THUỐC CHỮA NHỮNG CĂN BỆNH THỜI ĐẠI
Thống kê cho biết, Âu châu có trên 40% dân chúng bị trầm cảm
(depression). Việt Nam, con số nầy không nhỏ hơn . Nhân viên, công chức,
tư chức, giáo chức, học sinh, sinh viên, nhân công …, hầu như đều có
vấn đề bất cập trong cuộc sống vì bị căng thẳng và bệnh tật, mà thuốc
chỉ chữa được cái ngọn, nhưng không trị được cái gốc.
Khoa học gia và y giới của nhiều nước tân tiến, từ hơn 50 năm qua, đã
hướng sự nghiên cứu của mình về Đông phương, và may mắn thay họ đã tìm
thấy một kho dược liệu vô tận chữa trị được nhiều chứng bệnh mà không
phải tốn tiền, không cần tranh giành, không cần xin phép ai, tự do sử
dụng và không sợ bị cạn nguồn. Phương thuốc ấy là Thiền.
Việt Nam, một trong những quốc gia đang phát triển, người dân khủng
hoảng đủ thứ và đủ cấp độ. Đó là một trong những lý do chính mà những
trung tâm Yoga phát triển. Nhưng không giản dị như ngồi thiền, tập Yoga
tốn rất nhiều thì giờ, trung bình mỗi ngày 2 tiếng. Tiền phí tổn khoảng
600 ngàn đồng / tháng tùy nơi. Với số tiền nầy, phần lớn quần chúng chưa
đủ khả năng. Hơn nữa, Yoga ít thích hợp cho người lớn tuổi.
Vì thế, các Trung tâm
“Thiền trị bệnh”
ngày càng sinh trưởng. Mức sinh trưởng nầy làm cho chúng ta vừa mừng
vừa lo. Mừng vì các lớp “Thiền trị bệnh” đem đến kết quả rất cao. Nhưng
lo vì không thiếu những hệ lụy do người hướng dẫn thiếu kiến thức khoa
học và thiếu chuyên môn về Thiền, nên bệnh nhân bị tẩu hỏa nhập ma. Độc
giả có thể tìm hiểu vấn đề nầy qua đường link: “Tẩu hỏa nhập ma khi mở
luânxa 6”(1).
Mặt khác, Thiền là một “sản phẩm chung” của nhân loại”. Tác giả là
Gotama; Giáo chủ Phật Giáo. Ngài đã từng tuyên thuyết “Ta ra đời vì lợi
ích cho tất cả chúng sanh” chứ không riêng cho bất cứ một ai, kể cả thân
quyến và đệ tử của Ngài.
Những người hướng dẫn các lớp “Thiền trị bệnh” rất biết cách, tế nhị và
khéo trình bày, để giúp những người thuộc các tín ngưỡng khác nhau có
thể áp dụng Thiền cho một cuộc sống an hòa và hạnh phúc hơn.
Nhưng thực tế, Thiền vẫn mang màu sắc Phật giáo khó lòng gột rửa. Do đó,
lúc đề cập đến Thiền người ta hiểu đó là “sản phẩm” của đạo Phật.
Do vậy, một số người vì mặc cảm tín ngưỡng, nên họ đã thêm thắt xào nấu,
dán cho Thiền một nhản hiệu khác, và ngay cả việc đổi tên tổ sư của
Thiền. Vì thế, một số bệnh nhân hành thiền bị tẩu hỏa nhập ma do sản
phẩm đã bị chế biến.
|
Một lớp học Thiền khai mở luân xa 6 ở Hà Nội |
Hơn thế nữa, có người lại hoang tưởng đến độ không thể chấp nhận như cho
rằng, Thiền Nhân Điện có thể làm cho đàn ông mang thai, v.v… Vui lòng
xem tài liệu ở đây: “Nhân điện - bí ẩn hay hoang tưởng?”(2).
Và “Truyền nhân điện giúp nam giới sinh con”?(3).
Vượt ra ngoài những tri giác sai lầm và hoang tưởng, hành Thiền theo
cách tự biến chế, thiếu kinh nghiệm và thiếu khoa học, tôi muốn được
chia sẻ với quý độc giả phương pháp Thiền Sức Khỏe dựa vào những chứng
nghiệm và khám phá của khoa học, để tránh những điều bất cập.
