do Bộ Văn Hoá Pháp tổ chức vào
tháng 4 năm 1998. Cái gì đã làm nên chất liệu"một tâm linh rất Việt
Nam" ấy ? NSGN trân trọng giới thiệu phần lược ghi bài nói chuyện của
GSTS. Trần Văn Khê, dẫu không sinh động với những minh họa trong các
buổi thuyết trình của giáo sư, nhưng hy vọng sẽ phần nào gợi ý cho bạn
đọc về một câu trả lời thoả đáng.
Trên thế giới về cách tán, tụng có ba trường phái :
-
Bắc
tông, hay Ðại thừa gồm có Aán Ðộ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và
Việt Nam. Kinh văn bằng tiếng Phạn (Sanskrit) để nguyên tiếng Phạn,
phiên âm ra bằng tiếng Trung Quốc, đọc theo cách phát âm của người Trung
Quốc, thì gần giống âm tiếng Phạn, nhưng khi đọc chữ phiên âm theo cách
đọc của mỗi nước Triều Tiên, Nhật Bản hay Việt Nam thì rất xa âm tiếng
Phạn, như bài chú Vãng sanh (Nam mô A di đà bà dạ v.v….) Có khi tiếng
Phạn dịch ra tiếng Trung Quốc viết lại bằng chữ Hán như A Di Ðà kinh,
Tâm kinh Bát Nhã v.v…
-
Nam
tông hay Tiểu thừa gồm các nước Sri Lanka (Tích Lan), Thái Lan, Cao
Miên (Campuchia), Lào. Kinh chép bằng chữ Pàli đọc theo âm Pàli, không
dịch ra tiếng bổn xứ.
-
Mật tông (Tây Tạng, Mông Cổ) kinh gồm những mật ngôn đọc theo một giọng thật trầm.
Sau
khi nghe qua ba cách tụng kinh, chúng ta thấy rằng cách tán, tụng trong
truyền thống Việt Nam đứng trong truyền thống Bắc tông.
(Phần
minh hoạ bằng các đoạn trích các phong cách tụng của các nước Trung
Quốc (danh hiệu Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni), Nhật Bản (kinh A Di Ðà),
Campuchia, Tây Tạng và miền Nam Việt Nam – NBT).
Sau
khi nghe qua cách niệm "Nam mô A Di Ðà Phật" trong các nước Ðông Á,
nghe qua vài bài tụng như chú Lăng Nghiêm, kệ Khai kinh v.v… chúng tôi
có những nhận xét sơ bộ sau đây :
-
Không
có một thể nhạc Phật giáo chung cho các nước Ðông Á, như cách hát
"chant grégorien" chung cho các nước Tây Aâu, Pháp, Ý, Tây Ban Nha v.v….
Lời kinh giống nhau nhưng nét nhạc của các tụng, tán tùy mỗi nước, mỗi
vùng mà thay đổi.
-
Mặc
dù đạo Phật thành lập từ Aán Ðộ, mặc dù một số kinh chuyển từ Trung
Quốc sang các nước Ðông Á, nét nhạc trong các bài tụng, bài tán trong
truyền thống Việt Nam không chịu ảnh hưởng của Aán Ðộ hay Trung Quốc.
-
Trong
nước Việt Nam, nét nhạc của các bài tụng, tán thay đổi tùy theo miền,
theo vùng. Mà thang âm, điệu thức dùng trong những bài tán, tụng rất gần
thang âm điệu thức của tiếng hát ru, những điệu dân ca đặc biệt của mỗi
vùng.
-
Có hai
điệu thức chính được dùng : điệu Thiền (như hơi nhạc, hơi hạ trong nhạc
tài tử miền Nam) và điệu Ai. Ðiệu thay đổi tùy theo nội dung của bài
tán.
Như bài tán "Dương chi tịnh thủy" ca ngợi Ðức Quan Âm không có chi buồn.
Dương chi tịnh thủy
Biến sái tam thiên
Tánh không bát đức lợi nhân thiên
Diệt tội tiêu khiên
Hỏa diệm hóa hồng liên
Khi
nước cam lộ được nhành dương liễu (từ Bồ tát) rải xuống trần, một giọt
biến thành ba ngàn giọt rửa sạch tội lỗi oan khiên. Núi lửa hóa thành
bông sen hồng. Bài tán đó được tán theo điệu Thiền.
Nhưng khi tán bài tán "Nhất điện" có những câu :
"Thân hình bào ảnh tợ ngân sương. Mạng tợ ngân sương…"
Thân
hình chúng ta như hạt sương trắng buổi sáng. Mạng chúng ta cũng mong
manh như hạt sương buổi sáng. Nhớ tới cái mong manh của cuộc đời nên bài
tán được tán theo điệu Ai.
