Vì bài viết ngắn có giới hạn, người viết chỉ trình bày về vấn đề bạo động giữa các tôn giáo và tinh thần bất bạo động của Phật giáo
Định nghĩa tôn giáo
Tôn giáo là một hệ thống biểu trưng cho niềm tin và sức mạnh thông qua sự phát triển lịch sử của con người. Tôn giáo là một hệ thống tổ chức được công nhận, liên quan đến những vị Thánh thần bao gồm: Niềm tin, Kinh sách, những vị Lãnh đạo, và một cộng đồng tín đồ tôn giáo đó.[2]
Vì thế tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong mỗi cá nhân con người trong đời sống xã hội. Mục đích của tôn giáo là để hướng thiện con người đi đến con đường thánh thiện và bất bạo động
Nhưng hiện nay, các cuộc khủng bố bạo động bắn giết lẫn nhau, xuất phát từ hệ lụy sự sai lầm về ý thức tôn giáo mang tư tưởng cực đoan
- I. Tính chất và nguyên nhân bạo động Tôn giáo
Nguyên nhân tôn giáo bạo động, sự truyền bá những tư tưởng chủ nghĩa cực đoan tạo nên sự bạo động như hai tôn giáo ở Sri Lanka: Sinhalese Theravāda Buddhism và Tamils Hindu. Sự bạo động bộc phát chiến tranh liên tục kéo dài vào những năm 1956-1959, 1977, 1981, 1983, 1987 [3]
Theo W. T. Cavanaugh cho rằng: Có ba nguyên nhân dẫn đến bạo động tôn giáo (1) Chính trị (nghĩa là người theo chính thể chuyên chế) (2) Gây chia rẽ bất hòa (3) Thiếu lý trí [4].
Nhất là những tôn giáo mang tư tưởng chủ nghĩa cực đoan đã tiếp tay cho những tín đồ cuồng tín sát hại nhân loại làm mất đi vẻ đẹp của tôn giáo. Đặc biệt nhất là Hồi giáo tạo ra bạo động chết chóc khắp nơi, nhất là những vùng Trung Đông và tội ác chiến tranh ở Sri Lanka. Bạo động giữa Hindu và Hồi giáo ở Nam Châu Á. Nhiều học giả cho rằng chính chủ nghĩa cực đoan của Hồi giáo đã tạo ra bạo động tôn giáo. Sự kỳ thị với Thiên chúa, Hồi giáo đã tấn công Trung Tâm Thương Mại ở New York và Pentagon ở Washington D.C vào ngày 11- 09 trên 3.000 người thiệt mạng.[5]
Hồi giáo tấn công Mumbai năm 2008, tổng cộng 163 người bị giết, trong năm 2000 bạo động ở Kasmir và Jammu tổng cộng 398 người bị giết [6].
Chúng ta khảo sát từng Tôn giáo một.
Chúng ta thấy rằng hai tôn giáo trái ngược nhau hoàn toàn, Hồi giáo luôn mang tư tưởng cực đoan bạo động giết người, Phật giáo luôn luôn giáo hóa Phật tử thực hành tinh thần từ bi bất bạo động (Ahiṃsā) cấm sát sinh.
Theo như học giả K. H. Shah phát biểu rằng: “Giáo lý của Phật giáo với khái niệm (ahiṃsā=bất bạo động) luôn thể hiện tinh thần từ bi, thực hành Tứ vô lương tâm (Brahmavihāra=từ, bi, hỷ, xả) mang đến tình yêu thương cho nhân loại, đặc biệt nhất giới thứ nhất, Phật dạy cấm sát sinh để ngăn chận trực tiếp đến sự sát hại sinh mạng, và tất cả Kinh Phật luôn đề cập đến vấn đề bạo động như là một tội lỗi, cho nên đức Phật ngăn cấm tất cả bất kỳ mọi hình thức bạo động.” [7]
Theo C. Selengut cho rằng: “Phật giáo là một tôn giáo của bất bạo động, không giống như Thiên Chúa, Hồi giáo chưa bao giờ có một truyền thống bất bạo động, một số người theo chủ nghĩa Thần học dẫn đến bạo động, chúng ta cần phải lên án. Đặc biệt là Hồi giáo luôn phát triển khái niệm jihād (sử dụng niềm tin) làm vũ khí giết người,” [8]
Điều này lịch sử chứng minh vào năm 1197 AD, Hồi giáo đã tấn công giết hại nhiều tu sĩ Phật giáo và hủy diệt Đại học Nālandā, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ.[9]