THIỀN VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRI BỆNH TẬT
|
BS. H. Benson |
Theo BS Herbert Benson, có từ 60-90 % bệnh tật phát sinh do con người bị
căng thẳng. Và Thiền có khả năng làm giảm căng thẳng nên Thiền có khả
năng chữa trị bệnh tật (4).
Căng thẳng là nguyên nhân của bệnh tật.
Một cách khái quát, lúc bị căng thẳng, hệ giao cảm (Sympathetic system)
tác động vào các cơ quan tim, gan, tỳ, phế, thận … qua phản ứng thông
thường là chiến đấu hay bỏ chạy (fight or flight) làm cho con ngươi của
mắt nở lớn để thấy rõ, tim đập mạnh để gia tăng lượng máu chuyển đến
các nơi cần thiết trong cơ thể, phổi thở mạnh để gia tăng dưỡng khí hay,
ngưng sự tiêu hóa của bao tử và ruột để dành năng lượng cho phản ứng
nói trên. Để làm được điều này, cơ thể tiết ra hai chất hormones cực
mạnh là epinephrine và norepinephrine làm cho tim đập nhanh hơn, phổi
thở nhiều hơn, lượng đường trong máu gia tăng, áp huyết cao, bao tử
ngưng tiêu hóa thức ăn…
Nếu tình trạng nầy kéo dài ngày nầy
qua tháng nọ thì, các bệnh thuộc về tim mạch, cao áp huyết, cholesterol,
tiểu đường, bao tử … sẽ có cơ nguy xuất hiện.
BS Herbert Benson và các đồng nghiệp, qua hằng trăm cuộc thí nghiệm cho
thấy, Thiền có khả năng làm giảm căng thẳng, nên Thiền có khả năng trị
bệnh, chứ không có gì huyền bí.
Hiểu một cách đơn giản, Thiền là sự tập trung TÂM, chú ý vào một đối
tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Làm sao thực hành thiền?
Có 5 cách ngồi Thiền (TVHS). Theo cách nào cũng được, ngay cả việc nằm
trên giường, ngồi trên ghế, miễn sao định được tâm, là điều quan trọng.
Tuy nhiên, hai phương pháp có kết quả tốt nhất là:
- Ngồi thẳng lưng, mắt nhắm lim nhim,
- để một chân lên bắp vế của chân kia, hoặc:
- chân trái để lên bắp
vế chân phải, chân phải để lên bắp vế của chân trái, hoặc ngược lại. Xem
hình kèm theo:
|
Thông thường Tréo 1 chân (bán già). Tréo 2 chân (kiết già). |
|
Trên đòn Ngồi trên ghế |
- Bàn tay phải chồng nhẹ lên bàn tay trái,
- Chót lưỡi đụng nhẹ vào bên trong phía trên răng cửa.
Nếu ngồi thiền mà không định được tâm
thì sẽ không có kết quả. Có nhiều cách để định tâm. Ở đây, tôi chỉ trình
bày một phương pháp dễ thực hành nhất, và hầu như có hiệu quả cao nhất.
Đó là phương pháp “Quán hơi thở”. Danh từ chuyên môn là “Quán sổ tức”.
Tiếng Anh gọi là “Breathing Meditation.”
Bắt đầu, hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng 3 lần. Cố gắng hít vào thật
sâu và thở ra thật cạn, để không khí trong phổi hầu như không còn tồn
đọng. Kế tiếp, hít vào bằng mũi, thở ra cũng bằng mũi rồi đếm 1. Hít vào
thở ra đếm 2. Cứ hít thở như thế và đếm 1 đến 10, rồi trở lại đếm 1.
Không nên đếm ít hơn 5 và quá 10, vì khó định được tâm.
Lúc hít vào và thở ra, điều quan trọng
là, ý nghĩ duyên theo hơi thở, đừng suy nghĩ một vấn đề nào khác. Thực
tập như vậy khoảng 20 phút sẽ cảm nhận nhịp đập của tim giảm xuống, phổi
thở chậm lại, hành giả sẽ thấy khỏe người và nhẹ nhàng có thể cảm nhận
được ngay. Và lúc đó, hệ đối giao cảm gia tăng hoạt động. Mỗi ngày tập
hai lần, mỗi lần khoảng 20 phút.