Ðiệu thức cũng tùy theo hoàn cảnh mà thay đổi.
Như kệ Khai kinh hay tụng kinh A Di Ðà, trong chùa tụng khác, mà trong một đám tang tụng khác.
Từ
thực tế trên, có thể kết luận : Cách tán, tụng trong truyền thống Phật
giáo Việt Nam rất gần với cách tán, tụng các nước trong phái Bắc tông.
Nhạc
Phật giáo Việt Nam bắt nguồn từ nhạc dân tộc Việt Nam, mang hơi điệu
nhạc dân gian, nhạc thính phòng, nhạc dân khấu và nhạc lễ trong cung
đình Việt Nam.
VÀI ÐẶC TÍNH CỦA ÂM NHẠC PHẬT GIÁO VIỆT NAM
1. Âm nhạc Phật giáo Việt Nam là một loại lễ nhạc
Nhạc
đi đôi với lễ, chỉ được tấu trong khi hành lễ, chớ không phải chỉ để
nghe cho vui tai. Mỗi nét nhạc, mỗi bản nhạc đều có liên quan đến một
bài kinh, hay một buổi lễ, mục đích để tạo một bầu không khí trang
nghiêm, dẫn con người đi sâu vào cuộc sống tâm linh, để hiểu thấu nghĩa
sâu xa của những câu kinh và thấm nhuần giáo lý.
Trong
đời sống thường nhật tại các chùa, mỗi ngày thường có ba thời kinh :
sáng từ 4 giờ đến 5 giờ, trưa cúng ngọ 12 giờ, và tối 6,7 giờ.
Mỗi lần đều có chuông báo chúng gọi Tăng Ni.
Mỗi thời đều có những bài tụng hay tán riêng.
Như
trong thời sáng thì có kệ dâng hương, chú Lăng Nghiêm, Thập chú, Bát
Nhã Tâm kinh, niệm danh hiệu Phật Thích Ca 108 lần, rồi phát nguyện, hồi
hướng.
Trong thời
tối, thiên về Tịnh độ, nên sau khi dâng hương, tụng chú Vãng sinh, kinh
Hồng danh sám hối, kinh A Di Ðà, chú Biến thực biến thủy, Phát nguyện,
Tam tự quy v.v…
Trong thời cúng Khai kinh, có bài tán Dương chi tịnh thủy, tán Khể thủ, tụng bài tựa Lăng Nghiêm, trì chú Phổ Am, chú Ðại Bi.
Ngoài
các thời cúng trong chùa, còn có những lễ khác như Phật Ðản (ngày sanh
của Ðức Phật), Thành đạo (ngày Ðức Phật tìm được chân lý dưới gốc cây bồ
đề), Vu Lan (muà báo hiếu), chẩn tế cô hồn v.v….
Trong dân gian còn có những lễ táng, thỉnh linh, tiến linh, đề phan, đề vị.
2. Nhạc Phật giáo là một loại thanh nhạc. Khí nhạc chỉ để phụ họa cho lời tán, tụng
Người
Nhật có danh từ Shômyo, người Trung Quốc đọc ra Sheng minh, người Việt
Nam đọc "Thanh minh". Thanh là tiếng, minh là sáng, sự trong sáng của
tiếng nói. Tiếng Phạn là Saddhavidya.
Trong
các nước Ðông Á đều có tụng và tán. Người Việt ngoài hai lối tụng, tán
cơ bản, còn có niệm, đọc, hô, bạch, tụng, xướng, thỉnh, tán, niệm Phật,
niệm hương, đọc sớ, hô kệ, tụng kinh, xướng danh hiệu Phật, thỉnh linh,
tán những bài ca ngợi công đức của chư Phật, Bồ tát…
Trong những lễ lớn, khi nhạc mới được dùng đến.
Mở
đầu bằng chuông trống Bát nhã. Thường thường, người dự lễ tưởng rằng
chuông trống đánh từng hồi. Chính chuông trống đánh theo số chữ trong
bài kệ.
Bát nhã hội (3 lần, 3 tiếng trống, 1 tiếng chuông)
Thỉnh Phật thượng đường (4 tiếng trống, 1 tiếng chuông).
Ðại chúng đồng văn (4 tiếng trống, 1 tiếng chuông)
Bát nhã âm (3 tiếng trống, 1 tiếng chuông).
Phổ nguyện pháp giới (4 tiếng trống, 1 tiếng chuông).
