Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Những Tính Đặc Thù của Biển trong Phật Pháp
07/09/2011 18:46 (GMT+7)

, có giá trị vượt thoát thời gian, và phù hợp với mọi căn cơ và trình độ tu tập và tu chứng của mỗi chúng sinh trên hành tinh này.
Như quý vị biết trong lúc giảng dạy, một bậc thầy giỏi thường nêu ra những ví dụ minh họa để cho người nghe và người học dễ hiểu và dễ ứng dụng những lời dạy của mình vào trong cuộc sống hằng ngày. Cũng vậy, trong các thời thuyết pháp của Phật, để cho hội chúng dễ dàng tiếp thu được Phật pháp, Ngài đưa ra nhiều ví dụ và ẩn dụ cụ thể và khác nhau, hàm chứa những tính đặc thù, thường được tìm thấy trong Tam Tạng thánh điển Phật giáo (Kinh, Luật và Luận), đặc biệt là các Kinh A Hàm.
Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm (Ekottarikàgama Sutra), có nhiều đặc tính được tìm thấy, nhưng trong bài viết này “Có tám tính đặc thù của biển được tìm thấy  trong cuộc đối thoại xảy ra giữa đức Phật và một vị Bà-la-môn (Brahman). Tám tính đặc thù này được trình bày theo dạng ẩn dụ, so sánh và đối chiếu, có liên quan tới Phật pháp rất mật thiết. Sau đây, người viết lần lượt tìm hiểu ý nghĩa và nội dung của từng đặc tính trên. Kính mời quý vị cùng nhau theo dõi.

1.       Bãi biển không hề có vực thẳm.
2.       Biển rộng bao la.
3.       Biển không bao giờ dung chứa một tử thi.
4.       Biển đón nhận tất cả các dòng nước.
5.       Biển không đầy không vơi.
6.       Nước biển thuần một vị mặn.
7.       Biển nuôi dưỡng các loài thủy tộc.
8.       Biển chứa đựng nhiều loại của quý.

1.       Bãi biển không hề có vực thẳm.
Khi tắm biển, chúng ta lội nước từ cạn tới sâu dần. Cũng vậy, khi có duyên tiếp xúc với Phật pháp, chúng ta bắt đầu tu học đi từ thấp lên cao, đạt được giác ngộ và giải thoát từng phần, từng cấp độ khác nhau, chuyển hóa dần dần từ phàm phu tới thánh quả, từ khổ đau tới an vui, hạnh phúc.
Hơn nữa, giáo pháp được đức Phật và các vị thánh đệ tử khéo thuyết giảng và trình bày từ phương pháp căn bản tới phương pháp phát triển. Nó có giá trị thiết thực hiện tại, phù hợp với sự tu, học, và chứng ngộ của từng mỗi chúng sanh. Những ai có đủ duyên lành tiếp xúc, học hỏi, và hành trì Phật pháp, thì họ không bao giờ bị hụt hẫng và chết chìm trong giáo pháp. Trái lại, các vị có thể thưởng thức được những hoa trái an lạc và hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.

2.       Biển rộng bao la.
Chúng ta biết sông thì nhỏ, hẹp, có ngằn mé và giới hạn. Ngược lại, biển thì rộng lớn, bao la, không ngằn mé và không giới hạn. Ở điểm này, trong Tăng Thân Làng Mai, có bài hát nổi tiếng với chủ đề “Sông và Biển.

Em chưa từng thấy biển,
em chỉ thấy dòng sông.
Nhưng có nghe cô kể,
biển thì rộng hơn sông;
biển thì rộng mênh mông,
bao la biển xanh mặn nồng,
một đời người như sông.
Nếu ai sống cho muôn người,
thì lòng rộng hơn sông.
Nếu ai sống cho riêng mình,
thì lòng hẹp hơn sông.