Những bản Kinh thánh của Hồi giáo mang tư tưởng cực đoan là một hệ lụy sai lầm dẫn đến bạo động chiến tranh, đổ máu, chết chóc khiến cho con người rơi vào khủng hoảng tin thần, Hồi giáo luôn xây dựng tư tưởng chiến tranh bạo động giết hại, thực hiện theo Thánh Allah.[10]
Như vậy chúng ta thấy rằng: Bạo động giết hại tức là chống lại đời sống của nhân loại là một tội lỗi và vô minh, sai chân lý của thuyết một thần giáo trong Kinh Thánh Đạo Hồi. Vì thế Thượng Tọa Rahula nói: Phật giáo đứng duy nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại bác bỏ sự hiện hữu cái gọi là linh hồn, bản ngã hay “atman=ngã.” Theo giáo lý nhà Phật quan niệm bản ngã là một ảo tưởng sai lầm không đi đôi với thực tế và tạo ra có hại cho “ta” hay “của ta” như tham lam, ích kỷ, dục vọng, thù hận, tự kiêu, vị kỷ và các tật đố khác. Đó là nguồn gốc của các phiền não, thế giới dẫn đến mâu thuẫn chiến tranh các nước, tóm lại, vì điểm sai lầm này mà tất cả những tội lỗi trên thế giới đã xảy ra.” [11]
Chúng ta cũng thấy rằng có rất nhiều lý do đưa ra sự bạo động tôn giáo, nhưng hầu hết những tôn giáo bạo động vì mục đích muốn bảo vệ niềm tin và chân lý của tôn giáo ấy [12]
Ví dụ: Như ở India-Pakistan vào năm 1947 đã dẫn đến sự bạo động giữa các tôn giáo Hindu, Hồi giáo và Đạo Sikh.* Bạo động dẫn đến kết quả giết hại hàng triệu người chết. Vào đầu tháng 09-1947, 06-12 -1992 Hồi giáo và Hindu bạo động đã giết hại hàng ngàn người, chỉ trong hai tuần đã giết 227 người ở Gunjarat, 250 người ở Maharashtra Mumbai, 55 người ở Karnataka, 14 người ở Kerala, 42 người ở New Delhi, 185 người ở Uttar Pradesh, 1000 người ở Assam, 42 người ở Bihar, 100 người ở Madhya Pradesh và 23 người ở Andhra Pradesh [13]
Bạo động tôn giáo ở Sudan giữa dân Hồi giáo ở phía Bắc và Tín đồ Thiên chúa ở phía Nam dẫn đến bạo động chiến tranh [14]
Thống kê số liệu tôn giáo bạo động giết người chết chóc thật kinh khủng, một khi tư tưởng tôn giáo mang tính cực đoan thường dẫn đến bạo động chiến tranh xảy ra trong xã hội, quốc gia, và thế giới bất an …
Vì thế hầu hết các học giả và mọi người nhìn nhận Phật giáo là một tôn giáo không chủ trương bất kỳ hình thức bạo động nào, Phật giáo luôn lấy đại từ, đại bi, đạo đức trong tinh thần bất bạo động. Đệ tử Phật luôn giữ giới thứ nhất: Cấm giết hại sinh mạng, và giáo lý luân hồi nghiệp báo là kết quả để trả nghiệp đời vị lai nếu ai tạo ra khổ đau với đời sống của người khác và chúng sinh. [15]
Nếu Phật giáo như là một tôn giáo thường xảy ra bạo động ở những đất nước Phật giáo Theravāda ở Burma và Sri Lanka, điều này chúng ta cần phải khảo sát lại mối liên hệ mật thiết vai trò của Tăng sĩ đối với chính trị [16].
Bởi vì, theo tôi nghĩ giáo lý của đức Phật chưa bao giờ mang tư tưởng cực đoan dẫn đến bạo động, Phật giáo luôn luôn thực hiện tinh thần từ bi bất bạo động đối với tất cả đời sống của chúng sinh. Điều này tôi sẽ chứng minh qua giáo lý của đức Phật thể hiện tinh thần từ bi bất bạo động
Đạo Phật cho rằng bạo động dẫn đến giết hại đời sống chúng sinh là tội lỗi, là hành động của tội ác, động cơ gây nên bạo động xuất phát từ hận thù, tham, sân, si tạo nên khổ đau đối với người khác [17]
“Vô minh= ngu si” là nguồn gốc căn bản, nguyên nhân chính gây nên bạo động chiến tranh làm mất đi nền hoa bình của nhân loại, đức Phật phân tích nguồn gốc của bạo động, gây hấn xuất phát từ tâm.
