1
– Bốn chân lý trong ngôn ngữ hằng ngày
2
– Nghiệp báo đối diện với nhân quả hành trạng
3
– Một vài hệ thống giải thích nghiệp báo
4
– Nghiệp báo như một nhân tố tinh thần của một sự thôi
thúc
5
– Những ảnh hưởng của thái độ nghiệp báo
6
– Hạnh phúc và bất hạnh
7
– Thái độ xây dựng và tàn phá
8
– Thuyết quyết định hay tự do ý chí
9
- Mê muội về nguồn gốc của nghiệp báo
10
– Giải thoát sự mê muội của chúng ta
11
– Những lời kết luận
12
- Hỏi & đáp
1
– BỐN CHÂN LÝ CAO QUÝ TRONG NGÔN NGỮ HẰNG NGÀY
Chúng
tôi rất vui mừng hiện diện nơi đây một lần nữa
tại Xalapa, và chủ đề mà tôi đã từng được yêu cầu
để nói tối nay là nghiệp báo. Dĩ nhiên, khi chúng ta
nghiên cứu về một chủ đề nào đấy trong Phật giáo, điều
quan trọng để có một ý tưởng nào đấy về việc tại
sao chúng ta muốn tìm hiểu về nó, điều quan trọng của nó
là gì, và tại sao nó phù hợp trong toàn bộ phạm vi của
Phật giáo. Một cách căn bản Đức Phật nói về kinh
nghiệm của mỗi người, những điều chúng ta kinh nghiệm
trong đời sống, những gì sẽ xãy ra. Nền tảng căn
bản quan trọng nhất của điều mà tất cả chúng ta kinh nghiệm,
mọi người kinh nghiệm là gì? Đôi khi chúng ta buồn
rầu, và thỉnh thoảng chúng ta vui vẻ. Đây là cung cách
mà kinh nghiệm chúng ta trãi qua trong đời sống của chúng
ta, có phải không?
Khi
chúng ta thẩm tra hoàn cảnh đôi khi buồn rầu, và thỉnh thoảng
vui vẻ, chúng ta khám phá ra rằng có nhiều vấn đề
liên hệ với điều ấy. Khi chúng ta không vui, rõ ràng,
đó là khổ não. Không ai thích u sầu, có phải thế không?
Chúng ta có thể không vui trong việc nhìn thấy mọi việc,
giống như một người bạn đi xa, hay nghe về những việc,
những ngôn ngữ khó chịu, và chúng ta cũng có thể không vui
khi nghĩ về nhiều việc khác nhau với nhiều loại cảm xúc
khác nhau. Nhưng thỉnh thoảng chúng ta cảm thấy không
vui và dường như không có bất cứ một liên hệ với bất
cứ những gì chúng ta thật sự nghe và thấy, hay những gì
đang xãy ra chung quanh chúng ta. Đây là một vấn đề,
có phải không?
Nhưng
về niềm vui thì thế nào? Đôi khi chúng ta cảm thấy
vui vẻ, có phải không? Chúng ta cảm thấy vui nghĩ về
điều gì đấy, như nhớ lại một thời điểm tuyệt vời
mà chúng ta có với ai đấy. Nhưng khi chúng ta nhìn sâu
xa hơn, chúng ta thấy rằng niềm vui này mà chúng ta trãi qua
có một vài vấn đề liên hệ với nó. Trước tiên nhất,
nó không bao giờ kéo dài, và chúng ta không biết nó sẽ kéo
dài bao lâu. Và dường như nó chẳng bao giờ đủ.
Chúng ta có thể vui khi ăn một muỗng thức ăn, nhưng điều
ấy không đủ - chúng ta muốn ăn thêm và thêm và ăn thêm
nữa. Thật sự, đấy là một câu hỏi rất thú vị -
khối lượng là bao nhiêu của vật gì đấy mà chúng ta phải
ăn nhằm đề thật sự hưởng thụ một cách thích thú với
nó? Hãy nghĩ về điều ấy là vấn đề đầu
tiên. Một điều sai lầm khác, một thoáng khác của niềm
vui này là chúng ta không biết điều gì sẽ xãy ra tiếp theo.
Chúng ta có thể tiếp tục vui trong giây phút tiếp theo, hay
chúng ta có thể buồn. Nó có thể thay đổi, vì thế
không có gì bảo đảm trong niềm vui này.
Thật
sự đối với Phật giáo loại quán chiếu hay phân tích này
vào trong niềm vui và nổi buồn không phải là điều gì đặc
biệt; nhiều đại tư tưởng gia trên thế giới đã từng
quán chiếu điều này và giảng dạy về điều này. Nhưng
những gì Đức Phật dạy, những gì Đức Phật thấu hiểu
là sâu xa hơn về vấn đề này hay khổ đau. Ngài nhìn
một cách sâu sắc hơn vào sự thăng trầm trong hoàn cảnh
đời sống của mỗi người, và những gì Ngài thấu
hiểu là nguyên nhân cho niềm vui ấy thật sự là bộ phận
của mỗi thời khắc mà kinh nghiệm của chúng ta trãi qua.
Nói cách khác, cung cách mà chúng ta kinh nghiệm mọi việc với
sự lên và xuống của vui và buồn không ngừng đấy là hoàn
cảnh không hài lòng.
Thế
nên, sau đó, Đức Phật nhìn và thấy nguyên nhân nào ở tại
đấy trong mỗi thời khắc và điều gì tiếp diễn liên tục
trong hoàn cảnh không hài lòng này, và Ngài thấy rằng nó
là sự mê mờ về thực tại, sự rối rắm về hiện thực,
hay sự bất giác về hoàn cảnh. Nói cách khác, mê
mờ về việc chúng ta hiện hữu như thế nào, mỗi người
chung quanh chúng ta tồn tại như thế nào, về thế giới hiển
hiện như thế nào.
Điều
này là hoàn toàn khác biệt với những gì nhiều người khác
đã từng nói. Thí dụ, một số những người khác đã
từng nói, sự lên và xuống của vui và buồn mà kinh nghiệm
chúng ta trãi qua một cách căn bản do bởi tưởng thưởng
và trừng phạt: từ việc tuân thủ luật pháp hay từ
việc không tuân theo luật lệ. Vấn đề căn bản cho
việc cảm thấy vui vẻ hay buồn rầu là ‘vâng lời’, theo
ý kiến của nhiều vị thầy. Nhưng Đức Phật nói rằng:
không, không phải trường hợp ấy. Nguyên nhân thật
sự của sự mê mờ của chúng ta, không là vấn đề của
vâng lời hay không vâng lời; nó là sự biểu hiện mê mờ
về đời sống. Sau đó, Đức Phật tiếp tục nói rằng
sự mê mờ rối rắm ấy không nhất thiết là toàn bộ sự
sống, của việc chúng ta nếm mùi hay kinh nghiệm mọi việc
như thế nào. Nó không phải ở đó: nó là điều gì
đấy mà có thể di chuyển được, và nó có thể cởi bỏ
được một cách hoàn toàn, để nó không bao giờ trở lại.
Rồi thì Ngài nói rằng cách thật sự để làm thế là hãy
thay đổi cung cách kinh nghiệm mọi thứ của chúng ta.
Từ
bỏ sự mê mờ ấy không phải là vấn đề yêu cầu người
nào khác để tháo bỏ nó cho chúng ta, nhưng một cách căn
bản đấy là vân đề thay đổi chính thái độ của chúng
ta, sự thấu hiểu của chúng ta về thực tại. Nếu chúng
ta có thể thay thế sự không hiểu biết với sự thông hiểu
và sau đó sở hữu sự thông hiểu này trong mọi lúc, rồi
thì chúng ta khám phá ra rằng chúng ta không có sự lên và
xuống liên tục của vui và buồn này, và chúng ta không ghi
nhớ mãi sự lên và xuống của vui và buồn. Vì thế,
đấy là một giáo huấn vô cùng căn bản của Đức Phật,
đặt nó vào trong chính ngôn ngữ hằng ngày.
2
– NGHIỆP BÁO ĐỐI DIỆN VỚI NHÂN QUẢ HÀNH TRẠNG
Khi
chúng ta nói về nghiệp báo, nghiệp báo là giải thích căn
bản của việc làm thế nào và tại sao những kinh nghiệm
của vui và buồn của chúng ta lên và xuống – đấy là tất
cả về nghiệp báo. Nói cách khác, chúng ta rối rắm
hay mê mờ về việc sản sinh sự thăng trẩm vui buồn,kinh
nghiệm dễ chịu và khó chịu như thế nào ? Nói cách
khác, nó đối diện với nhân và quả, và nhân quả là một
chủ đề vô cùng phức tạp. Như Đức Phật đã nói,
một chậu nước không đổ đầy bởi giọt nước đầu tiên
và nó cũng không phải được rót đầy bởi giọt nước cuối
cùng; mà nó được làm đầy bởi sự tích lũy toàn bộ những
giọt nước. Tương tự thế, những gì chúng ta kinh nghiệm
trong đời sống là kết quả của không chỉ một nguyên nhân
– nguyên nhân chỉ là một thứ mà chúng ta chỉ mới làm
ngay lập tưc trước hiện tại hay những gì chúng ta đã làm
hàng niên kỷ về trước. Nó là kết quả của một khối
lượng khổng lồ của những nhân tố nguyên nhân và
những điều kiện (nhân duyên).
