Đối
với người
Việt Nam, hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm thực sự không xa lạ, gần như tất
cả Phật tử đều
tín tâm với Ngài, thậm chí cả những người chưa đến chùa ngày nào, chưa
quy y nhưng khi gặp chuyện không may cũng nương tựa Ngài như một phương
pháp giúp an tâm để nỗ lực thêm nữa cho việc vượt qua khổ-nạn.
Tác giả trong một lần tu học tại trung tâm thiền ở Đức - Ảnh: TGCCTôi
cũng có niềm tin như thế nhưng thực
tập quán chiếu về hạnh nguyện lắng nghe, giúp cho người vơi niềm đau,
nỗi khổ của Ngài, tôi nhận ra, à, xung quanh
mình cũng có những “hóa thân” của Bồ-tát Quán Thế Âm. Hiện thân gần gũi
nhất mà tôi nghĩ đến chính là mẹ mình, ngay cả khi người còn
hay lúc đã về bên kia núi.
Làm sao tôi quên được hình ảnh mẹ dịu hiền ngồi bên chăm tôi bệnh, những ân cần bảo ban của mẹ lúc tôi còn
chưa
đủ trưởng thành để
hiểu
được cuộc đời
ngoài kia… Mẹ
yêu thương tôi vô điều
kiện và luôn lắng nghe, giúp tôi hạnh phúc bằng tất cả những gì mẹ có thể. Nên
mẹ (của tôi và của bạn) chắc chắn ít nhiều có năng lực của một vị Quán Thế Âm Bồ-tát đối với con mình.
Khi mẹ tôi mất, tôi lớn lên, vào đời, va chạm cuộc sống, gặp khó khăn này, khổ
đau kia trong cuộc sống và tình
duyên thì lúc đó, những người
bạn,
người anh, người chị
đã đến
bằng tâm bao dung của Bồ-tát Quán Thế Âm. Họ lắng nghe tôi tỉ tê, an ủi khi tôi
cảm thấy nản lòng, tưởng
chừng
rơi vào bế tắc khi đối diện với bao chuyện khó tin trong tình cảm.
Tôi biết, trong những nốt trầm của cuộc sống đó, bạn mình đã
trở
thành nơi đầy tin cậy để
mình trải lòng, nhờ
đó tôi thoát ra khỏi
những bế tắc và tìm nguồn sáng bước
qua.
Không chỉ thế, Bồ-tát của tôi còn là người chị nơi mình
đang sống
(Đức). Người phụ nữ giàu lòng thương khi chị vẫn luôn dõi theo những nỗi đau để giúp sức. Tôi biết, hàng tháng chị vẫn chuyển
về một số địa chỉ ở quê nhà Việt Nam 5-10 triệu đồng,
bền bỉ
như thế, để giúp các trung tâm nuôi dưỡng trẻ em được
thêm sức mà tiếp tục hành trình dài.
Chị là vậy, không cần tên
tuổi để
lại, chỉ cần biết việc mình làm và tin rằng, qua đó
giúp người
bớt khổ hay giúp họ hạnh phúc hơn, đầy đủ hơn… Đó
chẳng
phải là cái tâm của mẹ hiền là gì? Và mẹ hiền chính là
xưng tụng
dành cho Bồ-tát Quan Âm dành cho mọi người, mọi loài mà không cần
ai nhớ ơn, ai báo đáp. Và như thế, Bồ-tát Quán Thế Âm thực
sự quá gần gũi với mỗi người, bình yên vào đời bằng những việc làm
thiết thực như chị tôi quen cũng như bao anh chị khác mà bạn quen.
Trở lại với ý niệm về người mẹ - là hiện thân sống động
của Bồ-tát Quán Thế Âm với chính con mình, tôi nhớ tới chuyện xưa của nhà thiền. Chuyện kể về một anh chàng bỏ mẹ đi tìm đạo,
đi tìm Phật, Bồ-tát. Anh đi nhiều tháng ngày cho đến một ngày gặp một nhà sư chứng
đạo và được chỉ
điểm rằng: Phật mà anh cần
tìm có nhân dạng
là người mặc áo trái, mang
dép một chiếc có chiếc không. Anh mừng quá, trở về nhà và vừa tới ngõ, mẹ anh
nghe tiếng con về, sau bao ngày xa nhớ, bà bèn lấy vội áo trái khoác vào rồi
mang dép chiếc có chiếc không rồi chạy ra cửa đón. Người con thấy hình ảnh của mẹ như thế
đã ngộ ra, đây là Phật, là Bồ-tát của mình, còn tìm đâu xa xôi nữa?
Câu chuyện có thể có dị bản khác nhưng đều nằm ở cái nghĩa, hãy nhìn những đức
hạnh của
người đã
hy sinh và dành thanh xuân cho mình là những vị Bồ-tát, hiện diện trong lòng
mình với sự
yêu thương vô bờ.
Nghĩ về Ngài hay những người thương mình
tôi đều cảm thấy được an ủi rất nhiều và cũng vững chãi hơn nhiều trước
cám dỗ
cũng như khó khăn. Như thế,
bạn thấy không, Bồ-tát cũng có mặt trong chúng ta, chỉ cần chúng ta tập
thương, tập hiểu một cách đầy trân trọng, biết ơn giá trị mà những người
thân, gần gũi bên mình đã
làm cho mình, cho cuộc sống thêm tươi đẹp…
Trần Ánh Dương
(Đại học Kỹ thuật Munich - Đức)