Tám yếu tố hay tám đức
tính gồm : đầy đủ và tháo vát , đầy đủ phòng hộ , làm bạn với thiện ,
sống thăng bằng điều hòa . đầy đủ lòng tin , đầy đủ giới đức , đầy đủ bố
thí , đầy đủ trí tuệ .
Đầy đủ tháo vát , nghĩa là thiện xảo trong công việc làm ăn , siêng
năng cần mẫn , khéo tìm ra giải pháp tối ưu để tự mình giải quyết công
việc có hiệu quả và vận dụng nguồn năng lực lao động có hiệu quả .
Đầy đủ phòng hộ , tức là biết cách giữ gìn bảo vệ hợp pháp các tài
sản chính đáng của mình , không để cho các thế lực dòm ngó , không để
cho kẻ trộm đục khoét , không để cho thiên tai hỏa hoạn tiêu hủy , không
để cho con cái phá tán .
Làm bạn với thiện , nghĩa là có sự thân cận , giao thiệp và trao đổi
thường xuyên với những người hiền đức để học hỏi và phát huy phẩm chất
đạo đức giác ngộ như tín tâm giới đức , bố thí , trí tuệ .
Sống thăng bằng , điều hòa , nghĩa là biết sử dụng hợp lý các tài sản
hay lợi nhuận làm ra để sống một đời sống thích đáng , không phung phí
cũng không bỏn sẻn . Nói cách khác người gia chủ cần biết cân đối trong
thu chi để sinh sống thoải mái hữu ích và để bảo đảm công việc làm ăn
được tiến triển vững bền .
Đầy đù lòng tin , nghĩa là có lòng tin tưởng tôn kính đối với Tam bảo : Phật –Pháp_Tăng .
Đầy đủ giới đức , tức là sống nếp sống đạo đức trong sáng của người
tại gia cư sĩ , như không sát hại chúng sinh , không gian tham trộm cắp ,
không tà tư tà hạnh , không nói dối , không rượu chè nghiện ngập .
Đầy đủ bố thí , tức mở tâm bố thí , cúng dường , làm các việc từ
thiện hay công ích nhằm chia sẻ nỗi khó khăn vất vã của người khác hay
góp phần bảo vệ môi trường sống và nâng cao phúc lợi cho cộng đồng .
Đầy đủ trí tuệ , nghĩa là nuôi dưỡng , phát huy và thể hiện sự hiểu
biết về thiện ác , về quy luật nhân quả , về cách thức hướng dẫn đời
sống an lạc hay về phương cách oại trừ phiền não khổ đau cho tự thân và
cho người khác .
Trên đây là tám yếu tố hay tám đức tính có khả năng giúp cho người
tại gia cư sĩ sống hạnh phúc an lạc vững bền theo quan niệm của đạo Phật
. Xét các yếu tố vừa được đề cập , chúng ta thấy Đức Phật rất thực tế
và sâu sắc khi quan niệm về đời sống hạnh púc của người tại gia cư sĩ .
Đó là Ngài nhấn mạnh đến hai yếu tố kinh tế – vật chất ( đầy đủ , tháo
vát , đầy đủ phòng hộ , sống thăng nằng điều hòa ) cần phải được tạo lập
và duy trì ổn định , song song với yếu tố đạo đức-tâm linh ( làm bạn
với thiện , đầy đủ tín tâm , đầy đủ giới đức , đầy đủ bố thí , đầy đủ
trí tuệ ) cần được nuôi dưỡng và phát huy . Chính hayeu61 tố này , nghĩa
là kinh tế và đạo đức , được cân nhắc và vận dụng đầy đủ , đặt nền móng
cho sự tiến triền ổn định và hài hòa , tạo điều kiện cho cá nhân phát
huy các tiềm năng sáng suốt và phẩm chất đạo đức tự nội , cho phép con
người xây dựng và thưởng thức một đời sống hạnh phúc an lạc vững bền .
Điều đáng lưu ý là cả tám yếu tố trên luôn luôn có sự hổ trợ và bổ
túc cho nhau tạo nên một hệ thống phát triển ổn định và hài hòa về các
mặt tích cực hiền thiện của đời sống , có khả năng giúp cho người tại
gia cư sĩ tạo lập được một cuộc sống hạnh phúc vững bền theo nghĩa đạt
được sự thoải mái ổn định về điều kiện vật chất và tiến triển sâu về mặt
đạo đức tâm linh . Hẳn nhiên , một hệ thống phát triển cân đối như vậy
về con người cũng gián tiếp tạo nên những chuyển biến tốt đẹp và hài hòa
về mặt xã hội bởi tính tương tác tích cực của các yếu tố bên trong nó .