Điều
này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của khoa học, bởi
vì những gì đang nói là những sự kiện không xãy ra trong
cô lập, mà thật sự mọi thứ liên kết với nhau. Chỉ
dùng một thí dụ rất đơn giản, tất cả chúng ta không thể
hiện diện nơi đây trong phòng này để nghe bài thuyết trình
này nếu người Tây Ban Nha đã không đến Mỹ châu, có phải
thế không? Đó chỉ là một nguyên nhân để chúng
ta hiện diện ở đây. Giống như thế, có rất nhiều
nguyên nhân khác nhau, trực tiếp và gián tiếp, chúng cống
hiến đến điều mà chúng ta kinh nghiệm ngay bây giờ hay bất
cứ thời khắc nào.
Tuy
nhiên, nghiệp báo đang giải thích những nguyên nhân liên hệ
một cách đặc biệt với tâm thức của chính chúng ta.
Nhưng có nhiều nguyên nhân cung ứng đến những gì chúng ta
kinh nghiệm hay trãi qua – nguyên nhân vật lý, thí dụ, thời
tiết, và v.v… Nhiều thứ tác động chúng ta đang đến
không chỉ từ tâm thức chính chúng ta, mà cũng từ tâm
thức của những người khác. Hãy nói về những chính
trị gia, những người quyết định những chính sách khác
nhau mà chúng tác dộng đến chúng ta, và những điều ấy
cũng có thể bị pha lẫn với sự mê mờ rối rắm nào đấy,
có phải không?
Nghiệp
báo không nói về niềm tin hay tín ngưỡng, nó không nói về
định mệnh hay tiền định và những thứ như thế, mà đúng
hơn nó nói về việc chúng ta kinh nghiệm mọi thứ như thế
nào và thái độ chúng ta tác động như thế nào đến những
gì chúng ta kinh nghiệm trong đời sống. Từ ngữ
‘karma’ hay ‘nghiệp báo’ hay nghiệp quả’được dùng
trong một ý nghĩa rất phổ biến để liên hệ đến mọi
thứ liên hệ ở đây trong thuật ngữ “nhân quả hành trạng’,
(nhân thế nào sẽ cho ra quả thế nào); nói cách khác, sự
liên hệ nhân quả đến từ thái độ và cung cách cư xử
của chúng ta. “Nghiệp báo” có thể đang liên hệ đến
toàn bộ chủ đề ‘nhân quả hành trạng’ trong tổng quát,
hay nó có thể liên hệ một cách rất đặc biệt đến một
khía cạnh của toàn bộ tiến trình ấy. Do vậy, nếu
chúng ta muốn thấu hiểu cơ chế của nghiệp báo, chúng ta
phải nhìn vào nó với một ít chính xác hơn, trong một chi
tiết nào đấy.
3
– MỘT VÀI HỆ THỐNG GIẢI THÍCH NGHIỆP BÁO
Khi
chúng ta bắt đầu nhìn vào những giải thích chính xác hơn
trong Phật giáo, chúng ta khám phá một cách rất nhanh chóng
rằng không phải chỉ có một giải thích. Một có người
Tây phương thấy điều ấy hơi không thoãi mái. Như nếu
chúng ta có một rắc rối hay một hoàn cảnh, chúng ta có thể
giải thích trong một vài cách khác nhau, tùy theo quan điểm
của chúng ta. Ở phương Tây chúng ta làm như thế, chúng
ta có thể giải thích những việc từ quan điểm xã hội,
từ quan niệm tâm lý, từ khái niệm kinh tế - điều ấy không
có gì ngạc nhiên. Những sự giải thích đa dạng giúp
chúng ta thấu hiểu trong một cung cách đầy đủ những gì
đang tiếp diễn. Và mỗi cách giải thích về những gì
đang diễn ra căn cứ trên một hệ thống nào đấy của tư
tưởng – hệ thống của tâm lý học, hệ thống của chính
trị học, kinh tế học và v.v… Chúng ta có đôi điều
tương tự ở đây trong Phật giáo, và vì thế chúng thấy
rằng có vài giải thích từ những hệ thống giáo lý triết
học khác nhau về vấn đề nghiệp báo hoạt động như thế
nào. Chúng ta cũng có điều ấy ở phương Tây ngay cả
trong một hệ thống, như tâm lý học – có thể có có
một sự giải thích từ quan điểm của phái Freudian, và sự
giải thích theo quan niệm của phái Jungian; một người có
thể giải thích mọi việc theo lối xã hội chủ nghĩa, hay
trong cung cách tư bản. Chúng ta thấy điều ấy trong Phật
giáo, và nó rất hữu ích, thật sự, hãy nhìn vào một vài
hệ thống này, do vì chúng cho chúng ta những sự thấu hiểu
khác nhau trong vấn đề nghiệp báo hoạt động như thế nào.
Vì mục tiêu của chúng ta không cần thiết để đi vào những
chi tiết về những sự khác nhau của những hệ thống, nhưng
nó hữu ích để cảnh giác rằng có vài hệ thống.
Điều
ấy dĩ nhiên có nghĩa, một cách ẩn tàng, rằng chúng ta cũng
có những hệ thống Tây phương giải thích những gì đang
xãy ra với những gì chúng ta đang kinh nghiêm hay đang
trãi qua. Điều ấy không nhất thiết mâu thuẩn với
những gì chúng ta nói với nghiệp báo.
4
– NGHIỆP BÁO NHƯ MỘT NHÂN TỐ TINH THẦN
CỦA
MỘT SỰ THÔI THÚC
Khi
chúng ta nói về nghiệp báo như một thứ đặc biệt, một
vấn đề đặc thù, nghiệp báo tự nó đang liên hệ đến
một nhân tố tinh thần – nếu chúng ta theo một hệ thống
giải thích. Chúng ta muốn nói gì với “nhân tố tinh
thần?” Một nhân tố tinh thần là một phương thức
nhận biết về điều gì đấy. Hãy lấy một thí
dụ: chúng ta thấy ai đấy và chúng ta bước tới họ.
Có nhiều nhân tố tinh thần liên hệ ở đây trong kinh nghiệm
ấy. Có nhiều khía cạnh khác nhau đối với việc chúng
ta nhận biết về người này như thế nào. Một số rất
căn bản, như phân biệt người này với ai đấy khác, và
với bức tường. Thích thú – đấy là một cách thể
hiện để nhận biết về con người và niềm thích thú ấy
sẽ đi cùng để thấy họ. Tập trung có thể ở đấy,
những cảm xúc khác nhau có thể ở đấy. Tất cả những
thứ này là nhân tố tinh thần, và chúng tập họp với nhau
trong thời khắc ấy để thấy người ấy và bước tới họ.
Nhân
tố tinh thần nào là nghiệp báo? Nghiệp báo là nhân
tố tinh thần đang đưa chúng ta đến người ấy; đấy là
sự thúc đẩy sẽ đi theo để thấy người ấy và sau đó
đi tới họ. Đấy là tại sao trong một số lý thuyết
nghiệp báo được giải thích hầu như một năng lực vật
lý. Dĩ nhiên có thể có những nhân tố tinh thần khác,
như ý định. Chúng ta định làm gì với người này?
Chúng ta có thể có ý muốn ôm họ hay chúng ta có ý định
đấm vào mặt họ. Có nhiều nhân tố khác liên hệ,
nhưng nghiệp báo đơn giản là nhân tố tinh thần thúc đẩy
này đang đưa chúng ta vào hành động ôm hay đấm khi chúng
ta thấy họ và khi chúng ta đang đi tới họ. Cũng thế,
hãy nhớ rằng những sự thúc đẩy tinh thần không chỉ là
những hành động vật lý chẳng hạn như ôm hay đấm.
Cũng có thể có một sự thúc đẩy tinh thần mà chúng ta nghĩ
về điều gì ấy; nó không chỉ trong dạng thức nói về điều
gì ấy hay làm điều gì ấy một cách vật lý. Cho dù
chúng ta đang nghĩ về điều gì đấy, cho dù chúng ta đang
nói về điều gì đấy, cho dù chúng ta đang làm điều gì
ấy – tất cả những thứ này liên hệ với một loại thúc
đẩy tinh thần nào đấy.
