Hoa đẹp, hương thơm , mọi người đều ưa chuộng . Theo Phật
giáo , sen trắng là biểu tượng của giác tâm (sự thuần hóa của nhân
tính), sen hồng là sự tôn trọng cao quý các đấng tối cao, sen đỏ là sự
thanh tịnh , lòng từ bi , sen xanh chỉ trí huệ toàn hão ( nhận thức thế
giới hiện tượng không thật sự tồn tại) .
Các chùa , tu viện , hội đoàn Phật giáo ... thường lấy hoa sen làm biểu
tượng . Hoa được ví như một quá trình tu tập , phát triễn tâm thức :
- cây sen mọc dưới bùn ví như tâm thức con người bị vô minh che lấp
- cây vươn lên mặt nước ví như quá trình tu tập thoát khỏi mê lầm
- hoa nở trên mặt nước ví như tâm đã giác ngộ , viên mãn
Nói chung hoa sen là biểu tượng của sự thuần khiết hay là biểu tượng cho
phần tâm linh vô nhiễm của con người (như hoa sen mọc trong bùn mà
không hôi tanh mùi bùn ).
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Kinh lấy hoa sen làm đề kinh và đưa ra các ẩn
dụ : hạt sen được ví như sự chân thật , hoa sen ví như sự quyền biến .
Có hạt nên mới có hoa , hoa nở thì hạt phô ra , hoa tàn thì hạt hình
thành , tức là có chân thật nên có quyền biến , quyền biến khai triễn
thì chân thật lộ ra , quyền biến mất thì chân thật hình thành.
Sen cũng giống như cuộc đời của Ðức Phật trải qua bốn giai đoạn :
- giai đoạn một : đắm mê dục lạc ( nằm trong bùn )
- giai đoạn hai : bỏ cung điện xuất gia ( ra khỏi bùn )
- giai đoạn ba : tu hành tinh tấn ( ra khỏi nước )
- giai đoạn bốn : giác ngộ ( sen trổ bong )
Kinh Pháp Hoa nói: “Chư Phật ra đời vì khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật
tri kiến” nghĩa là dạy cho chúng sinh thấy được Phật ở trong cái thân
vô thường của chính mình . Tri kiến Phật là sáng suốt , thanh tịnh giống
như hoa sen nở .
Đạo Huệ có bài kệ:
“Sắc thân dữ Diệu thể,
Bất hiệp bất phân ly.
Nhược nhân yếu chân biệt,
Lô trung hoa nhất chi.”
(Sắc thân cùng Diệu thể,
Chẳng hợp chẳng chia ly.
Nếu người cần phân biệt,
Trong lò một cành hoa.)
Cành hoa đây là cành hoa sen . Hoa sen không nở trong bùn mà nở trong
lò lửa . Lò lửa là thân vô thuờng . “Tam giới vô an du như hoả trạch” (
Kinh Pháp Hoa) . Thân vô thường của chúng sinh bị thiêu đốt nhưng có một
cái vẫn còn nguyên vẹn tươi tốt , đó là Diệu Thể hay Tri Kiến Phật (
lò lửa là sắc thân , cành hoa là Diệu Thể , Phật Tánh hay Chân Tâm ) .
Trí tuệ có sẳn trong xác thân vô thuờng giống như hoa sen trong lò lửa .
Thiền sư Ngộ Ấn có bài kệ :
“Diệu tánh hư vô bất khả phân,
Hư vô tâm ngộ đắc hà nan.
Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận,
Liên phát lô trung thấp vị càn.”
(Diệu tánh rỗng không chẳng thể vin,
Rỗng không tâm ngộ việc dễ tin.
Tươi nhuần sắc ngọc trong núi cháy,
Lò lửa hoa sen nở thật xinh.)
Trong mỗi người chúng ta , chân tâm vốn rỗng không , nên không thể nào
nắm bắt được, do đó chúng ta đạt đến chân tâm thì không còn vướng mắc
điều gì . Như vậy trong cái vô thường có cái không vô thường . Ðó là
Diệu Tánh ( Ngộ Ấn ) hay Diệu Thể ( Ðạo Huệ) .
Viên Thông Ðại Ứng ( Quốc sư Nhật Bản) có làm bài tụng :
“Liên hoa hà diệp ly nê thủy,
Xuất vị xuất thời tuyệt điểm ai.
Vô hạn thanh hương thâu bất đắc,
Hoà phong đới vũ mãn trì khai.”
(Hoa sen cành lá lìa bùn nước,
Ra với chưa ra bặt điểm trần.
Vô hạn hương thơm thu chẳng hết,
Theo mưa quyện gió nở đầy ao.)
Khi thiền giả đạt được tâm trụ sẽ không còn bị ngoại cảnh tác động ,
tức tâm thanh tịnh không còn dính bụi trần , đấy là lúc hoa sen nở rộ
, tỏa ngát hương thơm . Mục đích của Thiền là giác ngộ , giải thoát .
Hoa sen vốn tinh khiết , vô nhiễm . Ðó là tinh thần " cư trần bất nhiễm
trần " , là sự biểu trưng của những giá trị thuần khiết , an nhiên tự
tại .
Trong sách "Tánh mạng khuê" có bài thơ về hoa sen như sau:
"Hồng hồng bạch bạch thủy trung liên,
Xuất ố nê trung sắc chuyền liên;
Hành trực ngẫu không bổng hựu thục
,
Tu hành diệu lý kháp như nhiên "
(Sen nở trong đầm đỏ trắng phơi,
Bùn nhơ không nhiễm sắc thêm tươi.
Thân ngay, ngó rỗng, gương đầy hột.
Cái lý tu hành cũng thế thôi)
Sen tỏa ngát hương thơm giữa vũng bùn nhơ nhớp, như trong cõi đời trầm
luân, thiền giả muốn chiến thắng dục vọng, phiền não thì phải luôn
tinh tấn tu tập tất sẽ tìm được an lạc cho chính mình - hoa sen trí huệ
sẽ bừng nở, hương đạo đức tỏa khắp trần gian.
http://oldcottage.net/vuonthien/thiennghethuat/thiennghethuat.html