“Tâm dẫn đầu các phápTâm là chủ tâm tạoNếu nói hay hành độngVới tâm niệm bất tịnhKhổ não liền theo sauNhư xe theo bò vậy” [Pc: 1]Bởi vậy đức Phật mới chế giới nhằm tu dưỡng đạo đức và thực hành thiền định để tâm bình bên trong mỗi người, đức Phật dạy rằng chính ái dục của con người là nguyên nhân tạo nên bạo động, vì thế tất cả lời dạy của đức Phật nhằm ngăn chặn và tiêu diệt nó. Trong Kinh Trung Bộ đức Phật dạy tính chất nguyên nhân của bạo động như sau: "Này các Tỳ kheo, do dục vọng làm duyên, nên vua tranh chấp với vua, Sát đế lợi tranh chấp với Sát đế lợi, Bà la môn tranh chấp với Bà la môn, gia chủ tranh chấp với gia chủ, cha mẹ, anh em, bè bạn tranh chấp lẫn nhau. Khi chúng đã dấn thân vào sự tranh chấp, chúng đánh nhau bằng tay, ném nhau bằng đá, đập nhau bằng gậy và chém nhau bằng gươm. Do đó, chúng bị tử thương, hoặc ngắc ngư quằn quại" [18]
Trong sự khổ đau quằn quại của bạo động, khiến con người rơi vào khủng hoảng như đang sống trong một đêm trường đầy nguy hiểm, thì đạo Phật như là ngọn đuốc sáng soi đưa con người vượt ra khỏi cơn ác mộng bằng triết lý sống từ bi và tinh thần bất bạo động.
II. Tinh thần bất bạo động của Phật giáo
Tinh thần bất bạo động trong trong hệ thống giáo lý của Nikāya đóng một vai trò rất quan trọng đối với nền văn minh của nhân loại, tinh thần bất bạo động được được phổ biến rộng trong những bài kinh của Phật giáo, nhằm ngăn chặn bất kỳ hình thức nào gây tổn hại đến đời sống của chúng sinh.
Tinh thần bất bạo động trong Phật giáo thể hiện qua nhiều giới luật Phật chế, đặc biệt giới thứ nhất trong năm giới, đó là giới cấm sát sinh.
Tinh thần bất bạo động đức Phật dạy trong bài kinh Sigālaka-suttas của Trường Bộ Kinh (Dīgha-Nikāya) sự thực hành theo con đường Thập Thiện Nghiệp Đạo (daśa kusala kamma-pattha)** Giới thứ nhất cấm sát sanh gây tổn hại sinh mạng, phàm là đệ tử Phật phải thực hành Thập Thiện để sau khi chết sẽ được sinh Thiên [19]
Hậu quả của Bạo động:
Đạo Phật bao giờ cũng chủ trương tinh thần từ bi để hóa giải hận thù và tránh xa bao động theo Tương Ưng Bộ Kinh khi đức Phật nghe cuộc chiến tranh giữa vua Ajātasattu và Pasenadi Kosala, Bấy giờ đức Phật dạy hậu quả của chiến tranh dẫn đến sự nghèo nàn, tổn hại và chết chóc
"Chiến thắng gây hận thù,Thất bại chuốc khổ đau,Ai từ bỏ thắng bại,An tịnh liền theo sau" [20]Người chiến thắng không nên dửng dưng tự đắc chí, chiến thắng chưa chắc đã an vui trong cuộc sống hiện tại và tương lai điều đó không bao giờ có
"Ác nghiệp chưa chín muồi,Kẻ ngu tưởng đường mật.Ác nghiệp khi chín thật,Kẻ ngu chuốc khổ đau" (Pháp cú: 69)Trong Kinh Cūlakammavibhanga của Trung Bộ Kinh (Majjhima-Nikāya) đức Phật dạy rằng: “Nếu bất kỳ người nào giết hại sinh mạng con người, bàn tay đẫm máu, đánh đập gây tổn hại mạng sống chúng sinh, thực hiện bởi thân, sau khi thân hoại mạng chung sinh vào địa ngục.” [21]
Vì thế đức Phật dạy rõ người làm ác dù trốn bất kỳ phương trời nào, che dấu tội lỗi với con người được, có thể trốn tránh pháp luật nhưng vẫn không trốn được quy luật nhân quả nghiệp báo
“Không trời cao biển rộngKhông hang động núi rừngĐã tạo nghiệp ác độcTrên đời hết chỗ dung” (Pc. 127)Luật nhân quả, nghiệp báo rất công bằng, không thiên vị bất cứ người nào, như dòng họ Thích Ca kiếp trước tàn sát, gieo ân oán với thái tử Tỳ Lưu Ly. Cho nên kiếp này phải trả nghiệp, thái tử Tỳ Lưu Ly tàn sát hết dòng họ Thích Ca, đức Phật vẫn không cứu được, ngài Mục Kiền Liên thần thông đệ nhất khi cứu 500 người dòng họ Thích Ca để vào bình bát, khi đến trình đức Phật chỉ còn lại bát máu, đức Phật bảo đó là nghiệp lực của chúng sinh, chúng sinh phải trả. Như Lai thị hiện giữa cõi đời nhằm mục đích “khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến.” Như Lai như là một vị Thầy hướng dẫn chúng sinh tu hành thoát khỏi khổ đau trong luân hồi nghiệp đạo, Ngài không cứu vớt một ai, “Như vậy này Ananda, Tỷ kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác.” Còn những ai tạo ác phải chịu luật nhân quả nghiệp báo luân hồi vay trả, trả vay