Biển là chỉ cho cái tâm tự do, thênh thang, và tha nhân; sông chỉ cho cái tâm ràng buộc, chật hẹp, và vị kỷ. Tu là để nhận diện và chuyển hóa cái tâm ràng buộc, chật hẹp và vị kỷ thành cái tâm tha nhân, tự do, thênh thanh, bao la như biển.
Bài hát trên nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta cố gắng sống chánh niệm và tỉnh giác, vững chãi và thảnh thơi bằng cách áp dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày để đem lại an lạc và hạnh phúc cho số đông ngay trong cuộc đời này.
Biển rộng bao la có nghĩa là trong giáo pháp của Phật có chứa đựng các chất liệu tha thứ, bao dung, độ lượng, ôm ấp, chuyển hóa, nuôi dưỡng, trị liệu, vững chãi, thảnh thơi, an lạc, và hạnh phúc. Những ai có đủ duyên lành sống áp dụng và hành trì giáo pháp của đức Thế Tôn, thì họ có khả năng nếm được hương vị an lạc và giải thoát, và đạt được sự bình đẳng như nhau.

3.       Biển không bao giờ dung chứa một tử thi.
Biển đề cập ở đây được hiểu là giáo pháp của đức Thế Tôn; tử thi được hiểu là sự bất hạnh, khổ đau, các phiền não tham, sân, si, tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, và tà định. Biển chỉ cho Phật tánh, tâm Bồ đề, tức tâm tuệ giác; tử thi chỉ cho ma tánh, tâm phiền não, tức tâm khổ đau.
Giáo pháp của đức Thế Tôn là giáo pháp giác ngộ và tỉnh thức, không bao giờ dung chứa những hạt giống phiền não, tiêu cực, bất hạnh và khổ đau, và ngược lại, tất cả những lời dạy của Ngài đều chứa đựng những chất liệu vững chãi và thảnh thơi, an vui và hạnh phúc, giác ngộ và giải thoát.
Chúng ta biết người tu tập không giỏi thường có cái tâm chê bai, chỉ trích người khác, đánh mất cái tâm Bồ đề, cái tâm tự do, cái tâm thong dong, và tự tại. Đời sống của họ thường bị các phiền não và khổ đau chế ngự và chi phối. Thân tâm của họ không được an lạc, nhẹ nhàng và thư thái.
Người tu giỏi biết áp dụng và hành trì Phật pháp vào đời sống hằng ngày, sống chánh niệm và tỉnh giác, vững chãi và thảnh thơi, có khả năng đoạn trừ, chế ngự, và chuyển hóa hạt giống tiêu cực thành hạt giống tích cực, hạt giống bất thiện thành hạt giống thiện, hạt giống phiền não thành hạt giống Bồ đề, hạt giống khổ đau thành hạt giống hạnh phúc…Người này có cái tâm hoan hỉ, thương yêu, tha thứ, thông cảm, giúp đỡ và chia sẻ sự khó khăn và nỗi khổ niềm đau của mình và của người khác.