5
– NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA THÁI ĐỘ NGHIỆP BÁO
Phật
giáo, giống như khoa học, dạy rất nhiều trong những dạng
thức nhân quả. Vì thế, nếu bị lèo lái bởi nghiệp
báo – sự thúc đẩy này – chúng ta làm những việc, nói
những điều, và suy nghĩ những thứ gì đấy, sau đó sẽ
có một kết quả. Nghiệp báo không nói quá nhiều về
ảnh hưởng của thái độ chúng ta đối với những người
khác – mặc dù, dĩ nhiên, nó thật sự tác động trên những
người khác. Đây là bởi vì, một cách thật sự, ảnh
hưởng trên những người khác của những gì chúng ta thực
hiện đối với họ là tùy trên người ấy, đến một sự
phạm vi lớn. Một số ảnh hưởng trên người khác
của những gì chúng ta thực hiện trên họ là qua những nhân
tố vật lý mà thôi: bạn đấm ai đấy và làn da bị
thâm tím. Đó chỉ là nhân quả vật lý thân thể;
chúng ta không đang nói điều ấy với nghiệp báo. Nhưng
ảnh hưởng có trên người kia trong những dạng thức họ
trãi qua kinh nghiệm như thế nào đối với những gì chúng
ta nói hay làm đối với họ, điều ấy tùy họ, có phải
không? Chúng ta có thể nói điều gì đấy rất độc
địa đến ai đấy, thí dụ thế, và cảm xúc mà họ nhận
được có thể rất tổn thương; ho có thể rất khó
chịu. Nhưng họ cũng có thể nghĩ rằng chúng ta hoàn
toàn là những kẻ ngu ngơ ngốc nghếch, và vì thế họ không
tin chúng ta và không tiếp nhận chúng ta một cách nghiêm chỉnh.
Hay họ có thể không thậm chí không nghe chúng ta hay họ nghe
chúng ta một cách sai lầm. Tâm tư họ có thể đã
bị bận tâm với điều gì khác, thí dụ vậy. Do thế,
thậm chí nếu chúng ta có những ý định dữ dội thật sự
làm tổn thương cảm xúc của người ấy, không có gì bảo
đảm rằng nó sẽ thật là gì – mặc dù rõ ràng giáo huấn
Đạo Phật dạy rằng chúng ta cố gắng không làm tổn thương
bất cứ ai. Nhưng điều ấy không liên hệ đến nghiệp
báo ở đây.
Khi
chúng ta nói về những kết quả nghiệp báo về điều gì
ấy, nó là những kết quả nghiệp báo mà tự chúng ta sẽ
nếm qua như một kết quả của hành vi trong sự đẩy mạnh
này, một lối bắt buộc, với sự thôi thúc của nghiệp báo.
Những
ảnh hưởng gì trong chính chúng ta? Một trong những ảnh
hưởng – và điều này rất giống với những gì khoa học
Tây phương nói – là chúng ta điều kiện hóa chính mình
để suy nghĩ trong một cách nào đấy, nói một cách nào đấy,
và hành động trong một cách nào đấy, vì thế nó bồi đắp
một khuynh hướng để lập lại cung cách của thái độ ấy.
Và như một kết quả của ý định ấy để lập lại cung
cách của thái độ ấy và cũng là một khả năng để lập
lại hành vi ấy- chúng ta cũng làm một sự khác biệt nào
đấy giữa những khả năng và những khuynh hướng , mặc dù
không nhất thiết để đi vào chi tiết về điều ấy – như
một kết quả của chúng, chúng ta muốn lập lại hành vi kia.
Nó
thật sự sản sinh ra điều gì, ý định kia hay khả năng nọ?
Ý định sản sinh một cảm xúc – cảm giác muốn đi tới
người ấy và ôm người ấy, thí dụ thế, hay cảm thấy
muốn đi tới gần người nọ và nói một điều gì đấy
bất tịnh. Và rồi thì, khi chúng ta cảm thấy muốn làm
điều ấy, dĩ nhiên, chúng ta có sự lựa chọn thực hiện
điều ấy hay không. Đấy là một điểm rất quan trọng,
để nhận thấy rằng chúng ta có sự lựa chọn để thực
hiện những gì chúng ta cảm thấy muốn hành động hay không.
Nhưng nếu chúng ta quyết định rằng chúng ta sẽ làm việc
ấy, hay nếu chúng ta ngay cả không quyết định sẽ làm điều
ấy hay không, chúng ta chỉ thể hiện, thế thì cấp độ kế
tiếp là nơi mà nghiệp báo biểu lộ. Nghiệp báo là
sự thúc đẩy, sự lèo lái, sự cưỡng bách mà với nó chúng
ta thật sự tiến hành việc ấy.
Trong
trường hợp ấy, có nhiều thứ khác chín muồi từ những
xu hướng này. Một thứ mà một cách căn bản cũng là
nội dung của những gì chúng ta trãi qua hay kinh nghiệm.
“Nội dung” (content) là một chữ hơi rộng; tôi nghĩ là
chúng ta phải hơi rõ ràng hơn. Ở đây, thí dụ, điều
phải làm là gặp gở người kia không gặp mặt người nọ.
Nó cũng liên hệ cung cách mà người ta hành động đối với
chúng ta. Chúng ta phải hết sức cẩn thận về việc
chúng ta nói thế nào, nhằm để được chính xác hơn.
Nghiệp lực của chúng ta không là nguyên nhân làm cho người
kia la hét đến chúng ta – họ la hét với chúng ta như một
kết quả của những khuynh hướng mà họ phải la hét đối
với người ta. Nhưng nghiệp lực của chính chúng ta là
chịu trách nhiệm để nếm mùi những người khác la hét đối
với chúng ta.
Dĩ
nhiên, điều ấy không phải là một vấn đề dễ dàng lắm
để thấu hiểu, nhưng chúng ta nghĩ trong cung cách của việc
tiếp cận một sự thấu hiểu về điều ấy với một thí
dụ. Nếu một đứa bé đang mang những tấm tả và làm
bẩn tấm tả, thế thì đứa bé phải sống trong hoàn cảnh;
đứa bé phải sống với tình trạng bẩn thỉu mà nó làm
ra. Hãy để qua một bên toàn bộ vấn đề là có ai đấy
thay tả cho đứa bé, nhưng điểm ở đây là nếu bạn tạo
nên một tình trạng bẩn thỉu, thì bạn phải nếm mùi hay
lĩnh nhận nó hay phải trãi qua với sự bẩn thỉu ấy.
Chúng ta tạo nên tình trạng hổn độn trong đời sống, và
khi cuộc sống đi tới, chúng ta phải chịu càng nhiều lộn
xộn bừa bộn hơn; một cách căn bản, nó hoạt động như
thế. Một cách rõ ràng hơn, chúng ta hành động trong
một cách nào đấy đối với những người khác, thì chúng
ta sẽ lĩnh nhận hành vi của người khác trong một cung cách
nào đấy đối với chúng ta. Nhưng một nguyên tắc khác
rất quan trọng ở đây với nghiệp báo là điều này không
hoạt động một cách lập tức. Chúng ta có thể nói
với một cách rất thân ái và nhẹ nhàng đối với ai
đấy, nhưng họ vẫn rất cuồng nộ, la lối đối với chúng
ta với sân hận.
Điều
này là tại sao phải thấu hiểu nghiệp báo một cách thật
sự, chúng ta phải đem toàn bộ sự thảo luận về tái sinh,
điều ấy phải cần một thời gian vô cùng lâu dài trước
khi chúng sản sinh một ảnh hưởng, và chúng có thể không
phát sinh một tác động trong đời sống hiện tại. Thực
tế, hầu như chúng không bao giờ (có tác dụng trong hiện
kiếp). Điều ấy thật không có gì khủng khiếp để
chúng ta như những người Tây phương thừa nhận. Đối
với một số người dường như Đạo Phật nói rằng, “Hãy
hiền lương trong kiếp sống này và trong kiếp tới, bạn sẽ
trãi qua những kết quả trên thiên đàng; nếu xấu xa và,
kiếp sau, bạn sẽ phải nếm mùi những kết quả nơi địa
ngục.”
Chúng
ta phải thẩm tra điều này một cách thật sâu sát: Có
phải Phật giáo nói cũng giống như thế, hay nó là khác?
Đấy không phải là một chủ đề dễ dàng, nó là một đề
mục rất phức tạp, bởi vì để thật sự hiểu về
nhân quả nghiệp báo, chúng ta cần thấu hiểu tái sinh –
khái niệm của Phật giáo về tái sinh, không phải quan điểm
tái sinh phi Phật giáo. Ai liên lụy đến một nguyên
nhân nghiệp báo và ai phải nếm mùi kết quả của nó?
