Ví như ba ngàn oai nghi, tám vạn tế
hạnh của Đức Phật; mỗi ngày cầm bình bát khất thực, rửa chân ngồi thiền, hành
hóa thuyết pháp, khiến chúng sinh nhập Phật tri kiến, chính là mật hạnh; lại ví
như La-hầu-la (Rāhula) sám hối sửa lỗi, giữ vững thanh tịnh giới hạnh, trở
thành đệ nhất mật hạnh trong đệ tử Phật; Đại Ca-diếp trú ở xứ Lan-nhã, tịch
tịnh thiểu dục, trên hội Linh Sơn[1] diệu khế chân như pháp tính, cũng là mật hạnh; Tu-bồ-đề
(Subhūti) quán không nghênh Phật[2], cũng là mật hạnh.
Những việc làm nghĩa tình của người xưa như chia cháo cứu
đói, xây cầu làm đường, đào giếng lấy nước, thắp đèn dâng trà, bố thí quan tài
cho người chết, cứu trợ giúp đỡ, đều là mật hạnh gieo trồng phước đức. Gọi là
“lân nga bất điểm đăng, vi thử thường lưu phạn” (vì thương những con thiêu thân
không đốt đèn vào ban đêm, vì sợ chuột không có thức ăn thường để lại một ít
thức ăn), tức là khắc họa (miêu tả) tốt nhất về lòng từ bi rộng khắp đối với tất
cả chúng sinh hữu tình có tâm thức.
Mật hạnh là pháp môn bất nhị tăng thêm phẩm hạnh, viên mãn đạo đức. Dưới
đây nêu ra ‘mật hạnh bách sự’ để cho tín đồ Phật giáo tham khảo phụng hành (làm
theo).
1. Mật hạnh ứng xử
Thứ 1, nhẫn một
câu, nhịn một lúc, nhường một bước, tha một nước, là mật hạnh đối nhân xử thế.
Thứ 2, bạn lớn
tôi nhỏ, bạn có tôi không, bạn đúng tôi sai, bạn tốt tôi xấu, là mật hạnh đối
nhân xử thế.
Thứ 3, mỗi ngày
bố thí một món nhỏ, kiên trì bền bỉ, đáp tặng xã hội, là mật hạnh đối nhân xử
thế.
Thứ 4, không
tranh công trạng, thành tựu vinh quang thuộc về đại chúng, là mật hạnh đối nhân
xử thế.
Thứ 5, tùy hỷ
tùy duyên, giúp đỡ người khác, là mật hạnh đối nhân xử thế.
Thứ 6, miệng
nói lời hay, cho người tín tâm, hoan hỷ, là mật hạnh đối nhân xử thế.
Thứ 7, đối với
quốc gia, làm bạn không mời, là mật hạnh đối nhân xử thế.
Thứ 8, đối với
bạn bè, nên không nhớ nghĩ oán cừu, là mật hạnh đối nhân xử thế.
Thứ 9, đối với
bản thân, cần không quên sơ tâm, là mật hạnh đối nhân xử thế.
Thứ 10, đối với
xã hội, có thể bất biến tùy duyên, là mật hạnh đối nhân xử thế.
Thứ 11, không
so đo, không tính toán, là mật hạnh đối nhân xử thế.
Thứ 12, gặp người
phải mỉm cười, xử sự phải lịch sự, là mật hạnh đối nhân xử thế.
Thứ 13, chịu
thiệt không sao cả, cư xử chân thành, là mật hạnh đối nhân xử thế.
Thứ 14, lúc bị
chửi mắng im lặng không đáp, lúc bị đả kích tâm có thể bình tĩnh, là mật hạnh đối
nhân xử thế.
Thứ 15, lúc bị
đố kỵ đối đãi bằng từ tâm, lúc bị gièm pha cảm niệm lòng dạ ấy, là mật hạnh đối
nhân xử thế.
Thứ 16, không
vì tham lam mà xâm phạm người khác, là mật hạnh đối nhân xử thế.
Thứ
17, không vì tỏ vẻ mình nhanh nhạy mà mỉa mai người khác, là mật hạnh đối nhân
xử thế.
Thứ
18, không vì thấy người khác tốt mà đố kỵ, công kích, là mật hạnh đối nhân xử
thế.
Thứ
19, dùng cái tâm phê phán người khác để phê phán chính mình, dùng cái tâm khoan
dung bản thân để khoan dung những lỗi lầm người khác, là mật hạnh đối nhân xử
thế.