Thực vậy, chúng ta có thể nhận diện rằng khổ đau của mình chính là khổ đau của người, và ngược lại, hạnh phúc của mình chính là hạnh phúc của người, và an lạc của mình chính là an lạc của người. Hiểu và thực hành được như vậy, thì chúng ta có khả năng đem lại những hoa trái an vui và hạnh phúc đích thực cho tự thân và cho tha nhân ngay cuộc đời này.
Hơn nữa, như quý vị biết khi tử thi trôi giạt trên biển, nó sẽ bị nước biển nhận chìm, hoặc bị đánh dạt vào bờ. Điểm này ý nói rằng nếu sống thiếu chánh niệm tỉnh giác, chúng ta sống không khác gì như một tử thi. Chúng ta có thể làm những điều bất thiện như sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, sử dụng các chất say…Chắc chắn chúng ta sẽ bị đánh dạt vào bờ sinh tử, và sẽ bị các phiền não và khổ đau chế ngự.
Ý thức rõ điều ấy, Chúng ta nỗ lực sống đời sống chánh niệm và tỉnh giác, không làm các điều ác, làm các điều lành, giữ thân tâm an lạc bằng cách áp dụng và hành trì lời Phật dạy vào trong đời sống hằng ngày của mình để đem lại hoa trái an vui và hạnh phúc cho số đông. Chúng ta tập sống với cái hạnh, cái nguyện và cái tâm thương yêu, bố thí, phóng sanh, chung thủy, chân thật, chánh niệm, tỉnh giác…Hiểu và làm được như vậy, chúng ta không những giúp cho mình, người thân người thương của mình có khả năng thoát ra khỏi bể sanh tử, chế ngự phiền não, chuyển hóa khổ đau, mà còn giúp cho tự thân và cho tha nhân lội vào bờ bình an và hạnh phúc đích thực ngay tại thế gian này.
4.       Biển đón nhận tất cả các dòng nước.
Chúng ta biết biển có khả năng đón nhận và dung chứa tất cả các dòng nước sạch, nước dơ, nước bùn, nước mưa…chảy từ trăm ngàn con sông, suối, ao, hồ, vân vân. Cũng vậy, xưa cũng như nay, giáo pháp của đức Thế Tôn có khả năng không những ôm ấp, nhiếp phục và thâu nhiếp được tất cả các học thuyết và triết thuyết ở đời, kể cả các văn hóa và truyền thống tâm linh khác, mà còn độ được những vua, quan, quần thần, tôi tớ, người giàu, người nghèo, tù, tội, người da trắng, da đen, da vàng, da đỏ, kể cả kỉ nữ và bọn cướp…Hễ những ai có đủ duyên lành tiếp xúc và hành trì lời Phật dạy vào trong đời sống hằng ngày, thì an lạc và hạnh phúc có thể thấm nhuần và làm mát dịu thân và tâm.