Có phải có một “cái tôi” được tưởng thưởng hay bị
trừng phạt.
Nhưng
hãy bỏ qua một bên vấn đề tái sinh và ai lĩnh nhận nó
qua một bên, như chúng tôi đã đề cập lúc bắt đầu, Đạo
Phật không nói về một hệ thống của thưởng phạt căn
cứ trên sự vâng lời luật lệ. Phật giáo không nói
về sự sống này là một loại thử thách hay kiểm nghiệm
nào đấy, và chúng ta sẽ đón nhận những kết quả của
kiểm nghiệm trong kiếp sống tới của chúng ta. Nó chỉ
đơn giản nói rằng mọi thứ cần một thời gian dài để
sản sinh tác động của chúng. Chúng ta có thể thấy
điều ấy trong dạng thức của môi trường. Chúng ta
hành động trong một cách nào đấy và nó sản sinh những
ảnh hưởng trong đời sống của chúng ta, nhưng nó sẽ sinh
sản những tác động ghê gớm nhiều hơn trong đời sống
của những thế hệ tương lai. Nó là điều gì tương
tự như thế.
6
– HẠNH PHÚC VÀ BẤT HẠNH
Một
không gian hoàn toàn khác biệt với nghiệp báo chín muồi –
nói cách khác, một không gian khác, với những kết quả đến
từ những hành động nghiệp báo này – phải hoạt động
với những gì chúng ta nói về vào đầu của bài thuyết trình
này, đấy là không gian của hạnh phúc và bất hạnh này.
Lập lại những hành động nào đấy, chúng ta trãi qua những
việc nào đấy xãy ra đến chúng ta – người ta hành động
đối với chúng ta trong những cung cách nào đấy, hay nó có
thể là một hòn đá rơi từ đỉnh một mõm đá lên đầu
chúng ta. Chúng ta trãi qua những thứ này với sự hạnh
phúc hay bất hạnh. Nghĩ về điều ấy. Có những
người nào đấy, khi chúng họ dẫm lên một con gián, họ
cảm thấy rất vui – ta đã tóm được thứ đáng ghét này!
Những người khác, khi họ dẫm lên một con gián, cảm thấy
kinh tởm, và cảm thấy rất buồn. Một số người khác,
khi ai đấy đụng trúng họ, hay la hét với họ, họ cảm thấy
kém may mắn và rất buồn, và những người khác cảm thấy
vui vẻ, “Vâng, tôi là người tội lỗi; tôi không tốt; tôi
xấu xa; tôi đáng để bị la rầy và bị đụng phải.”
Các
bạn biết những lời như thế, chúng tôi nghĩ rằng nó
đến từ đây, ở Mễ Tây Cơ, hay có lẽ ai đấy vừa dựng
lên như một câu chuyện và chúng tôi tin nó, nhưng nó là:
“Nếu chồng tôi đánh tôi có nghĩa rằng anh ấy thật sự
yêu tôi; nếu anh ấy không đánh tôi có nghĩa rằng anh ấy
không yêu tôi.”
Niềm
hạnh phúc hay bất hạnh này dường như là một loại không
gian khác biệt, có phải không? Điều gì xãy ra đối
với chúng ta trong hình thức của một không gian là những
gì chúng ta làm một cách bắt buộc, do sự lập lại, và những
gì chúng ta kinh nghiệm, nhưng những việc xãy đến cho chúng
ta – đó không phải là không gian; và những không gian khác
là chúng ta thật sự trãi qua như thế nào, với hạnh phúc
và bất hạnh. Những việc này mà chúng ta trãi qua, có
hai không gian, là đang chín muồi cả từ những hành động
nghiệp báo quá khứ, mà cũng từ những thứ khác. Nếu
chúng ta chỉ nhìn vào không gian của hạnh phúc và bất hạnh,
điều này là một không gian rất phổ quát. Nó đến
từ hoặc là chúng ta hành động trong một cách tàn phá hay
kiểu xây dựng. Nếu chúng ta hành động một cách tàn
phá, kết quả là trãi qua buồn khổ bất hạnh; nếu chúng
ta hành động một cách xây dựng, kết quả là kinh qua hạnh
phúc mừng vui.
7
– THÁI ĐỘ XÂY DỰNG VÀ TÀN PHÁ
Bây
giờ điều trở nên rất hấp dẫn khi chúng ta khảo sát những
gì Phật giáo muốn nói qua xây dựng và tàn phá. Một
cách tự nhiên có vài giải thích về điều này. Nhưng
khi chúng ta thấy, chúng ta không thật sự định rõ bản tính
tự nhiên của một hành động trong những dạng thức ảnh
hưởng nó có trong ai đấy khác, bởi vì người biết
điều gì tác động sẽ là: có rất nhiều những nhân tố
khác sẽ bị tác động. Thế nên xây dựng và tàn phá
phải hành động với một tình trạng của tâm thức, với
điều mà chúng ta hành động. Nếu chúng ta hành động
căn cứ trên tham lam, hay dính mắc, hay sân hận, hay ngu ngơ
khờ khạo, thế thì nó là tàn phá. Trái lại, nếu chúng
ta hành động trên căn bản không sân hận, không tham lam, không
bị dính mắc, không ngốc ngếch si mê, thế thì nó là
xây dựng. Một cách rõ ràng nếu hơn thế nữa,
nếu nó căn cứ trên từ ái và bi mẫn, bố thí, v.v… nó
cũng là xây dựng.
Cũng
có những nhân tố khác. Rất thú vị để thẩm tra những
nhân tố khác này mà nó làm một hành động xây dựng hay
tàn phá. Một nhân tố là đạo đức tự giác, hay hạnh
kiểm tự giác (tự tàm: thẹn với mình). Điều đó phải
hoạt động với sự tự hình dung chúng ta và tự trọng của
chúng ta. Nếu chúng ta không có sự tự trọng, thế thì
chúng ta không quan tâm đến tác động thái độ của chúng
ta đối với chính chúng ta. Nó là thái độ của “bất
cứ điều gì.” Với loại tự trọng thấp, chúng ta
hành động một cách tàn phá. Nói cách khác, nếu chúng
ta nghĩ về chính mình trong những cách tích cực, nếu chúng
ta tôn trọng chính mình như một người, thế thì chúng ta
không hành động như một kẻ ngốc. Chúng ta sẽ không
hành động một cách ngu dại, tàn nhẫn, bởi vì chúng ta không
muốn tự hạ thấp mình để hành động trong cách đó –
chúng ta có một ý niệm cao thượng hơn nhiều về chính mình,
của những gì chúng ta có thể hành động. Đây là một
nhân tố, chúng ta nói đến ở đây: hoặc là có một ý nghĩa
đạo đức tự giác (tự tàm) hay không có ý nghĩa của đạo
đức tự thẹn. Đây là một nhân tố vô cùng cốt yếu
để quyết định hoặc là chúng ta hành động trong một cách
xây dựng hay một cách tàn phá.
Một
nhân tố khác quan tâm đến thái độ chúng ta phản chiếu
trên những người khác. Chúng ta đang nói về điều gì?
Nếu chúng ta hành động trong một cách khủng khiếp, nó phản
chiếu thế nào trên gia đình chúng ta? Nó phản ánh thế
nào trên quê hương chúng ta? Nếu chúng ta hành động
bằng một cách dễ sợ, người ta sẽ nghĩ gì về người
Mễ Tây Cơ? Bởi vì chúng ta có đủ lòng tôn trọng đối
với gia đình, hội nhóm của chúng ta, hay bất cứ nó có thể
là gì – tôn giáo, quốc gia, thành phố - với ý nghĩa quan
tâm về tác động của thái độ chúng ta, với sự quan tâm
về thái độ của chúng ta phản chiếu trên những người
khác (quý tha: thẹn với người), nếu chúng ta có điều ấy,
chúng ta sẽ kềm chế khỏi những hành vi tàn phá; nếu
chúng ta không có nó, chúng ta sẽ hành động một cách
tàn phá. Đây là một tuệ giác nội quán thậm thâm của
Đạo Phật. Nhân tố cốt yếu là gì? Tự trọng,
tự tàm và một ý nghĩa quý trọng cộng đồng của chúng
ta.
Điều
này cho chúng ta một tuệ giác nội quán to lớn vào trong một
số nhân tố cần thiết được đem vào sự quan tâm trong những
dạng thức đối phó với khủng bố. Nếu chúng ta tước
đoạt một con người và cộng đồng của họ với mọi ý
nghĩa của tự trọng về họ, làm cho đời sống của họ
thật sự khủng khiếp và suy nghĩ những thứ kinh khủng về
họ, họ cảm thấy rằng không có gì quan trọng đối với
những gì họ cố gắng hành động. Nếu họ không có
ý thức về tự trọng hay giá trị cộng đồng của họ, thế
thì tại sao không hành động một cách tàn phá? Họ cảm
thấy rằng họ không có gì để mất. Chúng tôi nghĩ
rằng điều này là một việc hổ trợ để nhớ lại trong
dạng thức của việc chúng ta đối phó như thế nào với
người khác, một cách đặc biệt trong những hoàn cảnh rắc
rối trên thế giới. Điều quan trọng là đừng bao giờ
tước đoạt ý thức tự trọng của ai đấy hay một cảm
giác chân giá trị cộng đồng của họ.