Xả Thiền, hai bàn tay xoa nhẹ vào nhau nhiều lần, rồi xoa lên mặt, xoa vào lưng quần và xoa vào chân để tránh tê mỏi.
Ngồi thiền mà định được tâm, bạch huyết cầu sẽ gia tăng, hệ miễn nhiễm
mạnh hơn, và có khả năng chống lại vi khuẩn và vi trùng; hai “đạo binh”
nầy là đầu mối chính của nhiều bệnh tật.
Khoa học còn cho thấy, thùy não bên trái phía trước trán (vùng màu đỏ),
nếu hoạt động nhiều thì sẽ làm phát sinh các cảm xúc vui vẻ, tích cực.
Nếu thùy não đối xứng bên phải (vùng màu xanh) hoạt động nhiều, thì sẽ
tạo ra các cảm xúc buồn rầu, khổ đau. Lúc ngồi thiền, phần não bên trái
sẽ gia tăng hoạt động làm cho con người an lạc và hạnh phúc hơn.
Theo lối nghĩ từ xưa, não bộ con người
bị teo lại và kém sinh động tỉ lệ thuận với thời gian (tuổi càng cao,
não càng yếu). Nhưng nhiều nhà nghiên cứu, nhất là Giáo sư thần kinh học
Sara Lazar, thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts Mỹ cho thấy, nhóm
người thiền hành khoảng dưới một giờ mỗi ngày trong chín năm, thì não bộ
của họ trẻ hơn nhóm không hành thiền đến 20 tuổi (5).
Điều đó cho thấy Thiền có khả năng tái tạo và làm cho não bộ trẻ hơn, gia tăng an lạc và hạnh phúc.
Hình bên trái: Bộ não lúc không ngồi thiền, ở trạng thái bình thường.
Hình bên phải: Bộ não khi ngồi thiền, dưỡng chất năng lượng trong não gia tăng ở nhiều vùng.
Gần đây, nhiều viện nghiên cứu Sức
khỏe quốc gia (Mỹ) đã tài trợ các chương trình thí nghiệm về sự ảnh
hưởng của Thiền Chánh Niệm (Mindfulness Meditation) đối với sức khỏe và
trị liệu. Máy chụp hình cọng hưởng từ [ fMRI ] ghi lại những hoạt động
tế bào thần kinh não của hàng ngàn thiền sinh, từ những người mới bắt
đầu thiền tại các trung tâm ở địa phương đến các vị sư Tây Tạng trong
các tu viện.
Qua những bức hình ghi lại, các khoa học gia về não bộ thấy nơi các
thiền sinh, sự “an lạc gia tăng, căng thẳng giảm, tập trung chú ý tốt
hơn, và nhiều lợi ích khác nữa”. [increased calm, decreased stress,
better attention, and so forth—effects of meditation, ongoing
investigations are exploring the role of meditation and mindfulness on
health and healing] (6).
Qua đó, chúng ta có thể khẳng định, ta là sản phẩm sáng tạo của chính
mình ta, chứ không có thần thánh nào xen vào. Bệnh tật cũng thế. An vui
thì khỏe mạnh, ưu phiền là ốm đau.
Trong tập sách mỏng “Thiền và những lợi ích thiết thực”, tái bản nhiều
lần. Qua nghiên cứu, tôi thấy Thiền không những có khả năng chữa trị
bệnh tật, như tim, gan, tỳ, phế, thận, ung thư, tiểu đường, cao huyết
áp, cholesterol, ngăn chận sự bành trướng của bệnh Si-đa, mà Thiền còn
có thể làm cho con người đẹp hơn, thông minh hơn, mạnh khỏe hơn, sống
lâu và sống có hạnh phúc hơn.