5.       Biển không đầy không vơi.
Các bạn biết tất cả các dòng nước của các con sông, ngòi, ao, hồ…đều chảy ra biển cả, nhưng đặc tính của nó là không đầy không vơi, không ít không nhiều, không cao không thấp. Cũng vậy, trong đạo Phật, có rất nhiều hạng người khác nhau đến từ các nhà khoa học, nhà chính trị, nhà tâm linh, nhà tôn giáo, nhà đạo đức, nhà giáo dục, vân vân., có duyên tu tập, áp dụng và thực hành Phật pháp trong khoảng thời gian một tuần, hai tuần, ba tuần, một tháng, hai tháng, ba tháng, một năm, hai năm, ba năm… Song tất cả mọi người đều cảm nhận, thưởng thức và nếm được hương vị pháp lạc bình đẳng như nhau. Từ đây, Phật tánh, Phật tâm, Phật hạnh và Phật nguyện của họ trở nên bừng sáng.
Biển được đề cập ở đây có nghĩa là “Phật tánh” có sẵn trong mỗi chúng ta. Phật, trước hết, có nghĩa là Người tỉnh thức và sự tỉnh thức, Người an lạc và sự an lạc, Người vững chãi và sự vững chãi, Người thảnh thơi và sự thảnh thơi, vân vân; Tánh có nghĩa là “Tâm.” Khi ta cảm nhận và nếm được pháp lạc nhờ sự hành trì và ứng dụng Phập pháp vào trong đời sống hằng ngày, tâm chúng ta trở nên bừng sáng, và thân ta trở nên an lạc. Chúng ta có khả năng chế ngự phiền não, chuyển hóa khổ đau, và đạt được sự tỉnh thức, an lạc, vững chãi và thảnh thơi ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại. “Phật tánh” trong ta hiển bày.
Biển không đầy không vơi” cũng có nghĩa là ở thánh “Phật tánh” không thêm, ở phàm “Phật tánh” không bớt. Điểm này có ý nghĩa khác nhau là vì tâm giác ngộ của ta bị vô minh và phiền não ngăn che, nên chúng ta không thấy được “Phật tánh.” Cũng vậy, “Phật tánh” được ví như ánh sáng “trăng Rằm.” Ánh sáng không thấy được là vì bị mây ngăn che. Muốn thấy được ánh sáng là nhờ gió. Gió thổi thì mây bay, ánh sáng “trăng Rằm” tự nhiên hiển lộ. “Gió” ở đây chỉ cho sự tu học và hành trì phật pháp. “Mây” chỉ cho vô minh và phiền não.   
Nhờ tu học Phật pháp tinh chuyên, sống đời sống chánh niệm và tỉnh giác, chúng ta có khả năng phá tan màn vô minh và dập tắt phiền não. Lúc bấy giờ, vô minh diệt thì minh sanh. Chúng ta thấy được “Phật tánh,” ánh sáng tuệ giác trong ta hiển bày. Hạt giống giác ngộ trong ta được đánh thức và nẩy mần. “Phật tánh,” ánh sáng tuệ giác và hạt giống giác ngộ trong ta không những có khả năng hiến tặng hoa trái thương yêu và hiểu biết tới số đông, mà còn hiến tặng “cái thấy hòa bình, cái ý nghĩ hòa bình, lời nói hòa bình, việc làm hòa bình, phương kế sinh nhai hòa bình, tinh tấn hòa bình, nhớ nghĩ hòa bình, và sự tập trung duy trì hòa bình cả thân lẫn tâm cho tất cả chúng sanh muôn loài.  Hiểu và thực hành được như vậy, thì chúng ta thực sự là sứ giả hòa bình để góp phần xây dựng người người hạnh phúc, nhà nhà yên vui, xã hội an bình, và chúng sanh an lạc trên khắp hành tinh này.
6.       Nước biển thuần một vị mặn.
Dù nước mưa, nước sông, nước suối, nước ngọt, nước đục, nước dơ…chảy về biển cả, nhưng tất cả các loại nước ấy đều trở thành nước biển và có một vị mặn duy nhứt. Cũng vậy, trong tất cả các lời dạy của đức Phật và đệ tử của Ngài, hoặc trong tất cả các pháp môn tu học của đạo Phật, dù bạn tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền, dù bạn tu theo pháp môn Thiền hay Tịnh độ, nhưng giác ngộ và giải thoát vẫn là yếu tố then chốt, an lạc và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân vẫn là yếu tố hàng đầu.        