Cũng
có một vài nhân tố tinh thần liên quan ở đây với điều
làm nên một hành động tàn phá hay làm nên một việc làm
xây dựng. Nó cũng là những thứ giống như thừa nhận
sự thực rằng cung cách chúng ta hành động và xử sự đối
với người khác sẽ ảnh hưởng đến họ. Điều này
ám chỉ đến việc có một ý nghĩa của quan tâm hay chăm sóc
– Chúng tôi gọi nó là “thái độ thận trọng.” Nhưng
đôi khi chúng ta rất ngu ngơ, chúng ta nghĩ rằng chúng ta nói
bất cứ điều gì đến người kia và chúng chẳng can hệ
gì. Chúng ta không thật sự quan tâm đến cảm giác của
người khác một cách nghiêm chỉnh. Thế thì chúng
ta thiếu vắng một thái độ thận trọng.
Nếu
chúng ta hành động với những loại thái độ tinh thần này
– tham lam, sân hận, không có ý nghĩa tự trọng, không quan
tâm đối với điều gì chúng ta thật sự phản chiếu trên
người khác, không cẩn trọng, không lưu ý một cách nghiêm
chỉnh rằng những gì chúng ta hành động sẽ có một ảnh
hưởng đến những người khác và cũng có một tác động
đến chính chúng ta – kết quả của điều ấy là gì?
Bất hạnh, buồn phiền. Nổi buồn phiền này, nó là
một sự trừng phạt, thế ấy.
Chúng
ta cần phải suy nghĩ một cách hoàn toàn sâu sắc thật sự
về điều này. Có phải thể trạng tâm thức với tất
cả những nhân tố tiêu cực này thật sự là một tình trạng
vui vẻ hạnh phúc của tâm tư, và có phải nó thật sự phát
sinh một kinh nghiệm hạnh phúc trong chúng ta? Hay nó chỉ
có thể sinh ra bất hạnh buồn phiền? Nếu chúng ta càng
nghĩ về nó hơn nữa, nó thật sự làm nên ý nghĩa rằng tình
trạng ấy của tâm tư, thể trạng ấy của tâm thức, sẽ
đưa đến kết quả trong kinh nghiệm bất hạnh buồn phiền,
và nếu chúng ta có chó một thể trạng đối ngược lại
của tâm thức, không có tham lam, sân hận, và tất cả những
điều khác này, nó sẽ sản sinh hạnh phúc . Do thế,
chúng ta có những thái độ đặc trưng phổ biến này – xây
dựng và tàn phá – và chúng sẽ đưa đến kết quả
trong những kinh nghiệm hạnh phúc hay bất hạnh.
Thêm
nữa, sau đó chúng ta có những loại hành động đặc thù
mà chúng ta hành động: la lối vào ai đấy, hay thể
hiện sự ân cần đến ai đấy, và v.v…, và những loại
này cũng có những ảnh hưởng trong hình thức của những
khuynh hướng để lập lại thái độ hay những khuynh hướng
ấy để đi đến những tình cảnh mà trong ấy những
người khác hành động trong cách nào đấy đến chúng ta.
Một
kết quả khác của thái độ nghiệp báo của chúng ta – nhưng
không cần thiết phải đi vào những chi tiết to lớn ở đây
– liên hệ đến loại tái sinh nào mà chúng ta có: chúng
ta sẽ tái sinh với một thân thể và tâm thức của một con
chó, một con gián, hay của một con người. Loại thân
thể và tâm thức mà chúng ta sẽ có là thế nào như phạm
vi cho những kinh nghiệm nào đấy xãy ra đến chúng ta và sự
hành động của chúng ta trong một cung cách nào đấy.
Có nhiều chi tiết khác ở đây, những chúng tôi muốn chỉ
bao quát trong thuyết trình giới thiệu này, những nguyên tắc
phổ biến nhất.
8
– THUYẾT QUYẾT ĐỊNH HAY TỰ DO Ý CHÍ
Vì
thế, về một phương diện, chúng ta kinh nghiệm những loại
thái độ nào đấy lập lại và mọi việc xãy đến với
chúng ta; và ở một mặt khác, chúng ta kinh nghiệm tất cả
những điều này với sự thăng trầm của hạnh phúc và bất
hạnh, những điều đôi khi ứng hợp với thái độ của chúng
ta và có lúc dường như chẳng dính vào đâu. Và tất
cả những điều này lên và xuống, khắp mọi thời,
và chúng ta không biết điều gì sẽ xãy ra kế tiếp.
Và dĩ nhiên những gì xãy ra đến cho chúng ta không chỉ là
do bởi tôi và nghiệp báo của riêng cá nhân chúng ta mà thôi.
Nó cũng bị ảnh hưởng bởi những gì sẽ diễn biến với
những người khác trong vũ trụ và nghiệp báo của họ, và
những họ đang hành động, cộng với những gì đang xãy ra
với chính vũ trụ vật lý – những yếu tố của vũ trụ:
thời tiết, động đất, những thứ như vậy. Do bởi
thế, rất khó để tiên đoán những gì chúng ta sẽ trãi qua
kế tiếp – những nhân tố ảnh hưởng cũng giống như thế,
rất phức tạp, và thực tế, Đức Phật nói rằng nó là
vấn đề phức tạp nhất của bất cứ điều gì để thấu
hiểu.
Chúng
ta phải hoàn toàn thấu triệt rõ ràng ở đây, bởi vì rất
nhiều người hỏi về nghiệp báo - có phải nó là thuyết
quyết định hay có phải chúng ta có tự do ý chí? Không
có điều nào là đúng, cả hai đều là những cực đoan.
Thuyết quyết định thường bao hàm rằng có ai đấy khác
đã quyết định cho chúng ta những gì chúng ta sẽ làm hay
những gì chúng ta sẽ nếm mùi – một nhân vật ngoại tại,
một đấng cao cấp thiêng liêng nào đấy, hay bất cứ gì.
Phật giáo nói rằng không phải điều đó; không phải ai đấy
đã quyết định những gì chúng ta sẽ làm và chúng ta chỉ
là những kẻ bù nhìn hay những con rối, thể hiện một vai
trò nào đấy mà ai khác đấy đã thảo (kịch bản) cho chúng
ta.
Trái
lại, tự do ý chí hơi giống như ai đấy ngổi trong nhà hàng,
cầm một thực đơn trước mặt họ và quyết định những
gì họ muốn đặt hàng. Cuộc sống không như thế đó.
Tưởng tượng đời sống như vậy, Đạo Phật nói rằng,
đó là sai, nó rối rắm, nó là sự mê muội. Có thể
dường như và cảm nhận như giống như có một cái “tôi”
riêng biệt – tách khỏi đời sống, riêng khỏi kinh nghiệm,
lìa khỏi điều kinh qua, và người ngoại cuộc đối với
mọi thứ đang xãy ra có thể nhìn đời sống như một
thực đơn và chọn những món trên ấy. Không có “tôi”
riêng biệt với sự sống, hay riêng rẽ với kinh nghiệm và
những gì đang xãy ra đến chúng ta không hiện hữu như những
món nho nhỏ trên thực đơn mà chúng ta có thể chọn lựa,
giống như chúng đã đang ngồi đấy sẳn, và rồi thì chúng
ta chỉ ấn nút và nó chui ra khỏi máy (như một lon nước),
hay điều gì tương tự như thế. Chúng tôi nghĩ đấy
là một thí dụ rất hình tượng để thấy nó ngớ ngẫn
như thế nào. Nó không phải là những kinh nghiệm đang
tồn tại như những món ăn khô làm sẳn trong một máy thực
phẩm và chúng ta chọn lựa món nào chúng ta muốn; đặt tiền
vào, nhấn một nút, và nó chui ra cho chúng ta. Cuộc sống
không phải như thế, có phải không? Không phải là chúng
ta quyết định trước, “Hôm nay, tôi trãi qua hạnh phúc và
tôi sẽ thấy rằng mọi người sẽ tử tế đối với tôi.”
Sau đó chúng ta đặt tiền vào máy của cuộc đời và nhạc
pop sẽ hát lên những gì chúng ta chọn lựa. Đấy là
tự do ý chí, có phải không? Tự do ý chí để quyết
định những gì sẽ xãy ra cho chúng ta và những gì chúng ta
sẽ làm. Nhưng những gì xãy đến cho chúng ta là
vi tế và phức tạp vô cùng hơn hai loại cực đoan của thuyết
quyết định và tự do ý chí hoàn toàn.