Do đó, nếu đưa Thiền vào học đường, học sinh, sinh viên sẽ mạnh khỏe và
thông minh hơn. Thiền vào bệnh viện, người bệnh sẽ rút ngắn thời gian
nằm viện và giảm chi phí. Ngân sách chi tiêu y tế của quốc gia cũng được
giảm thiểu rất lớn. Thiền vào công nghiệp sẽ giúp chủ và nhân viên vui
vẻ hài hòa làm tăng trưởng sản lượng. Một công ty xí nghiệp không thể
phát triển mạnh nếu, chủ và thợ thiếu tương thân, thiếu sức khỏe…
Xã hội là tập hợp của những đơn vị cá
nhân. Nếu từng cá nhân được khỏe mạnh, an hòa, thông minh và sáng suốt
hơn thì chi tiêu y tế sẽ giảm, kinh tế gia đình tăng thêm. Gia đình được
hài hòa, cuộc sống có chất lượng hơn, hạnh phúc hơn, xã hội bớt tai nạn
và bạo động giảm thiểu, v.v..
Quốc gia là tổng thể của các đơn vị cá nhân. Nếu từng cá nhân được khỏe
mạnh, thì quốc gia phú cường. Thiền có khả năng làm cho con người khỏe
mạnh. Do đó, Thiền có thể dùng vào việc canh tân đất nước. Dân giàu nước
mạnh, xã hội văn minh phú cường không thể có nếu, đa số dân chúng mang
đầy bệnh tật và kém thông minh. Phải chăng, đó là lý do chính mà nước Mỹ
đã đem Thiền vào, hầu như, khắp tất cả mọi ngành sinh hoạt như giáo dục
cấp tiểu học, trung học, đại học, thương mại, kỹ thuật, công nghệ và
cả quân sự nữa.
Một số thí dụ khác để chúng ta rõ thêm. Time, là một trong số ít tuần
báo rất giá trị của Mỹ. Trong bài “Chỉ niệm một chữ ÚM” cho thấy, Thiền
đã được sử dụng nhứ thế nào tại quốc gia tân tiến nầy (7).
Cả chục triệu người Mỹ hành thiền trong hai mươi năm qua, họ đều cho
rằng “thiền không những làm gia tăng hệ miễn nhiễm, mà lúc chụp hình não
bộ cũng cho thấy thiền giúp não tái tạo làm giảm cẳng thẳng tâm thần”.
Ngày nay các lớp Thiền đầy ắp người. Những thành phần chuyên nghiệp nhận
thức rằng đời sống của họ có quá nhiều căng thẳng và “Thiền là nước tắm
của những kẻ thông minh”.
Bài báo viết “Thực khó mà tránh việc tu Thiền. Thiền được đưa vào trong
trường học, bệnh viện, phòng luật sư, các tòa hành chánh, các công ty và
cả nhà tù”.
Một số phi trường, nhà nguyện, các quán internet cũng có phòng Thiền.
Thiền trở thành một môn học trong trường huấn luyện quân sự West Point,
ngay cả nơi huấn luyện bóng rổ Lackers, Phil Jackson, huấn luyện viên,
cũng thường đề cập đến Thiền cho các môn sinh.
“Tại đại học Maharishi ở Fairfield, Iowa, bao gồm các lớp cao đẳng,
trung học và mẫu giáo, toàn bộ học sinh mẫu giáo và giáo chức, nhân viên
cùng ngồi thiền hai lần mỗi ngày”.
|
Trung tâm Phục hồi sức khỏe của đại học Maharishi, với diện tích 3.345 m2, được xây trên 100 mẫu tây đất. |
Trung tâm Shambhala Mountain ở Colorado Rockies, một khuôn viên rộng,
năm 1998 chỉ có 1.342 du khách, đoán sau 5 năm là sẽ có khoảng 15.000
người. Các khách sạn Catskills ở New York nhanh chóng biến thành các nơi
Thiền ẩn tu, Borsch Belt được đổi tên Buddhist Belt. Thiền, giống như
một phong trào lớn của người Mỹ.
Trên nhiều trang bìa của tuần báo
Time, rất nhiều thiền sinh là những nhân vật nỗi tiếng như Goldie Hawn,
Shania Twain, Heather Graham, Richard Gere và cả Al Gore (cựu phó Tổng
thống Mỹ).