7.       Biển nuôi dưỡng các loài thủy tộc.
Trong không gian mênh mông bao la, biển chứa đựng và nuôi dưỡng vô số các loài thủy tộc như tôm cua, cá…Cũng vậy, trong chiều dài lịch sử gần ba nghìn năm, đạo Phật và giáo pháp của đạo Phật có khả năng dung nhiếp và giáo hóa không biết bao nhiêu hạng người trên thế gian này như người trí, kẻ ngu, người giàu, kẻ nghèo, nhà bác học, người ít học, v.v… Hễ những ai có duyên tu, học Phật pháp tinh chuyên, sống đời sống chánh niệm và tỉnh thức, vững chãi và thảnh thơi, thì họ có thể gặt hái được hoa trái an lạc và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay cuộc đời này.

8.       Biển chứa đựng nhiều loại của quý.
Trong đại dương, có vô số các loại ngọc ngà, châu báu như vàng, kim cương, pha lê, hỗ phách, v. v… Cũng vậy, trong đạo Phật, có vô số các loài chúng sinh được sinh ra từ trứng, từ thai, từ ẩm ướt, và từ biến hóa. Trong các loài chúng sinh đó, có vị là bậc tỉnh thức, có vị là bậc giác ngộ, có vị là bậc thánh, có vị là phàm phu, v. v…Dù chúng ta là những vị phàm phu, nhưng chúng ta có duyên học Phật, nghe pháp, hiểu pháp và nếm được hương vị pháp lạc, thì Phật tánh và ánh sáng tuệ giác trong ta trở nên bừng sáng, tâm Bồ đề trong ta trở nên giác ngộ và tỉnh thức. Từ đây, mỗi chúng ta là những bông hoa tươi đẹp để hiến tặng cho đời và giúp đời thêm hương thêm sắc. Những ai hiểu và làm được như vậy, thì họ xứng đáng được thế gian trân quý như vàng, như kim cương, pha lê, hỗ phách…tại thế gian này.
Tóm lại, qua những gì đề cập ở trên, chúng ta thấy những tính đặc thù của biển là tiêu biểu cho những tính đặc thù của đạo Phật, giáo pháp của đạo Phật, người hoằng pháp và người thực hành và thưởng thức được hương vị an lạc của chánh pháp.
Những tính đặc thù này chỉ được tìm thấy trong Đạo tỉnh thức, ngoài Đạo tỉnh thức ra, chúng không dễ gì được tìm thấy ở các tôn giáo và các triết thuyết khác. Mặc dù những tính đặc thù này có mặt trên thế gian này gần ba nghìn năm, nhưng giá trị của chúng rất thiết thực hiện tại, vượt thoát thời gian, phù hợp với khoa học và con người xã hội ngày nay, có khả năng dập tắt phiền não, và đưa hành giả tới thân tâm an lạc. Hiểu, áp dụng và thực hành những tính đặc thù của Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày một cách chuyên cần và chánh niệm, thì chúng ta có thể đem lại an lạc và hạnh phúc cho số đông, và đồng thời, chúng ta cũng có thể góp phần xây dựng cõi thiên đường và cực lạc ngay tại thế gian này.
Kính chúc Quý liệt vị cùng nhau thực tập và thưởng thức được hương vị an lạc của chánh pháp!

Thích Trừng Sỹ

 

 

The Specific Characteristics of the Sea in the Buddha Dharma

Sakyāmuni Buddha, a perfectly awakened and enlightened Teacher, has taught the wonderful Dharma in order to bring authentic peacefulness and happiness to devas and human beings. His teachings, which bring the deeply humane features, are very practical in the present, have the values beyond the time, and accord with all abilities and levels of cultivation and enlightenment of every sentient being on this planet.
As you know while teaching, a good teacher often points out illuminating examples for hearers and learners to easily understand and apply his teachings to their daily life. Likewise, in the periods of preaching the Dharmaof the Buddha, to let the community be easy to acquire His teachings, He puts forth many specific and different examples and metaphors, which contain the specific characteristics, are usually found in Three Baskets of Buddhist canonical Scriptures (Sutras, Vinaya and Abhidharma), especially the Agama Sutras.
In the Ekottarikàgama Sutra, there are many particularities found, but in this writing "There are the eight specific characteristics of the sea found in the dialogue occurring between the Buddha and a Brahman. These Eight characteristics, which are presented in the form of metaphors, comparisons and contrasts, are related to Buddha Dharma very intimately. Hereafter, the writer in turn finds out about the meanings and contents of each of the above characteristic. He would like to invite you all to track together.

1.       A beach does not have an abyss.
2.       The ocean is immensely vast.
3.       The sea never contains a corpse.
4.       The sea is welcome to receive all the streams of water.
5.       The sea is neither full nor less full.
6.       Sea water has a uniquely salty taste.
7.       The sea nurtures aquatic species.
8.       The sea contains many types of treasures.

1.       A beach does not have an abyss.    
When swimming, we swim from shallow to deep water gradually. Similarly, when having good conditions to be in contact with the Buddha Dharma, we start to cultivate, learn from low to high levels, gain enlightenment and freedom of each part, each different degree, transform step by step from normal being to holy being, from suffering to joyfulness and happiness.
Moreover, the teachings are preached and presented by the Buddha and His holy disciples from the basic method to the developing method. They have the practical values in the present; conform with cultivation, learning, and realization of every being. Those who have enough good conditions to contact, inquire, and practice the Dharma, are never missed and drowned in it. Conversely, they can enjoy peaceful and happy flowers and fruits right here and now in the present life.

2.       The ocean is immensely vast.
We know the river which is small, narrow is limited. Conversely, the ocean which is immense, vast is unlimited. In this point, in the Plum village in France, there is a popular meditation song with the title of “The River and the Sea.

