biết nghĩa này

Thường chứa công đức Phật. Như đất chỉ một tánh Mọi loài ở riêng chỗ

Đất không nghĩ đồng khác Pháp chư Phật như vậy. Cũng như một biển lớn Ngàn vạn làn sóng khởi Nước biển vẫn duy nhất Pháp chư Phật như vậy… Mặt trời không mây che

Chiếu sáng khắp mười phương Quang minh không sai khác Pháp chư Phật như vậy…

Ví như đại Phạm vương Ứng hiện khắp đại thiên Thân ngài vẫn không khác Pháp chư Phật như vậy.

 

Qua những  đoạn  kệ trên, chúng  ta thấy tất  cả là một Phật bổn nguyên Tỳ-lô-giá-na, không sanh không diệt, không đến không đi, không đoạn không thường, không một không khác, mà tùy theo tâm thức nhiễm ô nghiệp báo thấy có sai khác, đến đi, sanh diệt… thành thế giới chúng sanh của mình.

Tất cả chỉ là “một vị”, một pháp thân, một Tâm, một Trí Huệ, từ xưa đến nay vẫn như vậy:

Lại như nước một vị Nhân đồ đựng có khác Phật phước điền vẫn một

Do tâm người thành khác… Thưa ngài, Pháp thường vậy Pháp Pháp vương duy nhất Tất cả chư Như Lai

 

 

 

Một đạo mà giải thoát. Thân của tất cả Phật Chỉ là một Pháp thân Một Tâm, một Trí Huệ Lực, Vô úy cũng vậy.

 

Chỉ có người tâm ý đã thanh tịnh mới thấy được cái Thanh Tịnh duy nhất và vốn toàn thiện, viên mãn này:

Tất cả các cõi Phật Trang nghiêm đều viên mãn Tùy chúng sanh sai khác Thấy chẳng đồng như vậy. Cõi Phật cùng thân Phật Chúng hội và ngôn thuyết Các Phật pháp như vậy

Chúng sanh chẳng thấy được. Tâm ý đã thanh tịnh

Hạnh nguyện đều đầy đủ Người sáng suốt như vậy Mới có thể thấy được.

 

Cái thấy của chúng sanh, các kinh nghiệm của mắt tai mũi lưỡi thân ý của chúng sanh là cái thấy, kinh nghiệm bị chia cắt nên sai lầm. Sự chia cắt căn bản là là sự ngăn cách giữa một chủ thể (năng) phân biệt hư vọng nhìn thấy những đối tượng (sở) có ra do tâm thức phân biệt hư vọng. Khi biết các căn là vô tự tánh, là tánh Không, thì đó là pháp nhãn thanh tịnh: chỉ một tánh Không thông suốt tất cả mọi pháp. Nếu thấy được bản tánh sâu xa của các giác quan là pháp tánh vô tự tánh, vô sanh, thì thấy được cái Chân thật. Bồ-tát Giác Thủ nói:

Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân

Tâm ý, sáu tình căn

Do đây thường lưu chuyển Nhưng vẫn không năng chuyển. Pháp tánh vốn vô sanh

Thị hiện mà có sanh

Trong đây không năng hiện Cũng không vật sở hiện. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân

Tâm ý, sáu tình căn Tất cả rỗng, vô tánh Vọng phân biệt mà có. Cứ đúng lý quan sát Tất cả đều vô tánh

Pháp nhãn chẳng nghĩ bàn

Đấy là thấy chân thật.

 

Trở lại cội nguồn chân thật của các giác quan là pháp tánh vô sanh, vô tự tánh, bấy giờ thấy “thật tướng của các pháp” là Chân Như, là Như Lai tạng, là Phật tánh. Thế nên, kinh Lăng Nghiêm nói tánh thấy, tánh nghe, tánh tri giác… là Phật tánh hay tánh giác ứng hiện nơi mỗi căn:

 

Xoay nghe thoát khỏi tiếng
Giải
thoát đâu có danh
Một căn đã về nguồn
S
áu căn thành giải thoát.
Sáu căn cũng như thế
V
ốn y một Tinh Minh
Phân thành sáu hòa hiệp
Một chỗ đã về nghỉ
S
áu dụng đều chẳng thành
Một niệm trần cấu tiêu
Thành Viên Minh tịnh diệu
Còn trần là hữu học
S
áng tột tức Như Lai.