Do các yếu tố được chú ý nhấn mạnh gắn liền với yếu tố kinh tế trong
nguyên lý vận hành , nên hệ thống xây dựng cuộc sồng hạnh phúc gồm tám
yếu tố này là hết sức căn bản cho hướng phát triển ổn định lâu dài đối
với con người và xã hội mói chung . Đây là hướng đi của hạnh phúc an lạc
mang tính ổn định vững bền mà thuật ngữ Đạo Phật gọi là : “ pháp hành
đưa đến chiến thắng hai đời 1” Tức là hạnh phúc đời này và an lạc đời
sau . Cũng cần ghi nhận thêm rằng đạo Phật tin tưởng vào luật nhân quả ,
quan niệm có đời sau , có sự diễn tiến của sự sống tương lai – tốt hay
xấu hoàn toàn do hành vi tích tập của chúng sinh , do đó mọi giải pháp
được đề xuất bởi đạo Phật đều được đặt trên nền tảng đạo đức hướng thiện
, xem đó là hướng đi lợi lạc lâu dài . Nói cách khác , mọi hướng đi của
đạo Phật đều được thiết lập và thực hiện dựa trên luật nhân quả và đều
nhắm đến mục tiêu lợi ích lâu dài . Có thể nói rằng , tám yếu tố xây
dựng cuộc sống hạnh phúc vững bền do Đức Phật giảng dạy đáng được cân
nhắc như một gợi ý căn bản hữu ích cho mọi dự án đầu tư và phát triển về
con người và xã hội mang tính ổn định và lợi lạc lâu dài . Sau đây ,
chúng ta chiêm nghiệm nguyên văn những lời dạy căn bản của Đức Phật (2) :
“ Này các Tỳ-kheo , có tám đầy đủ này . Thế nào là tám ?
Đầy đủ tháo vát , đầy đủ phòng hộ , làm bạn với thiện , sống thăng
bằng điều hòa , đầy đủ lòng tin , đầy đủ giời đức , đầy đủ bố thí , đầy
đủ trì tuệ . Và này các Tỳ-kheo , thế nào là đầy đủ tháo vát ?
Ở đây , này các tỳ – kheo , phàm thiện nam tử làm nghề gì để sinh
sống , hoặc nghề nông , hoặc đi buôn , hoặc nuôi bò , hoặc làm người
bắn cung , hoặc làm việc cho vua , hoặc bất cứ nghề gì ; trong nghề ấy ,
người ấy thiện xảo , không biết mệt , biết suy tư phương tiện vừa đủ để
tự làm và điều khiển người khác làm . Này các Tỳ-kheo ,đây gọi là đầy
đủ tháo vát . Và này các Tỳ-kheo , thế nào là đầy đủ phòng hộ ?
Ở đây này các Tỳ-kheo , những tài sản của thiện nam tử , do tháo vát
tinh tấn thâu hoạch được , do sức mạnh cánh tay chất chứa được , do mồ
hôi đổ ra đúng pháp , thâu hoạch được đúng pháp , vị ấy gìn giữ chúng ,
phòng hộ và bảo vệ . Làm thế nào để tài sản ta không bị vua chúa mang đi
, không bị trộm cướp mang đi , không bị lửa đốt , không bị nước cuốn
trôi , không bị các người con thừa tự khong khả ái phá tán . Này các
Tỳ-kheo , đây gọi là đầy đủ phòng hộ . Và này các Tỳ-kheo , thế nào là
làm bạn với thiện ?
Ở đây , này các Tỳ-kheo thiện nam tử sống tại làng hay thị trấn . Tại
đấy có những gia chủ , hay con ngững người gia chủ , những người trẻ
được nuôi lớn trong giới đức , hay những người lớn tuổi được lớn lên
trong giới đức , đầy đủ lòng tin , đầy đủ giời đức , đầy đủ bố thí , đầy
đủ trí tuệ , vị ấy giao thiệp , nói chuyện thảo luận với những người ấy
. Với những người đầy đủ lòng tin ; với những người đầy đủ giới đức ,
với những người đầy đủ bố thí ; với những người đầy đủ trí tuệ , vị ấy
theo học đầy đủ trí tuệ . Này các Tỳ-kheo , đây gọi là làm bạn với thiện
. Và này các Tỳ-kheo , thế nào là sống thăng bằng điều hòa ?