I have never seen the sea,
I only see the stream of the river.
But after listening to my teacher’ telling,
the sea is wider than the river;
the ocean is immense,
  the immensity of the blue sea is warmly salty
a human lifetime is like the river.
If anyone lives for all the people,
his or her heart is wider than the river.
If anyone lives for himself or herself,
His or her heart is narrower than the river.

The sea symbolizes the mind of freedom, immensity, and selflessness; the river represents the mind of tie, narrowness, and selfishness. Cultivation is to recognize and transform the mind of tie, narrowness, and selfishness into the mind of selflessness, freedom, immenseness, vastness like the sea.
The above song is to remind each of us to try to lead a life of mindfulness and awareness, solidity and freedom by apply the Buddha Dharma in the daily life in order to bring peacefulness and happiness to the many right in this life.
The vast sea means in the Buddha Dharmawhich contains all the substances of forgiveness, tolerance, generosity, embracement, transformation, nourishment, healing, steadiness, freedom, peacefulness, blissfulness, etc. Those who have enough good conditions to live to apply and practice the Dharma of World-Honored One, have the capacity to taste the flavor of peacefulness and liberation, and achieve equality alike.

3.       The sea never contains a corpse.
The here-mentioned sea is understood as the Dharma of World-Honored One; the corpse is understood as misfortune, suffering, afflictions of desire, anger, delusion, wrong view, wrong thought, wrong speech, wrong action, wrong livelihood, wrong effort, wrong mindfulness, and wrong concentration. The sea is symbol for Buddha nature, Bodhicitta, i.e. the mind of insight; the corpse is symbol for ghost nature, the mind of defilement, i.e. the mind of suffering.
World-Honored One’s Dharma, which is the Dharma of enlightenment and awareness, has never contained the seeds of defilements, negativity, misfortune and distress, and vice versa, all the Buddha’s teachings contain the substances of steadiness and leisureliness, joyfulness and happiness, enlightenment and liberation.
We know those who do not cultivate well often have the scornful mind, criticize other people, lose the mind of Bodhi, that of freedom, that of leisureliness, and easiness. Their lives are usually dominated and controlled by defilements and distress, their bodies and minds are not peaceful, gentle, and leisurely.
Good cultivators that know to apply and practice the Buddha Dharma in their daily lives, lead their lives of mindfulness and awareness, solidity and leisureliness, have the ability to eliminate, overcome, and transform the negative seed into the positive seed, the wholesome seed into the unwholesome seed, the seed of affliction into that of Bodhicitta, the seed of suffering into that of bliss, etc. These people have their hearts of joy, love, forgiveness, sympathy, help and share of difficulty and suffering of their own and others’.
Indeed, we can recognize that our suffering is mainly people’s suffering, and vice versa, our happiness is mainly their happiness, and our peacefulness is principally their peacefulness. Understanding and practicing so, we have the capacity to bring authentically joyful and blissful flowers and fruits to other people and ourselves right in this life.
Moreover, as you know when the corpse drifts in the sea, it will be sunk by sea water, or be washed ashore. This point implies that if living to lack mindfulness and awareness, we live as no differently as the corpse. We can do the unwholesome things such as killing, stealing, adultery, lying, the use of intoxicants, etc. Certainly we will be beaten adrift into the shore of birth and death, and be dominated by defilements and suffering.
Clearly aware of the foregoing things, we make much effort to lead our lives of mindfulness and awareness, not to do the evil, to do the good, to purify our peaceful bodies and minds by applying and practicing the Buddha’s teachings in our daily lives in order to bring joyful and blissful flowers and fruits to the many. We learn to live with action, aspiration and the hearts of love, almsgiving, animal release, faithfulness, honesty, mindfulness, awareness, etc. Understanding and doing so, we not only help our relatives, beloved ones and us have the ability to escape from the sea of birth and death, overcome defilements, transform suffering, but also help other people and ourselves to swim to the shore of authentic peacefulness and happiness right here in the world.