"Giết người bị người giết,Thắng người, bị người thắng.Mắng người, bị người mắng.Hại người bị người hại,Do nghiệp lực diễn tiến,Hại người, thành hại mình" [22]Tinh thần bất bạo động của Phật giáo
Bởi vì con người do dục vọng làm mù quán, kẻ có thế lực mạnh thường đàn áp kẻ yếu, bắt họ phải khuất phục theo, chiến thắng thì sinh ra sự kiêu căng phấn khích tạo thêm mối thù cho thế hệ sau. Kẻ thất bại thì ôm hận tìm cách chờ cơ hậu để trả thù, vì vậy đức Phật dạy rằng:
“Hận thù diệt hận thùĐời này không có đượcKhông hận diệt hận thùLà định luật ngàn thù” [Pháp cú: 5]Câu kinh Pháp Cú này như là một thông điệp hòa bình của Phật giáo đã vang vọng trên hai mươi lăm thế kỷ, đức Phật luôn khuyên mọi người hãy lấy tình thương để xóa hận thù. Ngài tuyên bố rằng kẻ thù nguy hiểm nhất và đáng sợ nhất chính là phiền não, đó là tâm niệm ác của chúng ta, những kẻ thù ở bên ngoài, chúng ta còn có hy vọng tránh né được, chứ chính chúng ta đã gây nên tội ác thì không sao tránh khỏi quả báo:
"Kẻ thù hại kẻ thù,Oan gia hại oan gia,Còn thua tâm niệm ác,Do chính ta hại ta". (Pháp cú.42)Vì thế chúng ta cần phải hóa giải những mâu thuẫn nội tại trong tâm của mỗi người cũng như để giải quyết những xung đột giữa các cộng động, các tổ chức, quốc gia, hay các quốc tế.
Hiện nay có những quốc gia đang lưu trử những vũ khí hạt nhân, trang bị những vũ khi chiến trang tối tân để thôn tính tàn sát lẫn nhau. Tại sao vấn đề giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, (như tranh chấp biển Đông) không ngồi chung với nhau, mở rộng lòng mình để thông cảm chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau, tạo nền hòa bình cho nhân loại, Nếu như chồi nụ, và hoa từ bi héo úa thì con người sẽ chìm ngập trong đau khổ của chiến tranh tàn khốc, nhân loại sẽ rơi vào thảm kịch đau thương tột độ.?
Một quốc gia muốn hưng thịnh, trở thành cường quốc không bị ngoại xâm, xâm hại và thôn tính, không phải đi chiếm xâm lấn những đất nước khác mà sức mạnh nằm trong lòng dân vì thế đức Phật đưa ra bảy nguyên tắc để một quốc gia hưng thịnh không bị diệt vong. Khi vua Ajātasattu Vedehiputta (阿闍世 Pl: Ajātasattu Vedehiputto Vua A Xà Thế) của nước Māgadha (Ma Kiệt Đà) Vua A Xà Thế muốn tấn công nước Vajjins (跋 祇. 越祇. Pl.: Vajji= Nước Bạt Kỳ) bấy giờ đức Phật đã dạy bảy điều để một quốc gia hưng thịnh như sau:
1. Sinh hoạt dân chủ,
2. Tình đoàn kết dân tộc,
3. Nguyên tắc pháp trị,
4. Sự hòa hợp các thế hệ,
5. Tôn trọng phụ nữ,
6. Tôn kính các tín ngưỡng,
7. Ưu đãi các bậc minh triết
Đây là 7 nguyên tắc giúp quốc gia hưng thịnh và tránh diệt vong. Sau khi nghe Tôn giả A Nan trả lời rằng dân Vajji đã thực hiện 7 pháp này rất tốt đẹp, Đức Phật kết luận:"Thế thì dân Vajji sẽ phú cường, không ai có thể chinh phục được". [23] Trong Brahmajāla sutta (Kinh Phạm Võng) của Dīgha-Nikāya (Trường Bộ Kinh ) đức Phật đã dạy tinh thần bất bạo động (ahiṃsā) cho hàng đệ tử tránh xa mười nghiệp ác để mang đến sự hoa bình, lòng từ bi mang lại phúc lợi cho tất cả đời sống chúng sinh,[24]
Nếu trong đời sống luôn bạo động thì dẫn đến giết hại chết chóc và tạo sự đau thương cho người khác đó được xem như là một tội ác, Vì vậy, nếu mọi người trong xã hội biết trở về với bản tâm thanh tịnh, thì xã hội trở nên an lạc và hòa bình “tướng tự tâm sanh.”