 

Khi đạt đến cội nguồn Chân Không thì tất cả là Diệu Hữu. Khi tâm thanh  tịnh, nghĩa là đạt đến cội nguồn tánh  Không của nó, thì tất  cả các pháp, tánh  tướng đều thanh  tịnh. Kinh Hoa Nghiêm hay lấy ví dụ là tấm gương, viên ngọc trong  suốt, lưới trời Đế-thích… để chỉ tâm. Khi kinh nghiệm được cội nguồn của các bóng trong  gương  chính là gương, khi tấm gương  tâm đã trong sáng thanh  tịnh, thì các bóng  cũng trong sáng thanh tịnh.

Duy thức, Không tông, Thiền tông, Mật giáo cũng cùng quan điểm và cách thực hành tương tự: đi trở lại nguồn gốc hay bản tánh của thế giới bên ngoài và thế giới bên trong. Nguồn gốc hay bản tánh  ấy là các vị Phật bổn nguyên, các vị ấy vốn là tánh Không, quang minh,  giải thoát  và giác  ngộ  bổn  nguyên,  là Chân Không Diệu Hữu bổn nguyên.

Theo hệ thống Mật giáo thì:

Sắc uẩn, thủy đại, phiền não là sân, có bản tánh là Bất Động Phật hay A-súc-bệ Phật, Đại viên cảnh trí hay Kim cương trí.
Thọ uẩn, địa đại, phiền não là kiêu căng, có bản tánh là Bảo Sanh Phật, Bình đẳng tánh trí.
Tưởng uẩn, hỏa đại, phiền não là tham, có bản tánh là A-di-đà Phật, Diệu quan sát trí.
Hành uẩn, phong  đại, phiền  não là đố kỵ, có bản tánh là Bất Không Thành Tựu Phật, Thành sở tác trí.

Thức uẩn, không đại, phiền  não là si, có bản tánh là Tỳ-lô-giá-na Phật, Pháp giới thể tánh trí, là nền tảng của bốn trí trước và khiến bốn trí trên là một.

Mật giáo gọi là đi vào mạn-đà-la  Ngũ Trí Như Lai, tức là nhập Pháp giới. Duy thức gọi là chuyển tám thức thành  bốn trí, đưa thức trở về bản tánh của chúng  là trí. Do chuyển các căn thành vô lậu, các thức, các trần thành  thanh  tịnh  mà có quốc  độ  thanh  tịnh. Thiền tông, mà đại diện là Lục tổ Huệ Năng, nói là “hiểu thấu ba thân, bốn trí” (Phẩm Cơ Duyên).

Tỳ-lô-giá-na xuất sanh Ngũ Trí Như Lai, là nền tảng thanh tịnh của các căn. Nền tảng của căn, trần, thức là Phật Tỳ-lô-giá-na.

Ở kinh Hoa Nghiêm, đi đến mức rốt ráo của sự vô ngại, tự do, giải thoát, nên sắc vô ngại với sắc, với thanh hương… với mắt tai mũi lưỡi… Như Bồ-tát Quan Thế Âm ngàn mắt ngàn tay, mỗi taycó một con mắt. Trong chương Ly thế gian, thứ 38, Bồ- tát có mười loại thân, mười chân, mười tay, mười đầu, mười mắt, mười tai, mười mũi…

Sự viên dung của các giác quan, các trần, các thức, sự vô ngại rốt ráo của Phật được nói đến trong chương Phật bất tư nghì pháp, thứ 33:

“Tất cả chư Phật hay dùng nhãn xứ làm nhĩ xứ Phật sự, hay dùng nhĩ xứ làm tỷ xứ Phật sự, hay dùng tỷ xứ làm thiệt  xứ Phật sự, hay dùng  thiệt  xứ làm thân  xứ Phật sự, hay dùng thân xứ làm ý xứ Phật sự, hay dùng ý xứ trong tất cả thế giới trụ thế xuất thế các thứ cảnh giới, trong mỗi mỗi cảnh giới hay làm vô lượng Phật sự rộng lớn. Đây là pháp tự tại thứ tám”.

Trở lại với bản tánh Không, quang minh, vốn sẵn đủ là giải thoát khỏi thế giới “biển nghiệp” để thấy và sống thế giới “biển công đức và trí huệ” vô lượng của Phật:

Nếu người đã an trụ
C
ác hạnh nguyện Phổ Hiền Thấy những quốc độ kia Thần lực của chư Phật.
Nếu người có tin hiểu Cho đến các đại nguyện Đầy đủ trí huệ sâu Thông đạt tất cả pháp Có thể nơi thân Phật Mỗi mỗi quan sát được
S
ắc, thanh không chướng ngại
thấu được các cảnh. Có thể nơi thân Phật
A
n trụ cảnh trí huệ Mau vào địa Như Lai Trùm khắp cả pháp giới. Số vi trần Phật sát Những quốc độ như vậy
Hay
khiến trong một niệm
Hiện
trong mỗi vi trần. Tất cả những quốc độ Cho đến sự thần thông Đều hiện trong một cõi Lực Bồ-tát như vậy.