4.       The sea is welcome to receive all the streams of water.
We know the sea has the capacity to be welcome to receive and contain all the streams of clean water, dirty water, muddy water, rain water, etc., flowing from hundred thousands of rivers, springs, ponds, lakes and so on. Likewise, in the ancient time as well as in the present time, the Dharma of World Honored One has the ability not only to embrace, overcome and dominate all the doctrines and philosophical theories in the world, including other spiritual cultures and traditions, but also to teach and save the kings, mandarins, court officials, servants, the rich, the poor, prisoners, criminal people, white people, black people, brown people, red people, including courtesans and robbers, etc. Those who have enough conditions to contact and practice the Buddha’s teachings in their daily lives, their peacefulness and happiness can be permeated and make their bodies and minds calm and cool.

5.       The sea is neither full nor less full.
You know all the water currents of rivers, canals, ponds, lakes, etc flow the ocean, but its particularities are neither full nor less full, neither more nor less, neither higher nor lower. Likewise, in Buddhism, there are so many kinds of different people who come from scientists, spiritual leaders, religious leaders, ethicists, educators, etc., have good conditions to cultivate, apply and practice the Buddha Dharma in an about period of one week, two weeks, three weeks, one month, two months, three months, one year, two years, three years and so on. Yet people have felt, enjoyed and tasted the flavor of the peaceful Dharma equally alike. From here, their Buddha natures, Buddha minds, Buddha aspirations and Buddha actions become suddenly illuminated.
The here-mentioned sea means “Buddha nature” which is available in each of us. Buddha, first of all, means an awakened Person and awareness, peaceful Person and peacefulness, firm Person and firmness, carefree person and carefreeness, etc.; Nature means “Mind.” When we feel and taste the peaceful Dharma by practicing and applying the Buddha Dharma in our daily lives, our minds become illuminated, and our bodies become peaceful. We have the capability to overcome afflictions, transform suffering, and obtain awareness, peacefulness, steadiness and carefreeness right here and now in the present life. “Buddha natures” in us appear evident.
The sea is neither full nor less full” also means in a holy One “Buddha nature” is no more, in a human being “Buddha nature” is no less. This point, has different meaning, is because our enlightened minds are obscured by ignorance and defilements, we cannot see “Buddha nature.” Likewise, "Buddha nature" symbolizes “Full Moon.” Its light, which cannot be seen is obscured by a cloud. Wanting to see it is due to the wind. The wind blows, i.e. the cloud drifts. The light of “Full Moon” gets evidently.  The “wind” is here showed for cultivation and practice of the Buddha Dharma. The “cloud” is showed for ignorance and defilements.
Thanks to diligently practicing the Buddha dharma, living our lives of mindfulness and awareness, we have the capacity to dispel ignorance and extinguish afflictions. At that time, ignorance disappears, i.e. wisdom appears. We see “Buddha nature,” the light of insight in us gets evident. The seed of enlightenment in us is waken and sprouted. “Buddha nature,” the light of insight and the seeds of enlightenment in us not only have the ability to offer flowers and fruits of understanding and love to the many, but also “peaceful view, peaceful thought, peaceful speech, peaceful action, peaceful livelihood, peaceful diligence, peaceful mindfulness, peaceful maintained concentration of both body and mind ” to all living things and living beings. Understanding and doing like this, we are really peaceful messengers to contribute to building every person of happiness, every family of joyfulness, society of peace, and human beings of joyful peacefulness on over the planet.

6.       Sea water has a uniquely salty taste.
Although rain water, river water, spring water, fresh water, muddy water, dirty water, etc., flows into the ocean, all kinds of the water become sea water and have a uniquely salty taste. Likewise, in all the teachings of the Buddha and His disciples, or in all the training and learning methods of Buddhism, though you follow Theravāda or Mahayāna Buddhism, though you practice the method of Meditation or that of Pure Land, enlightenment and liberation are still the key factor, peacefulness and happiness for other people and for yourselves are still the leading factor.

7.       The sea nurtures aquatic species.
In the space of immense vastness, the sea contains and nourishes countlessly acquatic species like shrimp, crab, fish, etc. Likewise, In the historical length of nearly three thousand years, Buddhism and its Dharma have had the capacity to gather, accept, and teach the wise, the unwise, the rich, the poor, scholars, unlearned people, etc. Those who cultivate, learn the Buddha Dharma diligently, lead their lives of mindfulness and awareness, steadiness and freedom, can reap peaceful and happy flowers and fruits for other people and themselves right in this life.