Lòng từ bi như là một yếu tố quan trọng nhất để thiết lập nền hòa bình vững chắc cho thế giới, vì thế Krishnamuti một nhà tư tưởng kiệt xuất của Ấn Độ đã nói:
“Phương tiện của hòa bình chẳng gì khó, phương tiện đó là sự thật và tình thương. Điều ấy phải khởi đầu từ cá nhân, muốn đi xa phải bắt đầu từ gần, và việc làm đầu tiên là ở nội tâm, cội nguồn của hòa bình không phải ở bên ngoài chúng ta, muốn có hòa bình chung, mỗi chúng ta có hòa bình trước, muốn chấm dứt bạo lực, chúng ta phải tự cởi bỏ hết mọi nguyên nhân của bạo lực, mỗi người phải bắt tay vào việc tự chuyển hóa tâm mình, tâm trí của chúng ta phải chất phác, trống rỗng một cách tích cực và chuyên nhất, thì lúc ấy tình thương mới nảy sinh, chỉ có tình thương mới mang lại hòa bình cho thế giới” [25]
Trong Kinh Từ Bi của Suttanipāta đức Phật dạy rằng: “Mọi người nên phát triển lòng đại từ bi, tình thương yêu khắp mọi nơi trên thế giới thì chắc chắn không có kẻ thù và kình địch” [26]
Lòng từ bi như người mẹ luôn bảo vệ những đứa con thân yêu của mình, và phát triển lòng từ rộng ra đối với tất cả chúng sinh
Tinh thần bất bạo động của Phật giáo được biểu hiện qua Theravāda vinaya
+ Giới, tiếng Pāli là Śīla, phiên âm là Thi la, Trung Hoa dịch là “Giới” có nghĩa là điều ngăn cấm, do đức Phật chế định cho hàng đệ tử Phật dùng để ngăn ngừa tội lỗi của 3 nghiệp.
Do vậy, Giới còn được định nghĩa là:
- Phòng phi chỉ ác: Ngăn ngừa điều sai trái, chặn đứng việc xấu ác.
- Biệt giải thoát: Giữ được giới nào, giải thoát được việc đó.
- Xứ xứ giải thoát: Nơi nào giới luật được tuân thủ thì nơi ấy cuộc sống được thanh thoát.
- Tùy thuận giải thoát: Hướng về con đường giải thoát.
- Thanh lương: Làm cho cuộc sống mát mẻ, thoải mái.
- Chế ngự: Có năng lực kiềm chế những việc xấu, ác.
+ Luật, chữ Phạn là Vinaya, phiên âm là Tỳ-nại-da, nói gọn là Tỳ-ni, dịch nghĩa là điều phục (chế ngự, nhiếp phục), diệt (diệt trừ điều ác).
Luật là những nguyên tắc do Phật quy định cho hàng Tỳ kheo áp dụng khi sống trong tập thể Tăng đoàn.
Tóm lại, giới là điều răn, luật là quy luật thi hành giới, luật bao hàm cả giới còn giới chỉ là một bộ phận của luật. Tuy gọi khác nhau như thế nhưng tánh chất vốn đồng nên có tên ghép là giới luật, Giới là nền tảng của đạo đức, nó rất quan trọng trong đời sống tu hành và thực hiện tinh thần bất bạo động đối với chúng sinh
Giới được chia là hai phần, giới tại gia và giới xuất gia
- 1. Giới xuất gia
Tỳ Kheo 250 giới [27]
Tỳ Kheo Ni 341 giới [28]
Sa Di, Sa Di Ni 10 giới [29]
- 2. Giới tại gia
Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di: 5 giới [30]
Mục đích giữ giới, nhằm thực hành tinh thần ahiṃsā (bất bạo động) tránh xa những điều ác, phát triển những điều lành, diệt trừ phiền não tham, sân, si,…Giới luật mang lại hòa bình và hạnh phúc cho nhân loại cũng như tất cả chúng sinh. Trong Thiền môn mỗi tháng tụng giới hai lần
Giới xuất gia: Đặt biệt trong giới thứ ba của Ba La Di giới (pārājikā) của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni không được giết người, nếu vi phạm thì phạm tội Ba La Di, bị trục xuất khỏi Tăng đoàn không còn đời sống Tăng sĩ,
a) Ba La Di: Phải hội đủ năm điều kiện sau:
(1) Nếu Tỳ kheo tự tay cố ý giết người, “Nói cố là muốn nói rõ rằng làm đứt mạng căn người khác một cách không nhầm lẫn”. Tức là giết người có chủ ý, chứ không phải ngộ sát.
(2) Hoặc tìm người cầm dao đến giết,
(3) Hoặc xúi giục tự tử,
(4) Hoặc ca ngợi sự chết, như nói: "Ôi! Kẻ nam tử, sống với cái thân nhơ uế để làm gì, chết còn hơn sống"
(5) Dùng phương tiện ca ngợi rằng chết là thích thú, với ý nghĩ như thế, tư tưởng như thế chứ không có gì khác, thì Tỳ kheo ấy phạm tội Ba La Di, không được sống chung với tăng chúng [31]
b. Thâu Lan Giá:
Nếu các yếu tố để thành ba la di không trọn:
- Đối tượng muốn giết là 8 bộ quỷ thần, hoặc súc sanh biến hiện làm hình dáng người
- Thật loài người, nhưng còn ngờ không xác định, và các loại biến hình.