9
– MÊ MUỘI VỀ CỘI NGUỒN CỦA NGHIỆP BÁO
Chúng
ta đã nói ở phần trước của bài thuyết giảng rằng những
gì hoàn toàn đặc biệt trong Phật giáo là Đức Phật đã
dạy nguyên nhân cho sự lên xuống liên tục của những kinh
nghiệm hạnh phúc và bất hạnh và cho tất cả mọi loại
mọi sự xãy ra đến chúng ta mà chúng ta thật sự không muốn
xãy ra và rằng chúng ta không có bất cứ một sự kiểm soát
nào đối với chúng. Nguyên nhân là bộ phận của mỗi
thời khắc mà chúng ta trãi qua và không ngừng, đây là toàn
bộ hội chứng – và nguyên nhân đấy là sự mê mờ.
Không chỉ thế, nhưng khi chúng ta hành động với mê muội
– cho dù tàn phá hay xây dựng – nó tăng cường điều được
gọi là “thói quen không ngừng” hay “tính khí liên tục”
– thói quen của hành động một cách liên tiếp với mê muội
– và vì thế chúng ta tiếp tục hành động với si mê ở
mỗi thời khắc riêng lẽ.
Sự
mê muội này là gì? Đấy là một chủ đề rất sâu
sắc trong Phật giáo; nhưng nếu chúng ta đặt nó trong
những dạng thức thật sự đơn giản, thế thì chúng ta đang
nói về sự mê mờ về vấn đề chúng ta hiện hữu như
thế nào, người ta tồn tại như thế nào, và mọi thứ hiện
diện như thế nào. Thí dụ, chúng ta nghĩ rằng tôi là
trung tâm của vũ trụ; tôi là người quan trọng nhất; tôi
nên luôn luôn tìm ra con đường của tôi; tôi luôn luôn đúng;
người ta nên luôn luôn có thời gian cho tôi. Chúng ta
có thể nhận ra thái độ này trong những hình thức của điện
thoại cầm tay: chúng ta cảm thấy rằng tôi có thể gọi
bất cứ ai và bất cứ lúc nào và làm gián đoạn họ bất
chấp điều gì họ đang làm, và họ phải nên sẳn sàng cho
tôi, bởi vì những gì tôi phải nói là quan trọng hơn bất
cứ thứ gì mà người ta có thể làm bây giờ. Căn cứ
trên sự mê muội này, chúng ta có thể hành động một cách
tàn phá đối với ai đấy – la lối với họ, hung dữ đối
với họ - và chúng ta sẽ làm thế bởi vì họ không làm những
gì tôi muốn họ làm hay họ đang làm điều gì đấy mà tôi
không thích. Người ta nên làm những gì tôi thích bởi
vì những gì tôi muốn rõ ràng quan trọng hơn những gì họ
muốn. Hay, căn cứ trên sự mê muội giống như thế,
chúng ta có thể làm điều gì đấy ân cần cho ai đấy, thể
hiện sự tử tế đến họ, bởi vì tôi muốn họ thích tôi;
tôi muốn họ vui vẻ hạnh phúc với tôi. Tôi muốn cảm
thấy cần thiết trong đấy tôi đang làm điều gì đấy cho
ai đấy mà tôi nghĩ họ cần, vì thể tôi sẽ nói với con
gái tôi nuôi dưỡng con cái của nó như thế nào, và điều
hành việc nhà nó như thế nào. Không phải là hữu ích
hay sao? Và không cần biết người con gái ấy có muốn
lời khuyên bảo và giúp đở hay không, nhưng chúng ta nghĩ
rằng tôi là quan trọng nhất, và tôi muốn là người thiết
yếu, và rõ ràng tôi hiểu biết hơn con gái tôi trong việc
nuôi dưỡng con cái như thế nào và cô ta rõ ràng cần phải
nghe những lời ấy của tôi.
Vì
thế, có sự mê muội này, rối rắm này, và nó ở phía sau
cả thái độ tàn phá lẫn xây dựng. Vì bởi sự mơ
muội này chúng ta không ngừng thăng - trầm, lên – xuống
với vòng lẩn quẩn này. Do vậy chúng ta phải thẩm tra
làm thế nào để lìa bỏ điều đó.
10
–GIẢI THOÁT SỰ MÊ MUỘI CỦA CHÚNG TA
Khi
chúng ta nhìn vào cơ cấu về việc những khuynh hướng và
những thói quen nghiệp báo chín muồi như thế nào, một cách
đặc biệt những khuynh hướng, rồi thì tất cả phải hành
động với thái độ của chúng ta đối với niềm vui và nổi
buồn lên xuống này mà chúng ta trãi qua. Chúng ta có hai
nhân tố tinh thần mà chúng đồng hành với những kinh nghiệm
vui buồn và chúng nổi bật ở đây. Thứ nhất gọi là
“tham dục.” Khi chúng ta kinh qua hạnh phúc, chúng ta
khẩn cầu ao ước – có nghĩa là chúng ta có một lòng khao
khát rất mạnh mẽ - không phải tách rời khỏi điều ấy.
“Đừng bỏ đi, ở lại đây với tôi, người có thể ở
lại lâu hơn” – việc như thế này xãy ra khi chúng a đang
cùng vui thú với ai đấy. Hay chúng ta đang hưởng thụ
và cảm thấy hạnh phúc với việc ăn sô cô la và vì thế
chúng ta không muốn bị tách rời khỏi niềm vui ấy.
Do bởi thế, chúng ta tiếp tục ăn nữa và nữa và nữa và
nữa, có phải thế không? Đó là tham dục. Rồi thì,
khi chúng ta kinh qua bất hạnh, trãi qua đau buồn, chúng ta muốn
được tách rời khỏi chúng một cách nhanh nhất có thể được.
Bên dưới của cả hai thứ buồn vui là nhân tố thứ hai –
một thái độ mạnh mẽ của cái “tôi” rõ ràng, một cái
“tôi” vững chắc, với những gì chúng ta đang trãi qua.
Tôi phải tìm để có niềm vui này và bất cứ nó là gì,
nó cho tôi niềm hạnh phúc, nữa và hơn nữa, và không bị
tách rời khỏi nó. Tôi phải tách biệt với những gì
tôi không thích. Tôi không thích bạn nói, vì thế tốt
hơn là bạn hãy im đi hay tôi sẽ quát bạn.
Khi
chúng ta kinh nghiệm buồn vui lên xuống trong cuộc sống của
chúng ta với niềm tham dục khao khát này và một sự
minh định và một cái “tôi” vững chắc với những gì
sẽ diễn tiến – cái “tôi”, điều mà rốt cùng căn cứ
trên sự mê muội, bất giác – điều này làm nên tất cả
những khuynh hướng nghiệp báo đi đến chín muồi. Trong
cách ấy, chúng ta đang liên tục không ngừng với sự thăng
trầm của niềm vui, lên xuống của nổi buồn và đang lập
lại tất cả những thái độ trước đây của chúng ta, bởi
vì đây là những gì chín muồi từ những thiên hướng ấy.
Điều thật sự ghê gớm là sự mê muội này ở đấy với
mỗi thời khắc của vui và buồn, hạnh phúc và khổ đau.
Nó ghi nhớ mãi những thời khắc của hạnh phúc và khổ đau,
mà chúng cũng sẽ là với mê muội. Sự mê muội mà chúng
ta trãi qua bây giờ là kết quả của sự si ám trước đây,
khi chúng ta đang kinh nghiệm hạnh phúc và buồn đau (của quá
khứ).
Vòng
tuần hoàn tái diễn không thể kiểm soát này, sự tự tuần
hoàn không ngừng này– chính là điều mà Phật giáo
gọi là “luân hồi-samsara.” Nếu chúng ta có thể giải
thoát khỏi sự mê muội này, thế thì toàn bộ hệ thống
của nghiệp báo tan vở thành từng mãnh và chúng ta được
giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Nếu chúng tat
hay thế sự mê muội này với một sự thấu hiểu đúng đắn
– và chúng tôi sẽ không đi vào chi tiết, chỉ cho những
quan điểm tổng quát – nếu chúng ta thay thế sự mê mờ
này với sự thông hiểu đúng đắn, trong trường hợp này
không có cơ sở cho cái “tôi” vững chắc – không căn cứ
địa cho điều “tôi phải có điều này và không có điều
kia.” Không có tham dục, vì thế không có sự khởi động
hay đánh thức những khuynh hướng và thói quen này, bạn không
thể nói rằng bạn vẫn còn có những khuynh hướng và thói
quen.