Thứ
20, kết rộng duyên lành, biết nghe lời phải, là mật hạnh đối nhân xử thế.
Thứ
21, không vì bao che tư dục (ham muốn cá nhân) mà làm tổn thương người khác, là
mật hạnh đối nhân xử thế.
Thứ
22, buông bỏ chấp trước, khiêm tốn tiếp nhận những lời hay lẽ phải, là mật hạnh
đối nhân xử thế.
Thứ
23, cư xử chân thành, không cầu báo đáp, là mật hạnh đối nhân xử thế.
Thứ
24, quan tâm đồng hương, tham gia tình nguyện viên, là mật hạnh đối nhân xử
thế.
Thứ
25, khi có người khác nhờ vã, phải hết lòng làm cho tới nơi tới chốn, là mật
hạnh đối nhân xử thế.
2. Mật hạnh sinh hoạt
Thứ 1, mỗi khi ăn
cơm đều thực hiện ba xưng niệm (tam đề), năm quán tưởng, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 2, làm việc
nghỉ ngơi, sinh hoạt có quy luật, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 3, yêu quý
và bảo vệ cây cối hoa cỏ, cắt tỉa tưới nước, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 4, động tác
nhẹ nhàng, không làm phiền đến sự yên tĩnh của người khác, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 5, đi đứng
ngồi nằm, oai nghi đoan chánh, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 6, xa rời
thuốc rượu tình dục, sinh hoạt tự quản lý kiềm chế, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 7, chạy xe
nhường nhau, quan tâm an toàn người đi đường, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 8, mỗi
tháng ít nhất bế quan một ngày, tu trì pháp Phật, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 9, mỗi ngày
làm một việc khiến người cảm động, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 10, mỗi
ngày giúp người khác làm một số việc tốt, không cầu báo đáp, là mật hạnh sinh
hoạt.
Thứ 11, trước
khi ngủ tụng niệm văn sám hối, tự kiểm điểm lỗi lầm của một ngày, là mật hạnh
sinh hoạt.
Thứ 12, mỗi tuần
ít nhất tham gia cùng đại chung tu chung một cây hương, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 13, học tập
tiếp thu, hễ gặp việc gì hãy nhẫn nại, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 14, mỗi
ngày chia sẻ hoan hỷ từ bi với mọi người, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 15, tích
phước tiết kiệm, không mua linh tinh, không mua tràn lan, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 16, hơn một
lần ăn chay, thì hơn một mật hạnh sinh hoạt, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 17, lúc
hoan hỷ không nói nhiều, lúc giận hờn không truyền phẫn nộ đến người khác, là mật
hạnh sinh hoạt.
Thứ 18, mỗi tuần
chí ít dành một tiếng để phục vụ khu vực, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 19, nương
giới sinh hoạt, giữ gìn các căn, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 20, ăn uống
tiết chế độ lượng, tri túc đạm bạc, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 21, thân thể
ốm đau không oán trời trách đất, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 22, thay
tâm, đổi tính, hồi đầu, quay người, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 23, dục vọng,
tình ái, công việc, chỉ cần chính đáng, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 24, không
truyền bá thị phi, không mang đau buồn tới người khác, là mật hạnh sinh hoạt.
Thứ 25, thích ứng
trong mọi hoàn cảnh, tùy duyên sinh sống, tùy tâm tự tại, tùy hỷ mà làm, là mật
hạnh sinh hoạt.
3. Mật hạnh xử thế
Thứ 1, hòa hợp
người khác, hài hòa đại chúng, là mật hạnh xử thế.
Thứ 2, săn sóc
người khác, ta người trọn vẹn, là mật hạnh xử thế.
Thứ 3, hằng thuận
người khác, coi trọng ý dân, là mật hạnh xử thế.
Thứ 4, nhân nhượng
người khác, đạt đến nhận thức chung, là mật hạnh xử thế.
Thứ 5, nhắc nhở
người trẻ tuổi mới học, dành cho họ những chỉ bảo, là mật hạnh xử thế.
Thứ 6, gặp được
minh sư (thầy rõ sự lý) phải gần gủi học hỏi, không được làm trái, là mật hạnh
xử thế.
Thứ 7, gặp hiền
nhân (người tài đức) phải khiêm tốn học hỏi, là mật hạnh xử thế.