- Giết không đúng đối tượng muốn giết.
- Đã gây thương tích trên thân thể đối tượng, nhưng không chết
c. Đột kiết la:
- Giết 8 bộ quỷ thần, hoặc súc sanh biến hóa, nhưng không chết.
- Thật loài người nhưng còn ngờ, giết mà không chết.
- Hoàn toàn không bị thương tích gì do các phương tiện giết người của mình đặt ra.
d. Không phạm:
- Ngộ sát, không có tâm sát hại.
- Cuồng si, tâm loạn v.v... như các giới trước (32).
Còn những giới khác (tà dâm, vọng ngữ, trộm cướp) đức Phật muốn ngăn chận trực tiếp sự phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Như vậy giới xuất gia mục đích đức Phật ngăn chặn trực tiếp đến vấn đề sát sinh giết người phạm Ba La Di bị trục xuất khỏi Tăng đoàn, mất hết giới thể phải chịu luân hồi nghiệp báo. Còn giết hại loài vật thì phạm Ba Dật Đề còn có thể sám hối
Còn giới tại gia: Đây là bước đầu của sự tu học Phật pháp mà cả xuất gia và tại gia đều phải chấp hành. Bởi vì Năm giới là căn bản đạo đức làm người, là đức tính cơ bản của luân lý, là chiếc cầu nối đưa đến an lạc Niết Bàn.
Giới cũng là yếu tố để xây dựng nền tảng cho hạnh phúc cá nhân, gia đình và xã hội. Năm giới đó là:
1. Không được sát sanh.
2. Không được trộm cắp.
3. Không được tà dâm
4. Không được nói dối.
5. Không được uống rượu.
Năm giới là nền tảng của đạo đức rất quan trọng đời sống con người tại gia, giới sát sinh là sự giết hại sinh mạng là một hành động phi đạo đức [33]
Giới này không những quan trọng đối với mỗi cá nhân mà còn rất quan trọng để mang lại hòa bình và sự tồn tại xã hội, Phật chế giới cấm sát sinh là để ngăn chặn trực tiếp đến giết hại sinh mạng. Giới cấm sát sinh bao gồm cả phẩm chất đạo đức cho con người thể hiện tình thương, tính bình đẳng tôn trọng sự sống, lòng từ bi vì vậy đức Phật khuyên đệ tử Ngài thực hành từ, bi, hỷ, xả, để ngăn chận sự sân hận không cho phát sinh, và diệt trừ sân hận, hận thù tồn tại trong tâm. [34]
Còn bốn giới khác đức Phận ngăn chặn tránh sự phá vỡ hạnh phúc đối với người khác, vì thế trong Kinh Trung A Hàm đức Phật dạy:
“Kẻ trí sống tại gia,Thấy địa ngục sợ hãi,Do thọ trì Thánh pháp,Trừ bỏ tất cả ácKhông sát hại chúng sanh,Biết rồi hay lìa bỏ,Chân thật không nói dối,Không trộm của kẻ khác,Tri túc với gia phụ,Không ái lạc vợ người,Dứt bỏ việc uống rượu,Gốc tâm loạn cuồng siThường nên niệm chánh giác,Suy nghĩ các pháp lành,Niệm Tăng, quán giới cấm,Do đó được hoan hỉ…” [35]Vì vậy giới là nền tảng căn bản đạo đức của con người, và thực hiện tinh thần bất bạo động, giữ hòa bình cho gia đình, xã hội và thế giới, là thềm thang để đưa con người giải thoát sinh tử luân hồi,
Lợi ích của tinh thần bất bạo động (ahiṃsā)
Tất cả chúng ta là người đệ tử của đức Phật phải thực hành theo đời sống sinh hoạt chung trong đạo đức nhân bản, để mang lại niềm an lạc, hạnh phúc cho mình và tha nhân. Muốn có được một nếp sống hòa bình, xã hội tốt đẹp, tạo một cuộc sống văn minh lành mạnh trước hết mỗi người chúng ta phải thực hiện năm giới căn bản và bỏ những bản tính ích kỷ vị lợi của chính mình.