Chúng
tôi cố gắng đưa ra một thí dụ. Nếu có một xu hướng
để thấy những con khủng long, thế thì khi những con khủng
long bị tiệt chủng, không còn khuynh hướng để thấy những
con khủng long nữa khi bạn đi qua khu rừng, có phải thế không?
Đã thường có khuynh hướng này: khi chúng ta đi qua một
khu rừng tôi luôn luôn thấy khủng long. Bây giờ không
còn khủng long nữa, thế nên không còn gì tạo nên khuynh hướng
để thấy khủng long nữa. Dùng thí dụ ấy, khi không
còn gì tạo nên một khuynh hướng làm cho chín muồi – một
con khủng long đi trước mặt chúng ta, tạo nên khuynh hướng
để thấy một con khủng long chín muồi – nếu không có gì
đánh thức khuynh hướng ấy, chúng ta không có khuynh hướng
ấy nữa. Và nếu những khuynh hướng nghiệp báo không
đi đến chín muồi nữa bởi vì không có những khuynh hướng
ấy nữa, thế thì chúng ta không trãi qua sự thăng trầm của
hạnh phúc hay lên xuống của buồn đau nữa, chúng ta cũng
không còn kinh nghiệm bất cứ sự mê muội nào với nó nữa;
điều đó cũng mất rồi.
Đây
là cách, là con đường mà chúng ta được giải thoát khỏi
toàn bộ tình trạng luân hồi này. Chúng ta không còn
kinh qua sự không hài lòng, không bảo đảm thăng trầm của
hạnh phúc và buồn đau, nhưng thay vì thế chúng ta có một
kinh nghiệm rất vững chãi một loại an lạc hạnh phúc rất
khác biệt, một phẩm chất rất khác biệt – không phải
loại hạnh phúc lẫn lộn với mê muội, và không phải loại
hạnh phúc “tôi thắng cuộc chơi và vì thế đây là phần
thưởng của tôi.” Đấy là loại an lạc hạnh phúc
mà chúng ta kinh nghiệm từ sự tự do với những hoàn cảnh
khó khăn. Chúng tôi nghĩ một thí dụ đơn giản, mặc
dù không là một thí dụ chính xác, cho sự tiếp cận với
những gì mà điều này đang nói về sẽ là niềm hạnh phúc
mà chúng ta cảm nhận khi chúng ta lấy một chiếc giày chật
cứng vào cuối một ngày – đấy là một niềm vui thư thái
mà chúng ta tự do khỏi sự đau đớn đó.
Cũng
thế, những gì chúng ta kinh nghiệm với sự giải thoát, kinh
qua với sự tự do là những hành động của chúng ta không
còn bị lèo lái bởi những thúc đẩy bắt buộc của nghiệp
báo với điều mà chúng ta hành đọng trong một cách nào đấy,
kinh nghiệm những điều nào đấy. Đúng hơn, nếu chúng
ta đang hành động, vươn khỏi chỉ sự giải thoát, để
trở thành một vị Phật, những gì lèo lái cho hành động
của chúng ta là từ bi (từ ái và bi mẫn) – một nguyện
ước cho những người khác được tự do với nổi khổ
và nguyên nhân của đau khổ ấy của họ.
11
– NHỮNG LỜI KẾT LUẬN
Đây
là một giải thích căn bản đến một số nguyên tắc liên
hệ đến nghiệp báo. Có nhiều, nhiều, nhiều, nhiều
hơn thế ấy có thể nói và giải thích. Một số được
giải thích với những nguyên tắc phổ biến, như loại hành
động này đưa ra kết quả trong loại ảnh hưởng này, và
nếu nhân tố này là ở đấy kết quả sẽ mạnh mẽ hơn,
và nếu nó không ở đấy – nếu chúng ta làm điều gì đấy
do tai nạn như đối ngược lại với hành động với một
mục tiêu - ảnh hưởng sẽ khác biệt, và v.v…Có nhiều chi
tiết ở đấy.
Cũng
thế, trong dạng thức của những gì sẽ chín muồi ngay bây
giờ, điều ấy rất khó khăn để khái quát hóa với những
nguyên tắc, bời vì điều ấy ảnh hưởng bởi mọi thứ
khác đang xãy ra chung quanh chúng ta. Điều gì xãy ra cho
chúng ta bây giờ, chúng ta không chỉ khái quát hóa vói những
nguyên tắc chung chung, bởi vì những gì xãy ra bây giờ bị
ảnh hưởng bởi mọi thứ khác đang xãy ra. Chỉ nghĩ
về việc nếu chúng ta có một tai nạn trên đường,
điều gì đã đem đến? Đó là nghiệp báo đã mang mọi
thứ khác vào trong con đường ấy từ phía của họ,
và những điều kiện giao thông, và thời tiết, và điều
kiện đường xá. Rất nhiều thứ đã được đem đến
chuyện đặc thù để có một tai nạn chín muồi bây giờ.
Nếu
chúng ta thích thú về chủ đề này, có một không gian rộng
lớn để khám phá nhiều khía cạnh khác nhau của nó.
Càng học hỏi về nghiệp báo, chúng tôi nghĩ, càng hữu ích
hơn trong sự vượt thắng việc bị khống chế của nghiệp
báo, vì thế chúng ta không chỉ được giải thoát chính mình
khỏi sinh tử luân hồi, mà chúng ta cũng sẽ ở trong vị thế
tốt hơn có thể hổ trợ người khác.
[For
a more detailed explanation, see: The Mechanism of Karma: TheMahayana Explanation,
Except for Gelug Prasangika.]
Quý
vị có câu hỏi gì?
12
– HỎI ĐÁP
HỎI:
Trong phạm vi này, tội lỗi không có trong tấm ảnh? Không
có việc gì với tội lỗi ở đây, có phải không?
ĐÁP:
Đúng thế. Sự giải thích của Đạo Phật về nghiệp
báo không liên can gì đến tội lỗi. Tội lỗi là căn
cứ trên sự suy nghĩ trong những hình thức của một cái “tôi”
rất mạnh mẽ vững chắc như một thực thể tồn tại riêng
biệt và những gì tôi đã làm như một thực thể riêng lẻ
khác, giống như hai quả bóng bàn, hay điều gì ấy giống
như thế. Và sau đó chúng ta tin tưởng rằng thực thể
cái “tôi” là quá tệ và thực thể “những gì tôi đã
làm” cũng là tệ hại. Vì thế cũng có một sự phán
đoán của hai thực thể dường như vững chắc và rồi thì
không thể buông xả được – đó là tội lỗi. Giống
như chẳng bao giờ vất rác ra khỏi nhà chúng ta, mà chỉ giữ
nó bên trong và nói nó ghê tởm như thế nào, nó hôi thối
như thế nào, nó nhơ bẩn như thế nào, và chẳng bao giờ
buông bỏ.
HỎI:
Nghe có vẻ rất rõ ràng và rất hơp lý (logic), và tôi có
thể hiểu toàn bộ hệ thống, và làm thể nào giải thoát
khỏi sự mê muội, và sự những khuynh hướng thúc đẩy cùng
mọi thứ. Nhưng tôi nghĩ rằng thấu hiểu nó chưa đủ
để giải thoát ngay bây giờ đối với những kinh nghiệm
hay sự thúc đẩy hành động một cách bắt buộc.
ĐÁP:
Đúng thế. Vâng, đấy là tại sao trước tiên
chúng ta cần thực nghiệm đạo đức tự giác (tự tàm).
Hãy nhớ là, chúng ta đề cập rằng có một khoảng cách nhỏ
giữa điều khi tôi cảm thấy giống như muốn nói, “Ô
thật là một bộ đồ xấu xí mà bạn mặc hôm nay,” và
khi tôi thật sự nói nó. Nếu chúng ta có thể nắm bắt
khoảng không gian ấy, thế thì chúng ta có khả năng để quyết
định những gì sẽ ảnh hưởng nếu tôi nói với người
ấy rằng người ấy đang mặc một bộ đồ xấu xí.
Và nếu chúng ta thấy rằng điều ấy sẽ không là sản phẩm
tốt đẹp chúng ta không phát hành nó. Đấy là nơi
chúng ta bắt đầu – với nguyên tắc đạo đức và sự tự
kiểm soát.
Cũng
thế, chúng ta có thể thẩm tra cảm xúc nào tôi đang cảm
nhận khi tôi muốn làm việc gì ấy? Tại sao tôi ao ước
làm việc gì ấy căn cứ trên một cảm xúc phiền não, chẳng
hạn như tham lam? Có phải nó căn cứ trên sân hận; có
phải nó căn cứ trên si mê? Tôi có nghĩ rằng nếu nói
bộ đồ của bạn là xấu xí sẽ không có bất cứ ảnh hưởng
nào đối với bạn? Hay có phải tôi ao ước làm việc
gì đấy căn cứ trên sự tử tế ân cần, và đây là những
việc tích cực hơn? Đây là tại sao sự định nghĩa
của một cảm xúc phiền não hay một thái độ quấy rầy
là rất hữu ích: nó một tình trạng của tâm thức,
là thứ, mà khi nó sinh khởi, nó làm cho chúng ta mất sự an
bình của tâm thức và mất sự tự kiểm soát.