(Như Lai hiện tướng, thứ 2)

 

Căn, trần, thức khi ở trong biển pháp giới thì vô ngại và vô lượng vì đây là biển quả của Phật Tỳ-lô-giá-na. Để đi vào pháp  giới vô ngại ấy, người ta phải thực hành hạnh Phổ Hiền:

Thường hành hạnh Phổ Hiền
Rộng độ các quần sanh
Thân nghiệp không chướng ngại
Ngữ
nghiệp đều thanh tịnh
Ý
hành cũng thanh tịnh
Ba đời
đều vậy cả
Bồ-tát tu như vậy
Rốt ráo
đạo Phổ Hiền Xuất sanh trí thanh tịnh Chiếu khắp cả pháp giới… Vào sâu các thế giới
Một thân vô lượng cõi
Một cõi vô lượng thân
Ba đời
những Phật pháp Từ nơi pháp giới sanh Đầy khắp Như Lai địa. Niệm thanh tịnh vô ngại Huệ vô biên vô ngại… Tạng trí huệ vô tận
T
ất cả đều được biết Xuất sanh mắt vô ngại Tai, mũi, thân vô ngại Lưỡi rộng dài vô ngại
Hay
khiến chúng hoan hỷ.

(Phổ Hiền hạnh, thứ 36)

 

Hạnh Phổ Hiền không ra ngoài biển pháp giới hay biển quả của Phật Tỳ-lô-giá-na. Thế nên, khi thực hành hạnh  Phổ Hiền, chúng  ta cần tin chắc là mình đang làm trên và trong biển quả vốn đã viên thành của Phật. Như thế dù sự vô ngại của pháp giới có rợn ngợp đến đâu chăng nữa cũng có được sự yên tâm, không mất kiên trì tu tập.

Mục tiêu của người tu hành là càng lúc càng nhận ra thế giới mình đang sống trong đó chính là pháp giới vô ngại và vô lượng, nơi Phật vốn đầy khắp, đồng nhất với tất cả vũ trụ và chúng sanh trong từng vi trần, trong từng khoảnh khắc. Tất cả những gì chúng ta thấy nghe hay biết, trong thật tướng của chúng, đều là Phật, bởi vì tất cả các giác quan, các đối tượng của giác quan, đều có nguồn  gốc, nền tảng là Phật bổn nguyên Ngũ Trí Như Lai.

Vì đang sống trong biển Phật quả như vậy, nên chỉ một hồi hướng cũng liền đưa chúng ta bình đẳng với tất cả pháp giới:

“Bồ-tát lại nguyện do căn lành hồi hướng này khiến tôi được phước đức bình đẳng, trí huệ bình đẳng, lực bình đẳng, vô úy bình đẳng, thanh  tịnh bình đẳng… Tất cả các pháp  trên đều được tròn đủ. Tôi được như thế nào, nguyện  tất cả chúng  sanh cũng đồng  được như tôi…

“Như pháp giới một tánh, thiện căn hồi hướng cũng như vậy, đồng một trí tánh với tất cả chúng sanh. Như pháp giới tự tánh thanh tịnh, thiện căn hồi hướng cũng như vậy, làm cho chúng sanh được rốt ráo thanh tịnh. Như pháp  giới tùy thuận,  thiện căn hồi hướng  cũng như vậy, làm cho tất cả chúng sanh đều tùy thuận hạnh nguyện Phổ Hiền. Như pháp giới trang nghiêm, thiện căn hồi hướng  cũng  như vậy, làm cho tất  cả chúng sanh dùng hạnh Phổ Hiền mà trang nghiêm…” (Thập Hồi hướng, thứ 25).

Khi đã được đồng  với pháp  giới và chúng  sanh ở mức độ nào, chúng ta bắt đầu thấu hiểu sự đồng nhất rốt ráo của pháp giới Phật. Chính sự đồng nhất rốt ráo này hiển bày cái dụng vô ngại của căn, trần, thức đang hiện hành của chúng ta:

trong nhãn căn nhập chánh định
Nơi
trong sắc trần từ định xuất
Thị
hiện tánh sắc bất tư nghị
T
ất cả trời người chẳng biết được.
Ở trong sắc trần nhập chánh định
Nơi nhãn xuất định tâm chẳng loạn
Nói nhãn vô sanh và vô khởi
T
ánh Không, tịch diệt, và vô tác.
trong nhĩ căn nhập chánh định
Nơi trong thanh trần từ định xuất
Phân biệt tất cả tiếng, ngữ ngôn
Chư
thiên, người đời chẳng biết được.
Ở trong thanh trần nhập chánh định
Nơi nhĩ xuất định tâm chẳng loạn
Nói
nhĩ vô sanh và vô khởi
T
ánh Không, tịch diệt, và vô tác…