Hằng ngày chúng ta phải thay đổi từng giọt máu hận thù trong tim thành giọt máu tình thương từ bi bát ái, bấy giờ mọi người sẽ đồng cảm với nhau cùng một nhịp đập hơi thở của tình thương, biết bảo vệ cho nhau. Ai ai cũng muốn mình hạnh phúc an vui, thì ít ra cần phải nổ lực tự cá nhân tu tập theo lời Phật dạy và có đôi mắt Chánh kiến không rơi và những lý tưởng cực đoan. Đây chính là lẽ sống là đạo làm người thoát ra khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não, vô minh,…Nếu mọi người thoát ra khỏi vòng tham dục của cái bản ngã nhỏ nhoi, là chấm dứt bạo động, tạo nên cuộc sống chân thiện mỹ như ngọn lửa của dục vọng bị dập tắt, khác nào như giọt nước trượt khỏi lá sen. Vì thế trong Kinh Pháp Cú đức Phật dạy:
“Ai sinh sống trên đờiHàng phục được tham áiKhổ đau sẽ vượt khỏiNhư nước trượt lá sen” [Pc: 336]Tinh thần bất bạo động là nhân cách phần cốt yếu của đạo làm người, sự hiểu biết tôn trọng nhân cách của tha nhân. Vì vậy giới luật như là một luân lý một đạo đức nhân bản để xây dựng một xã hội tốt đẹp không có chiến tranh bạo động, không có kỳ thị chủng tộc, và loại trừ mọi cái ác, vì thế Pascal nói:
“Luân lý là một cuốn sách tốt nhất của ta, một cuốn sách mà ta cần tra cứu luôn luôn”
Tinh thần bất bạo động nhằm giáo dục về nhân cách đạo đức của mỗi cá nhân trong gia đình, tập thể, cho xã hội cho thế giới không riêng một ai: “Tề gia trị quốc bình thiên hạ” nhà thơ Tố Hữu nói rằng:
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trảSống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” [Tố Hữu]Đây là lý tưởng lợi tha dẹp bỏ tất cả lòng ích kỷ của mỗi con người, thì tình người càng ấm áp, tình nhân loại vô cùng thắm thiết, khi nào con người ý thức được chân giá trị đích thực của tình thương, thì mới thiết lập một thế giới hạnh phúc và an lạc. vì thế nhà Bác học toán học A.Einstein nói rằng:
“Tôn giáo của tương lai sẽ là Tôn giáo của toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh giáo điều Thần học. Tôn giáo ấy bao gồm cả tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý xuất phát từ kinh nghiệm tổng thể gồm các điều kiện trên. Trên cái nhất thể đầy ý nghĩa chỉ có đạo Phật mới có đủ điều kiện ấy” [sưu tầm]
Tóm lại qua sự phân tích ở trên chúng ta thấy rằng: chỉ có đạo Phật mới lãnh đạo con người đạt đến một nếp sống hòa bình chân thiện mỹ, không có bạo động chiến tranh chém giết, thù hận,…Vì thế đạo Phật lấy biểu tượng hoa sen tượng trưng cho một vẻ đẹp thuần khiết, vượt lên bùn nhơ để tỏa ngát hương cho đời,
“Hoa sen tinh khiết chốn bùn nhơThoát lên mặt nước tự bao giờTỏa hương thơm ngát chân thiện mỹTô điểm trần gian đẹp nên thơ” (T. Trí Giải)Hoa sen cũng giống như Đạo Phật dạy con người vượt lên những thứ phiền não tham lam, sân si, giận hờn, ích kỷ, thù hận,…mang lại một thế giới tươi đẹp chỉ có một màu hòa bình, an lạc và giải thoát.
Chính vì vậy Tiến sĩ K. N. Jayatilleke nói rằng: "Chính nhờ lòng từ bi mà Phật giáo đã được truyền bá khắp một vùng rộng lớn ở Châu Á một cách êm đẹp, không bao giờ có sự can thiệp của vũ lực hay uy thế chính trị, không một giọt máu nào phải đổ trong khi truyền giáo; không một cuộc chém giết nào xảy ra nhân danh Đạo Phật, hay nhân danh Đức Thế Tôn, thật là hãnh diện biết bao!"
Viết bởi: Trí Giải
(CÙNG TÁC GIẢ)
Chú thích:
[1] Encyclopedia of Religion Second Edition, L. Jones (ed.) Z. Huldrych (transcendental meditation) Thomson Gale 2005 Vol. XIV, p. 9595
[2] Ibid., p. 9595.
[3] P. Harvey, An Introduction to Buddhist Ethics, Cambribge university Press 2000. p. 258. Và xem trong H. S. Gregg, The causes of Religious War: Holy Nations, Sacred Spaces and Religious Revolution, 2004 p. 90.
[4] W. T. Cavanaugh, The Myth of Religion Violence, Oxford University Press 2009 p. 22.
[5] C. Selengut, Sacred Fury: Understanding Religious Violence, Altamira Press 2003 p. 3. Và xem Encyclopedia of ReligionSecond Edition, op.cit., Thomson Gale 2005, Vol. XIV, p. 9596. Xem trong H. S. Gregg, op.cit, p. 27. Và M. Juergensmeyer, Terror in the Mind of God: The Global Rise of Religious Violence, University of Califonia Press London England 2001, p. 123.