Thứ 8, phụng dưỡng
cha mẹ (hai bên) phải kính thuận phụng dưỡng, là mật hạnh xử thế.
Thứ 9, đối xử
chủ quản phải một lòng trung thành, là mật hạnh xử thế.
Thứ 10, thấy
người nguy cấp, phải dũng cảm cứu giúp, là mật hạnh xử thế.
Thứ 11, tùy sức,
tùy phận, tùy hỷ, tùy duyên bố thí gieo phước, là mật hạnh xử thế.
Thứ 12, rõ nhân
biết quả, là mật hạnh xử thế.
Thứ 13, dùng lý
trí tịnh hóa tình cảm, dùng từ bi thăng hoa tình cảm, là mật hạnh xử thế.
Thứ 14, dùng
pháp tắc hướng dẫn tình cảm, dùng đạo đức dẫn dắt tình cảm, là mật hạnh xử thế.
Thứ 15, nhiếp
tâm (chuyên chú) chánh niệm, là mật hạnh xử thế.
Thứ 16, không ẩn
trốn, không biện bạch những sai trái của mình, là mật hạnh xử thế.
Thứ 17, không
quan tâm chuyện phải trái, không nghe chuyện đúng sai, là mật hạnh xử thế.
Thứ 18, thận trọng
lời nói việc làm, là mật hạnh xử thế.
Thứ 19, phòng xấu
ngừa ác, là mật hạnh xử thế.
Thứ 20, lúc gặp
mặt nên có đôi lời, tương phùng nên hỏi thăm nhau, là mật hạnh xử thể.
Thứ 21, trò
chuyện cần mỉm cười, có tranh cãi chỉ một lần (không nên sa đà cãi nhau đến nỗi
làm hỏng mối quan hệ đôi bên), là mật hạnh xử thế.
Thứ 22, tự nhận
vô lý, người khác đều đúng, là mật hạnh xử thế.
Thứ 23, hiến tặng
khí quản (sau khi chết tự nguyện hiến xác), lưu lại tiếng thơm cho đời, là mật
hạnh xử thế.
Thứ 24, không
ngờ vực vô căn cứ người khác, không đố kỵ người khác, là mật hạnh xử thế.
Thứ 25, hổ thẹn
tất cả những thứ không biết, bất tịnh, bất thiện, là mật hạnh xử thế.
4. Mật hạnh tu hành
Thứ 1, buổi
sáng tĩnh tọa một nén nhang, để suy nghĩ trong sáng, là mật hạnh tu hành.
Thứ 2, mỗi ngày
đọc một quyển kinh tạng, tăng thêm văn-tư-tuệ, là mật hạnh tu hành.
Thứ 3, sáng sớm
mỗi ngày tụng niệm văn kỳ nguyện, tăng thêm tâm từ bi, là mật hạnh tu hành.
Thứ 4, bất kể
thân ở đâu, thường xuyên cầu phúc cho người gặp tai nạn, là mật hạnh tu hành.
Thứ 5, với pháp
Phật, siêng năng tu tập không thối chuyển, là mật hạnh tu hành.
Thứ 6, với giới
luật, quyết định không phạm, là mật hạnh tu hành.
Thứ 7, tâm
không nghĩ bậy, chánh tuệ rõ ràng, là mật hạnh tu hành.
Thứ 8, thân
không tà hành (tà dâm), miệng không nói lời ác, là mật hạnh tu hành.
Thứ 9, tri túc
đạm bạc, vui trong tịch tịnh, là mật hạnh tu hành.
Thứ 10, không
thích ồn ào, giản dị tích phước, là mật hạnh tu hành.
Thứ 11, tất cả
không đeo bám, quyết chí tinh tiến, là mật hạnh tu hành.
Thứ 12, chuyên
tâm vào định và tuệ, tâm không cúi nịnh, là mật hạnh tu hành.
Thứ 13, không cho
mình tốt, không rêu rao lỗi người, là mật hạnh tu hành.
Thứ 14, khiêm tốn
theo thầy học tập, tâm luôn ngay thẳng, là mật hạnh tu hành.
Thứ 15, vật người
không tham, của mình không keo kiệt, là mât hạnh tu hành.
Thứ 16, từ bi hỷ
xả, thiện chí giúp người, là mật hạnh tu hành.
Thứ 17, tin sâu
Chánh pháp, luôn nghĩ các điều thiện, là mật hạnh tu hành.
Thứ 18, không
sinh kiêu ngạo, khiêm cung lễ phép, là mật hạnh tu hành.