(Hiển Thủ, thứ 12)

 

Cho đến các đại địa, thủy, hỏa, phong, không… tất cả đều xuất nhập  vô ngại, như chính pháp  giới sự sự vô ngại:

Trong một vi trần nhập chánh định
T
rong tất cả trần từ định xuất

Như mặt nhật nguyệt trên hư không Bóng tượng cùng khắp cả mười phương Trong nước ao hồ đầm chậu chén

Sông ngòi biển lớn đều hiện cả… Như nơi nước trong, bóng vũ khí Các loại sai khác không xen tạp Đao kiếm cung tên rất nhiều thứ Mão giáp xe cộ chẳng phải một Tùy kia bao nhiêu tướng sai khác Nước trong hiện rõ tất cả bóng

Nhưng nước vốn tự không phân biệt.

(Hiền Thủ, thứ 2)

 

Khi đạt đến cội nguồn  hay bản tánh của mọi sự và cũng là của tâm chúng ta là Phật Tỳ-lô-giá-na hay pháp giới thể tánh trí, thì các đại đất, nước, lửa, gió, không, thức, các căn mắt tai mũi lưỡi thân ý, sắc thanh hương vị xúc pháp…  tất cả đều  là sự biểu lộ, hiện bày của Phật Tỳ-lô-giá-na, đều thanh  tịnh, giải thoát  và trang nghiêm không thể nghĩ bàn. Tất cả các đại, các căn, các trần, các thức đều là Phật.

Trong tất cả quốc độ
K
hắp diễn tiếng vi diệu
C
a ngợi công đức Phật Pháp giới đều đầy khắp. Phật dùng pháp làm thân Thanh tịnh như hư không Hiện ra những sắc tướng Đều gồm trong pháp tánh Nếu có người tin mừng

Và được Phật nhiếp thọ Nên biết người như vậy Sanh trí huệ biết Phật. Những người trí kém ít Không biết được pháp này Người mắt huệ thanh tịnh Thấy tất cả rõ ràng

Trong tất cả sự vật
Pháp
môn nhiều vô biên
Thành tựu Nhất thiết trí
Nhập vào biển pháp sâu
An trụ quốc độ Phật
Hiện
nơi tất cả chỗ
K
hông đến cũng không đi Pháp chư Phật như vậy. Tất cả biển chúng sanh Thân Phật hiện như bóng Tùy họ hiểu sai khác

Đều được thấy Đạo sư. Trong tất cả chân lông Mỗi mỗi hiện thần thông Tu hạnh nguyện Phổ Hiền

Người thanh tịnh được thấy. Phật dùng mỗi mỗi thân Chốn chốn đều dạy pháp Khắp cùng toàn pháp giới Nghĩ bàn chẳng thể đến.

(Như Lai hiện tướng, thứ 2)

 

Tất cả đều là Phật pháp, đều là quang minh, khi các căn và các thức đã thanh tịnh:

“Tôi sẽ khắp vì tất cả thế gian mà thực hành hạnh Bồ-tát, làm quang  minh thanh  tịnh của tất cả pháp, chiếu sáng tất cả Phật pháp. Lúc phát  tâm này quyết định không nghi. Lại nghĩ rằng tôi sẽ biết tất cả pháp đều là Phật pháp, tùy tâm chúng  sanh mà vì họ diễn thuyết  đều  khiến khai ngộ. Lúc phát  tâm  này quyết định không nghi” (Ly thế gian, thứ 38).

 

Phát tâm và thực hành hạnh Bồ-tát như vậy là sống trong biển quả, và dần dần thể nghiệm pháp giới biển quả ấy bằng  các căn và các thức thanh  tịnh. Các căn và các thức vốn thanh  tịnh vì chúng là sự biểu lộ của Ngũ Trí Như Lai. Do đó, sự tu hành được chỉ dạy trong kinh Hoa Nghiêm là sự tu hành trong Quả, hay còn gọi là Quả thừa.■

Văn Hoá Phật Giáo số Xuân 2015 218-219

http://tapchivanhoaphatgiao.com/tac-gia/nguyen-the-dang/ngu-tri-nhu-lai.html

Các tin đã đăng:
Về đầu trang