[6] L. Leo, International Religious Freedom (2010): Annual Report to congress, 2010 p. 254
[7] K. H. Shah, The Buddhist Path of Purification Its Socio-Spiritual Significance, K. Sankarnarayan (ed.) op.cit., Somaiya Publishcation Mumbai, New Delhi 2004 Vol.I. pp. 70-71. Và xem Encyclopedia of Religion Second Edition, Encyclopedia of Religion Second Edition, L. Jones (ed.) Z. Huldrych (transcendental meditation) Vol. XIVp. 9596.
[8] K. H. Shah, op.cit., pp. 70-71. Xem Encyclopedia of Religion Second Edition, op.cit., Vol. XIVp. 9596.
[9] M. Singh, Dalit’s Inheritance in Hindu Religion. Kalpaz Publications in India 2006 p.110. & xem K. T. S. Sarao, “Decline of Indian Buddhism” K. T. S. Sarao (ed.) A Text Book of the History of Theravāda Buddhism, Dept. of Buddhist Studies, University of Delhi, 2007 p. 110.
[10] C. Selengut, op.cit., p. 20
[11] W.Rahula, What the Buddha taught, Grove Press, INC, New-Yort,1962, tr.51
* Sikh= người theo đạo Sikh (tôn giáo) phát triển từ Ấn Độ và thế kỷ thứ 16 dựa trên tín ngưỡng chỉ một Thần.
[12] J. P. Larsson, Understandings Religious Violence Thinking Outside the Box on Terrorism, Ashgate Publishing 2004, p. 129.
[13] T. A. Gilly, Y. Gilinskiy, The Ethics of Terrorism: Innovative Approaches from an International Perspective (17 Lectures) Charles Thomas Publisher Ltd 2009 p. 24.
[14] Ibid., p. 27.
[15] L. E. Cady, S. W. Simon, Religion and Conflict in South and Southeast Asia: Disrupting Violence, Simultaneously published in the USA and Canada 2007 p. 52.
[16 Ibid., p. 53
** Thân có 3: không được sát sinh, không được trộm cướp, không được tà dâm
Khẩu có 4: không được nói dối, không được nói ác khẩu, không được nói lưỡi hai chiều, không được nói thêu dệt
[17] K. Jones, The Social Face of Buddhism An Approach to Political and Social Activism,Wisdom Publications, 1989 P. 285.
[18] Majjhima-Nikāya. I.87. Ñāṇamoli & Bodhi (tr.) The Middle Length Discourses of the Buddha, Buddhist Publication Society Kandy, Sri Lanka1995 p. 18. Xem Trung bộ kinh I, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. tr.87
[19] Dīgha-Nikāya. III.184. M. Walshe (tr.) The Long Discourses of the Buddha., Wisdom publication 1987 p. 463.
[20] Tương Ưng Bộ Kinh I, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt trang102
[21]Majjhima-Nikāya. III. 204. Ñāṇamoli & Bodhi (tr) op.cit., pp. 1053-1054.
[22] Tương Ưng Bộ Kinh I,Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt trang. 103
[23] 長阿含經, T1n1, p. 11a8. xem Dīgha-Nikāya. II.79. M. Walshe (tr.) The Long Discourses of the Buddha. p 231.
[24] Dīgha-Nikāya. I.6. M. Walshe, op.cit., p. 68. Xem Anguttara Nikāya. II.208. F. L. Woodward (tr.) the Book of the Gradual Sayings, London Published for the Pali text society 1960 p. 27
[25] Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nguyễn Lang, Hà Nội 1994
[26] Suttanipāta, N. A. Jayawickrama, Post-Graduate Instute of Pāli & Buddhist Studies University of Kelaniya 2001 (tr.) p. 58
[27] xem 律比丘戒,T22n1429, p.1015a19.
[28] xem 四分比丘尼戒本 T22n1431,p.1031a03.
[29] xem 沙彌十戒,T24n1471, p. 926b08. Và 沙彌尼戒,T24n1474, p. 937a13.
[30] xem 佛説優婆塞五戒相經,T24n1476, p. 939c15. & xem D. Keown, Buddhist Ethics A Very Short Introduction, Oxford University Press 2005 p. 9. xem B. Lokhande, “Unique Contribution of Buddhism to The World Culture” K. Sankarnarayan (ed.) op.cit.,pp. 154-155.
[31]若比丘。故自手斷人命。持刀授與人。歎譽死快勸死。咄男子。用此惡活爲。寧死不生作如是心。思惟種種方便歎譽死快勸死是比丘波羅夷不共住, T22n1429, p. 1015c13-16. Và xem. H. Shukla, “Pañcaśīla”, M. Tiwary (ed.) Perspectives on Buddhist Ethics, Dept. of Buddhist Studies, Delhi University, 1989 p. 80
[32] Toàn Tập Tâm Như Trí Thủ Tập 3 Hiệp Chú Chương I NXB TPHCM 2001
[33] H. Shukla, op.cit., p. 80
[34] Tiếp theo.,
[35]中 阿 含 經 Kinh Trung A Hàm Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm, Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ, Phẩm Đại, Kinh Ưu Bà Tắc