8.       The sea contains many types of treasures.
In the ocean, there are countless types of pearls, jewels like gold, diamond, crystal, ember, etc. Likewise, in Buddhism, there are innumerable kinds of beings born out from oviparity, from viviparity, from moisture, and from metamorphosis. Among kinds of those beings, there is an awakened one, there is an enlightened one, there is a holy person, there is a human being, etc. Although being human beings, we have good conditions to learn Buddhism, hear the Dharma, and taste the flavor of its peace, Buddha nature and the light of insight in us become illuminated, Bodhicitta in us becomes enlightened and awakened. From here, we each are fresh and beautiful flowers to offer them to life and help life add flavors and colors. Those who understand and practice like this deserve to be treasured by the world like gold, like diamond, crystal, ember, etc., in this life.
In brief, through what is mentioned above, we see the specific characteristics of the sea are representative of those of Buddhism, its Dharma, preachers of the Dharma, practisers and enjoyers of its peaceful taste. 
These specific characteristics are only found in Buddhism, apart from it, they are not easily found in other religions and philosophical theories. Although these specific characteristics have been present in the world for nearly three thousand years, their values, which are very practical in the present, are beyond the time, accord with science and social people today, have the capacity to extinguish afflictions, and lead practitioners to their peaceful bodies and minds. Understand, apply and practice the specific characteristics of the Buddha Dharma in our daily lives diligently and mindfully, then we can bring peacefulness and happiness to the many, and at the same time, we can also contribute to building a realm of Heaven and Pure Land right here in the world.
May you all practice together and enjoy the peaceful flavour of the Dharma!

Ven. Thich Trung Sy

 Xem Tăng Nhất A Hàm – Tám Pháp → 42. Phẩm Tám Nạn → Kinh Số 4

    Xem http://www.phatviet.com/dichthuat/kinhtang/Tangnhat_A_ham/Tn_00.htm

 Xem Tiểu Bộ → Kinh Phật Tự Thuyết ↔ Cảm Hứng Ngữ (V – Ud 51) / Xem Khuddhaka Nikaya I V Udàna

    Xem http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tieubo1/tb13-ptt2.htm

Xem http://langmai.org/sng-chung-an-lc/thien-ca-lc/thien-ca/303-song-va-bin.html
Và http://my.opera.com/lienngoc08/blog/show.dml/4292988

Xem Bát Chánh Đạo - The Noble Eightfold Path (Sanskrit: āryāṣṭāgamārga  / Pāli: Ariya-Atthangika-Magga )

Xem http://tudien.daitangkinhvietnam.org/index.php?title=Kim_c%C6%B0%C6%A1ng_b%C3%A1t-nh%C3%A3-ba-la-m%E1%BA%ADt-%C4%91a_kinh

 Xem Tăng Nhất A Hàm – Tám Pháp → 42. Phẩm Tám Nạn → Kinh Số 4

    Xem http://www.phatviet.com/dichthuat/kinhtang/Tangnhat_A_ham/Tn_00.htm

 Xem Tiểu Bộ → Kinh Phật Tự Thuyết ↔ Cảm Hứng Ngữ (V – Ud 51) / See Khuddhaka Nikaya I V Udàna

    Xem http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tieubo1/tb13-ptt2.htm

See http://langmai.org/sng-chung-an-lc/thien-ca-lc/thien-ca/303-song-va-bin.html
And http://my.opera.com/lienngoc08/blog/show.dml/4292988

See the Noble Eightfold Path (Sanskrit: āryāṣṭāgamārga  / Pāli: Ariya-Atthangika-Magga )

See http://www.purifymind.com/DiamondSutraConze.htm

http://rongmotamhon.net/mainpage/detail_reader.php?ID=3&p_id=1

Các tin đã đăng:
Về đầu trang