Vì lợi ích về mặt văn hóa và y học, nên Thiền được các bác sĩ khuyến
khích sử dụng để chận đứng hoặc làm chậm lại các bệnh kinh niên về tim
mạch, sida, ung thư, hiếm muộn, và khôi phục các bệnh do trầm cảm, bệnh
tâm thần và chứng khiếm khuyết chú ý hiếu động (attention decficit
disorder (ADD).
Bài báo viết tiếp, các bác sĩ níu lấy
Thiền chẳng phải vì chuyện tốt xấu hay tín ngưỡng mà, vì các thí nghiệm
cho thấy Thiền có khả năng trị bệnh, nhất là các bệnh liên hệ đến tâm
thần bất ổn.
Trong tác phẩm Destructive Emotions, ghi lại buổi hội luận với Ngài Đa
La La Ma và nhóm khoa Thần kinh học, tác giả Daniel Coleman viết, “Trong
30 năm nghiên cứu, cho thấy thiền là phương thuốc trị liệu rất tốt,
thiền là một kháng tố chống lại bệnh phiền muộn”.
“Nhưng cái thú vị về nghiên cứu mới này là làm thế nào mà thiền có thể uốn nắn được tâm và tái định hình não bộ”.
Các thí nghiệm bằng kỹ thuật tinh vi nhất cho thấy, Thiền có thể uốn nắn
được Tâm và tái định hình não bộ, thông chỗ nghẽn và làm máu huyết lưu
thông. Và nếu so với giải phẫu, thì bệnh nhân có thể chỉ tốn tiền mua
một cái gối để ngồi thiền. Quá chừng rẻ.
Năm 1967 BS Herbert Benson, giáo sư y khoa tại Harvard Medical School,
thí nghiệm trên 36 người hành Thiền siêu vượt (Transcendental
Meditation), ông thấy, lúc định được tâm các thiền giả sử dụng 17% oxy
ít hơn, tim giảm đập ba nhịp một phút và tăng làn sóng não (theta).
Trong Tác phẩm “Hiệu năng của Thư giản” (The Relaxation Response), bán
chạy nhất trong những năm 1970, Benson, người sáng lập Mind / Body
Medical Institute, cho rằng “các thiền sư trung hòa được các căng thẳng,
trở thành một người tĩnh lặng và có một trạng thái hạnh phúc hơn”.
Giáo sư Tâm thần Gregg Jacobs, người cọng tác với Bs H. Benson, lưu trữ
các thí nghiệm điện não đồ (EEG) của một nhóm các người hành thiền và
nhóm khác chỉ nghe thiền qua băng dĩa để thư giãn. Sau vài tháng thực
tập, kết quả cho thấy, các người ngồi thiền sản xuất sóng theta hơn rất
nhiều so với những người chỉ nghe dĩa.
Nghiên cứu thiền đưa đến một kỷ nguyên mới. Giáo sư bộ môn Phật giáo Tây
Tạng, Robert Thurman là bố của nữ minh tinh nổi tiếng, Uma Thurman,
nói:"Thiền giống như nhiên liệu. Ở Á châu thiền là một món đồ dùng thiên
nhiên mà ai cũng có thể sử dụng. Chúng ta nên tách nó ra, không phải
chỉ dành riêng cho người Phật tử”.
Thiền ngày càng được tách ra khỏi Phật giáo. Người Mỹ đang tập thiền
Quán niệm (chú tâm vào hơi thở), thiền hành (bước đi chậm, tĩnh thức từ
mỗi bước chân), Thiền Siêu Vượt ™, hay thiền niệm chú, lặp đi lặp lại
vài vần chữ Sanskrist, (như Úm Ma Ni Bát Mê Hồng), ngay cả thiền múa
(nhắm mắt nhảy múa theo điệu nhạc) hằng giờ đồng hồ.
Đầu năm 2004, một cuốn sách mới, “Eight Minutes That Will Change Your
Life” (Tám phút sẽ đổi đời), của Victor Davich, ông biện giải một mẫu
thiền thích ứng nhất cho người Mỹ luyện tập mỗi ngày, mà ông tuyên bố là
chỉ cần tám phút.