Chúng
ta có thể nói rằng khi chúng ta mất sự an bình của tâm thức:
tim chúng ta đập hơi nhanh hơn; và chúng ta cảm thấy hơi khó
chịu. Vì thế, chúng ta cố gắng chú ý, thí dụ, những
việc vi tế, như có phải tôi đang nói điều gì đấy do tự
hào? Thí dụ, ai đấy nói, “Tôi không hiểu điều đó,”
và bạn nói, “Ô, nhưng tôi hiểu!” Quý vị sẽ chú
ý một sự hơi bực bội, một chút tự hào, một sự kiêu
hãnh nào đấy, và vì thế đây là những gì chúng ta đề
phòng.
HỎI:
Tôi có hơi không hiểu. Tôi nghĩ, giáo sư đề cập rằng
có hai cảm xúc không ngừng đây là hạnh phúc và bất hạnh,
những sự giao động lên xuống này. Có phải giáo sư
đang nói rằng một trong hai điều này la tham dục, còn thứ
kia là gì?
ĐÁP:
Những gì tôi đang giải thích là hai nhân tố mà chúng khởi
động những khuynh hướng nghiệp báo – những điều này
đến từ những giáo lý mười hai nhân duyên. Một thứ
là tham dục (ái - thứ 8) và thứ kia – tôi đang làm cho đơn
giản – thứ kia đặc biệt gọi là thái độ hay cảm xúc
đạt được tức là chấp trước (thủ - thứ 9), và nó là
một danh sách khoảng năm khả năng khác nhau. Đây là
những gì sẽ đạt đến một kết quả, và vì thế điều
nổi bật nhất là xác định rõ một cái “tôi” vững chắc
với nó chúng ta đang trãi qua, với những gì đang diễn tiến.
HỎI:
Có phải sự xác định cái “tôi” vững chắc trong mối
quan hệ đến điều gì đấy? Rõ ràng có sự rối rắm
ở đây, và rằng chúng ta phải chăm sóc nó và thoát khỏi
sự rối rắm mù mờ. Nhưng điều gì chúng ta thật sự
đang mù mờ và điều chúng ta đang rối rắm với nó?
ĐÁP:
Đấy không phải là một câu hỏi dễ dàng để trả lời
trong một cách đơn giản. Chúng ta đang mê mờ cái “tôi”
thật sự tồn tại, cái “tôi” quy ước, với cái “tôi”
sai lầm không thật sự hiện hữu. Nhưng gì chúng ta đang
làm là đang tưởng tượng cái “tôi” hiện nay, là thật
sự tồn tại hiện hữu trong một cách không thể xãy ra được
nào đấy, nó sự thổi phồng. Nó đang thêm vào điều
gì đấy không có ở đó. Thí dụ: tôi vui vẻ hay
tôi không vui vẻ. Không phải là bạn không vui vẻ; tôi
không vui vẻ. Khi có một kinh nghiệm hạnh phúc hay bất
hạnh, chúng ta liên hệ nó trong những dạng thức của tôi
hạnh phúc. Không phải rằng bạn vui vẻ và ai đấy khác
vui vẻ - tôi vui vẻ. Cái “tôi” (‘I’ hay ‘me’)
là cái “tôi” quy ước, là điều thật sự hiện hữu.
Hãy
để chúng tôi dùng một thí dụ cho cái “tôi” quy ước
này. Giả sử chúng ta xem một bộ phim và hãy nói
bộ phim là “Cuốn Theo Chiều Gió”. Trong ấy, có một
cảnh vui, rồi một cảnh không vui, và rồi một cảnh vui khác.
À…,điều gì đang xãy ra ở đây? Màn hạnh phúc là
một cảnh trong phim “Cuốn Theo Chiều Gió” và mà không vui
là một cảnh khác của bộ phim. “Cuốn Theo Chiều Gió”
là chúng ta đã đặt tên một cách quy ước cho toàn thể các
màn ấy, tất cả các cảnh ấy, cả vui vẻ hạnh phúc và
buồn đau bất hạnh. “Cuốn Theo Chiều Gió”, tuy thế,
chỉ là tiêu đề, chỉ là một cái tên. Nhưng khi chúng
ta nói về “Cuốn Theo Chiều Gió”, chúng ta không chỉ nói
về tựa đề. Chúng ta đang nói về bộ phim thật sự
- mà tựa đề liên hệ đến. Đấylà bộ phim hiện hữu
một cách quy ước: nó tồn tại. Bộ phim là điều gì
đấy tách biệt khỏi mỗi màn của những cảnh ấy – một
bộ phim tách rời và độc lập với những cảnh ấy sẽ là
một bộ phim không thật. Nó không tồn tại. Một
bộ phim tồn tại một cách quy ước đơn thuần là những
gì có thể đặt tên hay quy cho, chúng ta nói, trên căn bản
của những màn, những cảnh.
Tương
tự thế, chúng ta có những thời khắc hạnh phúc trong đời
sống, chúng ta có những lúc không vui trong cuộc đời và v.v…,
và chúng ta liên hệ như thế nào đến tất cả những điều
ấy? Chúng ta liên hệ tới nó như cái “tôi” –
cái “tôi” quy ước, là điều thật sự hiện hữu: nó không
phải là bạn, nó là “tôi”. Tương tự thế, bộ phim
là “Cuốn Theo Chiều Gió”, không phải là “Chiến Tranh
Các Vì Sao”. Nhưng không có cái “tôi” tách biệt từ
những thời khắc của kinh nghiệm hạnh phúc và bất hạnh
và cái “tôi” là điều đang kinh nghiệm những thời khắc
ấy. Đó sẽ là cái “tôi” không thật, một cái “tôi”
không thật sự tồn tại. Và cái “tôi” không chỉ
là một từ ngữ; vì thế cái “tôi” chỉ đơn thuần
là những gì mà từ ngữ ấy đang liên hệ đến trên căn
bản của tất cả những thời khắc trãi qua của một đời
sống.
Sự
mù mờ, thế thì, sẽ là để nghĩ rằng có một cái
“tôi” riêng biệt nào đấy hiện diện trong thân thể này,
cư ngụ trong đấy, nối kết với nó bằng cách nào đấy,
nhấn những nút bấm, và bây giờ cái “tôi” ấy là đang
trãi qua cái đau trên bàn chân của tôi, và tôi rất đau khổ
và tôi không thích điều ấy. Nó giống như có một cái
“tôi” tách biệt với toàn bộ những kinh nghiệm bên trong
cái vật xa lạ ấy được gọi là thân thể. Sau đó,
trên căn bản sự mê mờ rối rắm về cái “tôi” riêng
biệt – cái “tôi” không thật này – với cái “tôi”
quy ước và đồng hóa nó với cái “tôi” không thật,
chúng ta cảm nhận, với tham dục (ái), “tôi pahir tách biệt
khỏi sự buồn phiền này, từ sự đớn đau này, từ sự
bất hạnh mà tôi trãi qua với cái đau của thân thể vật
lý.” Dĩ nhiên, khi chúng ta không có nhận thức sai lầm
ấy về cái “tôi” vững chắc, điều ấy không có nghĩa
là rằng chúng ta chỉ ngồi đấy và tiếp tục có cái đớn
đau. Nếu bàn chân chúng ta ở trên ngọn lửa, dĩ nhiên,
chúng ta đưa bàn chân chúng ta ra khỏi lửa, nhưng khái niệm
cái “tôi” ở phía sau là hoàn toàn khác biệt. Không
có gì sợ hãi.
Nhưng
khái niệm của một cái “tôi” không thật đối kháng với
một cái “tôi” quy ước là rất phức tạp và cấp tiến
cao độ. Vì thế, hãy rời nó bây giờ. Hãy chấm dứt
ở đây, thay vào đấy, cho buổi tối hôm nay với một lời
hồi hướng. Chúng ta quán niệm: bất cứ điều
hiểu biết nào, bất cứ năng lực tích cực nào đã đến
từ điều này, nguyện cầu tất cả được thâm nhập càng
sâu sắc hơn hơn nữa, phát triển càng mạnh mẽ hơn hơn nữa,
và hành động như nguyên nhân để đạt đến giác ngộ vì
lợi ích cho tất cả.
Introductory
Lecture on Karma
Alexander
Berzin
Xalapa,
Mexico, May 2, 2006
Tuệ
Uyển chuyển ngữ
21-03-2010