Ðẳng hữu tình (3 tiếng trống, 1 tiếng chuông)
Nhập Bát Nhã (3 tiếng trống, 1 tiếng chuông)
Ba la mật môn (4 tiếng trống, 1 tiếng chuông)
Hồi chuông và trống luôn đến dứt.
Sau trống chuông Bát nhã, dàn đaị nhạc tấu bài Ðăng đàn.
Tiểu nhạc tấu bài Long ngâm, hoặc Ngũ đối thượng.
Chuông gia trì, mõ gia trì và tang mở đầu cho bài tán Dương chi tịnh thủy (trong lễ Khai kinh).
Trong
lúc tán, nét nhạc theo câu kinh, nhạc công phải thuộc bài tán. Có khi
nhạc tấu bài Lưu thủy thầy, tức là bản Lưu thuỷ đờn theo phong cách nhạc
lễ.
NHỮNG ÐẶC TÍNH CỦA HAI CÁCH TỤNG, TÁN TRONG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
-
"Tụng" là đọc lớn, lớn hơn "đọc" và "niệm". "Tán" là ca ngợi, khen tặng. Tiếng "tán" có thể to hơn tiếng "tụng".
-
Thanh giọng được hệ thống hóa trong khuôn khổ của một quãng tám, trong bài "tụng" cũng như bài "tán".
-
Thang âm của bài tụng, có thể 3,4 hoặc 5 (tam, tứ hoặc ngũ cung). Thang âm trong các bài tán đều là ngũ cung.
-
Ðiệu thức Thiền và Ai đều được dùng trong tụng hoặc tán và tùy nội dung bài kinh, theo địa phương, theo bối cảnh.
-
Nét
nhạc trong các bài "tụng" tùy theo thanh giọng của những chữ trong câu
kinh và cũng tùy theo người tụng. Nét nhạc trong bài tán thường cố định
theo từng bài. Người tán không thể thay đổi nét nhạc.
-
Mỗi
chữ trong câu kinh chỉ được thể hiện theo một âm trong bài tụng (Style
syllabique). Trong bài tán, một chữ có thể tán với nhiều âm (Style
mélismatique).
-
Âm vực thâu hẹp trong bài tụng, và mở rộng trong bài tán.
-
Trong bài tụng nhịp đều trường canh, mỗi chữ trùng với một tiếng mõ…
Trong
bài tán, nhịp phức tạp hơn. Chữ quan trọng trong câu kinh, kệ thường
được xướng theo nhịp ngoại. Tang, mõ đánh theo chu kỳ (rythme cyclique).
Trống đánh theo đối điểm (contrepoint).
Có ba loại : tán rơi, tán xắp, tán trạo. Nhịp theo chu kỳ khác nhau.
Ngoài ra những cách "luyến láy" được qui định rất cẩn thận.
Vì thời gian có hạn, nên chưa đề cập vấn đề nhạc cụ dùng trong các lễ. Bài bản của các dàn nhạc phụ họa cũng chưa kể hết.
Kết luận:
Âm
nhạc Phật giáo Việt Nam là một phần của âm nhạc truyền thống Việt Nam,
mang tính chất đặc thù của âm nhạc dân gian, âm nhạc thính phòng và âm
nhạc lễ Việt Nam.
Nét nhạc, điệu thức, tiết tấu trong âm nhạc Phật giáo Việt Nam rất phong phú và tế nhị.
Nhạc mang tính chất thanh thản, nghiêm trang, đôi khi buồn man mác, mà không bi lụy.
Nhạc
gợi một bầu không khí trang nghiêm trầm lặng, giúp cho người tụng kinh
và người nghe kinh có thể tập trung tư tưởng vào nghĩa của lời kinh.
Cách
tụng, tán trong Phật giáo Việt Nam, ngày nay có xu hướng đi đến chỗ
giản dị hóa. Trong khi tại các nước Ðông Á khác, như ở Nhật Bản, Triều
Tiên, nhạc Phật giáo được truyền tụng trong các chùa, nghiên cứu để viết
thành sách đã được trình bày rành mạch trong các cuộc hội thảo khoa
học, trong nước Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu rành mạch về
nhạc Phật giáo. Tôi rất mong sẽ có những nhà nhạc học để tâm đến nhạc
Phật giáo Việt Nam để cho những cách tán, tụng rất độc đáo của Việt Nam
được truyền lại cho thế hệ mai sau, mà không bị lớp bụi thời gian che
lấp và chôn vùi.
GSTS Trần Văn Khê (Theo
Nguyệt-san Giác Ngộ số 59/2001