Tiến sĩ John Teasdale tại Đại học Oxford, Cambridge cho thấy, Thiền
chánh niệm giúp các bệnh nhân bị trầm cảm (chán nản và sợ hải) kinh
niên, giảm tỉ lệ tái phát đến 50%.
|
Chương trình 8 tuần, thoát khỏi trầm cảm, lo âu, phiền muộn. |
Wendy Weisel, con gái của hai người sống sót khỏi nạn diệt chủng Do thái
(Holocaust) và tác giả cuốn “Daughters of Absence” (Các con gái tôi
vắng mặt), dùng thuốc chống lo âu, hầu như suốt đời, nhưng lúc hành
thiền được hai năm, bà nói "Một sự khác biệt ngạc nhiên”. “Chúng ta
không cần dùng thuốc cho bệnh lo âu phiền muộn hay bệnh căng thẳng thần
kinh. Lần đầu tiên trong đời tôi không còn bị lo âu nữa."
Hơn mười năm trước, Bs, Dean Ornish cho rằng thiền, cùng với yoga và ăn
kiêng, sẽ đẩy lùi chất tích tụ ở vành động mạch. Sau đó, tại cuộc họp
của hội Niệu học Mỹ (American Urological Association), ông công bố thí
nghiệm, Thiền có thể làm chậm ung thư tuyến tiền liệt. Phụ nữ hành
thiền, các tế bào miễn nhiễm cao hơn; chống ung thư vú.
Thiền cũng giúp làm hạ huyết áp. 60% bệnh nhân đến khám bác sĩ vì do bị
căng thẳng. Thiền cũng giúp những người yếu sinh lý không cần dùng thuốc
Viagra.
Nữ diễn viên Heather Graham bắt đầu hành thiền theo đề nghị của giám đốc
David Lynch. Bà phát biểu “thiền đưa tôi vào một nơi hạnh phúc nhất".
Cô hành thiền khoảng 20 phút lúc thức dậy và 20 phút vào buổi chiều.
Ông Bill Ford, Giám đốc công ty xe hơi Ford Motor, hành thiền, cựu Giám
đốc Tình báo Anh MI-5 cũng thế. Bà Hillary Clinton là cựu Bộ trưởng bộ
Ngoại giao Mỹ, cũng thảo luận thiền, trong khi chồng bà, cựu tổng thống
Bill Clinton thực hành thiền dưới sự hướng dẫn của một vị tu sĩ Phật
Giáo, và gia đình cựu phó Tổng thống Gore cũng trở lại thiền. Ông phát
biểu, "Vợ chồng chúng tôi tin sự cầu nguyện đều đặn, và chúng tôi thường
cầu nguyện với nhau. Nhưng thiền - được công nhận là ngoại hạng vượt
khỏi cầu nguyện - Tôi mạnh mẽ khuyên bạn nên thực hành".
Một trại tù tại thành phố Seatle, Mỹ, hướng dẫn các tù nhân phạm tội ma
túy hoặc nghiện rượu hành thiền Quán Niệm Vipassana; dỏi theo hơi thở và
đi bộ trong chánh niệm 10 ngày (11 giờ / ngày. Quá nhiều!). Các người
có hành thiền, mức tái phạm sau hai năm là 56%. Số không hành thiền, tái
phạm đến 75 % (chênh lệch 19 %). Mức độ hút và uống trở lại của số phạm
nhân có hành thiền giảm rất nhiều so với thành phần kia.
Thiền sư là một Sơ (Soeur) Công Giáo, sinh ở Canada, học Thiền tại Nhật
(1980) và trở thành Thiền sư Phật Giáo (Elaine MacInnes is a Zen
Buddhist roshi (master).
Bà nói, “Thiền đã giúp bà trở nên một người Công giáo tốt hơn, và ngược
lại”, (một người Công Giáo tốt là một người biết thực hành thiền). [ She
says, Zen has made her a better Catholic, and vice versa ].
Bà dạy Thiền và Yoga rất hiệu quả trong các nhà tù tại Anh (86 nhà tù),
tại Canada và Phi luật Tân. Tại Phi, thời TT Marcos, nhà tù giống như
một hầm địa ngục chứa 10.000 tù nhân gần như trần truồng, ngồi trong
những cái rọ bẩn thỉu riêng biệt.” [ "hellhole" where 10,000 nearly
naked prisoners sat in filthy individual cages ].