Ở đây , này các Tỳ-kheo ,thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập , sau
khi biết tài sản xuất , sinh sống một cách thăng bằng điều hòa , không
quá phung phí , không quá bỏn sẻn . Người ấy suy nghĩ : “ Đây là tiền
nhập của ta , sau khi trừ đi tiền xuất , còn lại như vậy ; không phải là
tiền xuất của ta , sau khi trừ tiền nhập , còn lại như vậy ”. Ví như ,
này các Tỳ-kheo , người cầm cân hay đệ tử cầm cân , biết rằng : “ Với
chừng ấy , cân nặng xuống ; hay với chừng ấy cân bổng lên ”. Cũng vậy ,
này các Tỳ-kheo , thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập , sau khi biết
tài sản xuất , sinh sống một cách điều hòa không phung phí , không quá
bỏn sẻn người ấy nghĩ rằng : “ Đây là tiền nhập của ta ,sau khi trừ di
tiền xuất , còn lại như vậy ; không phải là tiền xuất của ta ; sau khi
trừ đi tiền nhập , còn lại như vậy ”. Này các Tỳ-kheo , nếu thiện nam tử
này , tiền nhập vào ít , nhưng sống nếp sống rộng rãi , hoang phí ,
thời người ta nói về người ấy như sau : “ Người thiện nam tử này , ăn
tài sản của người ấy như ăn trái cây sung ”. Này các Tỳ-kheo , nếu người
thiên nam tử này có tiền nhập lớn , nhưng sống nếp sống cơ cực , thời
người ta sẽ nói về người ấy như sau : “ Người thiện nam tử này sẽ chết
như người chết như người chết đói ”. Khi nào , này các Tỳ-kheo , thiện
nam tử sau khi biết tài sản nhập , sau khi biết tài sản xuất , sống nếp
sống thăng bằng , điều hòa , không quá phung phí , không quá bỏn sẻn
nghĩ rằng : “ Như vậy là tiền nhập của ta , sau khi trừ tiền xuất , còn
lại như vậy ; không phải là tiền xuất của ta sau khi trừ tiền nhập còn
lại như vậy ”. Này các Tỳ-kheo , đây gọi là nếp sống thăng bằng , điều
hòa . Và này các Tỳ-kheo , thế nào là đầy đủ lòng tin ?
Ở đây , này các Tỳ-kheo , thiện nam tử có lòng tin , tin tưởng ở sự
giác ngộ của Như Lai : “ Đây là Thế Tôn …bậc Đạo Sư của chư Thiên và
loải Người , Phật , Thế Tôn ”. Này các Tỳ-kheo , đây gọi là đầy đủ lòng
tin , và này các Tỳ-kheo, thế nào là đầy đủ giới đức ?
Ở đây , này các Tỳ-kheo , thiện nam tử từ bỏ sát sanh …từ bỏ đắm say
rượu men , rượu nấu . Này các Tỳ-kheo , đây gọi là đầy đủ giới đức . Và
này các Tỳ-kheo , thế nào là đầy đủ bố thí ?
Ở đây , này các Tỳ-kheo , thiện nam tử sống ở gia đình , với tâm
không bị cầu uế , xan tham chi phối , bố thí rộng rãi , với đôi tay rộng
mở vui thích từ bỏ , sẵn sàng với được yêu cầu , vui thích chia sẽ vật
bố thí Và này các Tỳ-kheo , thế nào là đầy đủ trí tuệ ?
Ở đây , này các Tỳ-kheo thiện nam tử có trí tuệ , thành tựu trí tuệ
vế sanh diệt , với Thánh thể nhập quyết trạch , chơn chánh chấm dứt khổ
đau . Này các Tỳ-kheo , đây gọi là đầy đủ trí tuệ .
Tháo vát trong công việc ,
Không phóng dật , nhanh nhẹn ,
Sống đời sống thăng bằng ,
Giữ tài sản thâu được ,
Có tín đầy đủ giới ,
Bố thí , không xan tham .
Rửa sạch đường thượng đạo ,
An toàn trong tương lai ,
Đây chính là tám pháp ,
Bậc tín chủ tầm cầu ,
Bậc chân thật tuyên bố ,
Đưa đến lạc hai đời ,
Hạnh phúc cho hiện tại ,
Và an lạc tương lai .
Chú thích :
1- Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt , Trường Bộ .
2- Kinh Đầy đủ ,Tăng Chi Bộ