Thứ 19, kẻ oán
người thân đều bình đẳng, không sinh yêu ghét, là mật hạnh tu hành.
Thứ 20, kính
yêu chúng sinh hữu tình có tâm thức như mình không khác, là mật hạnh tu hành.
Thứ 21, thông
tình đạt lý khách quan, không chấp kiến giải cá nhân, là mật hạnh tu hành.
Thứ 22, thường luôn
từ mẫn, tùy duyên bất biến, là mật hạnh tu hành.
Thứ 23, thiền
quán hành đạo, không chấp có không, là mật hạnh tu hành.
Thứ 24, tự tâm là Phật, đảm đương ngay tại bây giờ, là mật hạnh tu hành.
Thứ 25, phát tâm Bồ-đề (bodhi), hành đạo Bồ-tát
(Bodhisattva), là mật hạnh tu hành.
Trăm
việc mật hạnh là biểu đối chiếu ghi chép thiện ác công tội, là tấm gương sáng cho
lời nói việc làm đoan chánh, là nước pháp gội tẩy nghiệp chướng phiền não, là
thang thuốc hay trị liệu khổ đau thân tâm, là thầy chỉ điểm tiền đồ tươi sáng.
Mật hạnh là sự bố thí vô tướng tam luân thể không[3], mật hạnh là tâm tính
nội học, nếu có thể hiểu được và thực hành được, thì cuộc sống có thể đạt được
tịnh hóa, thăng hoa.
Nguồn: Tinh Vân (2008), Phật giáo
và thế tục, Nxb. Từ thư Thượng Hải, tr.162-167
[1] Cứ vào Liên đăng hội yếu quyển 1, Đức Phật đưa cành hoa khai thị, đại chúng im lặng chẳng ai hiểu
ý gì, chỉ có Đại Ca Diếp mỉm cười. Đức Phật liền nói: “Ta có chánh Pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, pháp
môn vi diệu, bất lập văn tự, truyền ngoài giáo pháp, dặn dò Ma Ma Ca Diếp.” Điều
này ý nói chỉ có Đại Ca Diếp có thể khế hội chân lý và chân như pháp tính thậm
thâm bất khả tư nghị mà Đức Phật đã thể đắc.
[2] Là một trong mười đệ tử
lớn của Đức Phật. Tu Bồ Đề giỏi thiền định quán sát tướng không, có thể thông đạt
nghĩa không, cho nên gọi “giải không đệ nhất”. Theo kinh Tăng-nhất A-hàm quyển 28, một thuở nọ Đức Phật lên trời Đao Lợi,
thuyết pháp ba tháng cho mẫu thân Ma Da phu nhân, sau đó khi Ngài từ trời Đao Lợi
về lại cõi Ta-bà này, mọi người đều chen lấn lên trước nghênh tiếp. Lúc bấy giờ,
Tu Bồ Đề đang vá áo quần, vốn dĩ cũng muốn đi đón rước, nhưng trong tâm bỗng khởi
sinh ý niệm các pháp đều không, không tạo không tác, thế là lại ngồi xuống an
nhiên tiếp tục khâu vá. Sau này Đức Phật nói với đại chúng, Tu Bồ Đề ngồi ở
trong hang đá núi Kỳ-xà-quật (Gruhakuta) quán các pháp tính không, mới là người
thực sự nghênh tiếp được ta. Bởi vì người thấy pháp mới có thể là người đầu
tiên thấy Phật, người đầu tiên nghênh đón Phật.
[3] Lúc bố thí, cần thấu suốt
“thể” của người bố thí, người nhận sự bố thí, và vật dùng để bố thí đều vốn
không, để phá trừ tướng chấp trước, gọi là Tam
luân thể không (thể của ba luân là không): (1) Thí không: người bố thí thấu
rõ thân mình vốn là không, đã biết vô ngã (không có cái tôi) thì không có tâm
mong cầu phúc báo, gọi là thí không. (2) Thọ không: đã thấu rõ vốn không có người
bố thí, cũng chẳng có người nhận sự bố thí, vì vậy không khởi nên suy nghĩ kiêu
mạn, gọi là thọ không. (3) Thí vật không, vật tức các thứ như của cải, châu
báu, có thể thấu rõ tất cả đều không, thì mặc dù có những thứ bố thí, cũng coi
như không, cho nên không khởi ý nghĩ tham lam, gọi là thí vật không.