Bà nói “Dạy yoga và thiền là làm cho thân yên tâm lặng, và kết quả thấy
rõ” [The yoga and meditation taught are a practice of “silent body,
silent mind,” and apparently it works ].
|
Soeur Thiền sư Elaine MacInnes (8). |
Những thành tựu ngoạn mục bất ngờ
(stunning success), bà đã dùng Thiền, đưa các tù nhân “từ một tâm trạng
giận dữ, suy nhược, trầm cảm…thành những người mạnh khỏe đột biến bất
thần đầy hứa hẹn” [from an angry, enervated, depressed person into … I
saw them come out of all their jerkings (from the shock treatment) and
they became productive ]. Do vậy, năm 2001 chính phủ Canada, tặng bà Huy
chương Cao quý về hoạt động nhân đạo. (In 2001, Sister Elaine was
awarded the Order of Canada for her humanitarian work).
SỬ DỤNG THIỀN CHO SỨC KHỎE
Tại Mỹ, năm 2007, một cuộc thăm dò trên cấp nhà nước cho thấy, 12 tháng
trong năm 2007, có 20 triệu người lớn và 725.00 trẻ em ngồi thiền vì sức
khỏe. Chủ yếu gồm các bệnh như: lo âu, đau nhức, trầm cảm, căng thẳng,
mất ngủ, các triệu chứng thuộc tâm thần hoặc cơ thể, liên hệ đến những
bệnh kinh niên như tim, sida (9).
Thông tin cũng cho thấy, nhiều lớp Thiền Yoga được tổ chức trong các
cọng đồng thiểu số có lợi tức thấp để chữa bệnh đau lưng. 1.7.2013
Thế giới đang tích cực chuyển mình và đi xa hơn là, nghiên cứu
sự tương tác ảnh hưởng giữa Thiền và não bộ, nhằm biến đổi thế giới
thành một nơi mà nhân loại có thể có được một cuộc sống hạnh phúc và
khỏe mạnh hơn [ “…to make the world a healthier, happier place”].
Ngày 15.5.2013, sáu tháng trước đây, hai viện Nghiên cứu về Não bộ và
Thiền tại Đại học Wisconsine-Madision với Ngài Đa Lai La Ma và một số tư
tưởng gia xuất sắc nhất thế giới, tổ chức hội thảo với đề tài đầy hứa
hẹn và ngoạn mục: “Change your Mind, Change the World 2013 with the
Dalai Lama!” “Thay đổi tâm, thay đổi thế giới với
Ngài Đa Lai La Ma”.
“Đức Thánh Thiện Đa Lai La Ma và 8
nhân vật trong số những tư tưởng gia được kính trọng nhất thế giới” (His
Holiness, the 14th Dalai Lama and some of the world’s most respected
thought leaders )
TÓM LƯỢC
Qua các trình bày trên, chúng ta có được một bức tranh khá cụ thể để chứng minh rằng:
1. Thiền có khả năng chữa trị bệnh tật, nhất là các bệnh thuộc tim mạch, thần kinh, và làm ngưng sự phát triển của bệnh sida.
2. Mặc dù Thiền không hoàn toàn thay thế thuốc, nhưng một số trường hợp, thậm chí Thiền còn công hiệu hơn thuốc.
3. Thiền có khả năng làm cho con người, nhất là thanh niên, sinh viên học sinh thông minh hơn, mạnh khỏe và sống có hạnh phúc hơn.
4. Thiền làm cho con
người bớt nóng nảy giận hờn, bớt tham lam trộm cắp, bớt lo âu sợ hải, có
một đời sống ý nghĩa và nhân hậu hơn.
5. Các thí nghiệm thiền
tập trong các nhà tù mà nhiều quốc gia áp dụng, nhất là sự hướng dẫn đầy
nhân hậu và đúng phương pháp của Thiền sư người Canada, Sơ Elain
MacInny, là một trong những bài học rất quý giá. Từ đó, chứng minh rằng,
nếu thiền đến với quần chúng, thì các tệ nạn xã hội và bạo động sẽ
giảm, và an ninh quốc gia sẽ tăng mà không tốn một chi phí nào đáng kể.
6. Thiền cũng góp phần
làm tăng trưởng đạo đức trong xã hội, vì Thiền là Tứ Vô Lượng Tâm, phát
triển các đức tính tốt đẹp: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Thiền cũng là Tám Đường Sống
Tốt Đẹp cho nhân quần xã hôi.
Một nước Nhật văn minh giàu mạnh và dân chúng có nhiều đạo đức và an
lạc, có thể, cũng bắt nguồn từ việc đưa Thiền vào xã hội. Vô số những
sản phẩm Thiền đầy ắp khắp nơi như, vườn thiền (zen garden), thiền
đường, thiền thất, thiền phòng, thiền cảnh, thiền trà, thiền đạo, thiền
thơ, thiền họa, thiền tọa, thiền thư pháp, thiền du lịch, thiền võ sĩ,
v.v..
Việt Nam chúng ta đang có một số vấn đề bất cập:
1. Đạo đức xã hội đang xuống cấp,
2. Đời sống kinh tế chưa đủ mạnh, lợi tức hàng năm còn yếu kém so với các lân bang,
3. Y tế và an sinh xã hội cần cải tiến, bệnh viện quá tải, viện phí cao so với lợi tức của đa số người dân,
Qua những thành tựu và lợi ích thực tế
to lớn của Thiền, đã được khoa học gia và y giới quốc tế thí nghiệm lâu
dài và xác minh, Việt Nam chúng ta nên tích cực đón nhận các khám phá
nầy, bằng cách nhanh chóng thiết lập Viện Nghiên Cứu THIỀN SỨC KHỎE để
tạo cơ hội cho dân giàu nước mạnh xã hội văn minh phú cường.
Viện sẽ tách rời Thiền ra khỏi màu sắc
tôn giáo, và huấn luyện chuyên viên am tường Thiền sức khỏe để đưa
thiền vào tất cả các bộ, các ngành, các công sở, trường học, bệnh viện,
bệnh xá…
Nếu có VIỆN THIỀN SỨC KHỎE, chúng ta có thể tránh được tình trạng hành
thiền theo cách tự biến chế, đổi nhãn hiệu, thiếu phương pháp, gây tai
hại cho sức khỏe của quần chúng.
Thiền Sức Khỏe sẽ trở thành một mẫu số chung mà những người khác biệt
tín ngưỡng, có thể thân cận với nhau qua việc sử dụng Thiền để chữa trị
bệnh tật
Có lẽ đây là con đường ngắn nhất, ít tốn kém nhất mà hiệu quả cao nhất
cho việc canh tân đất nước, phát triển xã hội và đoàn kết tôn giáo cũng
như quốc gia dân tộc.
Hồng Quang
20/11/2013
----------------------
Chú thích
(1) http://jojojotran.blogspot.com/2013/04/tau-hoa-nhap-ma-khi-mo-luan-xa-6.html.
(2) http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/N...ng/420370.antd
(3) http://bee.net.vn/channel/2981/20120...ay-ba-1833708/ .
(4) Benson, H.,
Greenwood, M.M., Klemchuk, H. (1975) “The relaxation response:
Psychological aspect and clinical applications”. International Journal
of Psychiatry in Medicine, 6:87-98.
(5) “This is Your Brain on Mindfulness”. Mạng Shambhala Sun.
(6) Theo web Shambhala Sun | July 2011.
(7) Time Magazine The Science of Meditation | Aug. 4, 2003 . Article Just say “OM”
http://content.time.com/time/covers/0,16641,20030804,00.html#ixzz2l2yjUasg
(8) http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=2,2123,0,0,1,0#.UodS4OL92z4
(10) CHANGE YOUR MIND CHANGE THE WORLD
On May 15th, 2013, two visionary
research institutions at the University of Wisconsin-Madison hosted His
Holiness, the 14th Dalai Lama and some of the world’s most respected
thought leaders to discuss how neuroscience, environments, economics,
and healthcare can combine to make the world a healthier, happier place.