Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
BỐN CHÂN LÝ CAO QUÝ
18/08/2010 14:58 (GMT+7)

Khi Đấng Đạo sư vĩ đại của hoàn vũ Phật Thích Ca lần đầu tiên thuyết giảng về giáo Pháp trên mãnh đất tôn quý Ấn Độ, Ngài đã dạy về bốn chân lý cao quý:  sự thật của khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, sự chấm dứt khổ đau và con đường để chấm dứt khổ đau.  Từ ấy đến nay, nhiều quyển sách chứa đựng những bàn luận về bốn chân lý cao quý bằng Anh ngữ,  chúng (được biết nhiều là Bát chánh đạo) rất phổ biến.  Bốn chân lý này chứa đựng tất cả, bao gồm nhiều vấn đề trong ấy.

Lưu tâm đến bốn chân lý cao quý một cách thông thường phổ biến và sự kiện là không ai trong chúng ta muốn khổ đau và tất cả chúng ta khao khát hạnh phúc, chúng ta có thể nói về một quả và một nhân của cả phương diện phiền não và phương diện giải thoát.  Những khổ đau thực sự và những nguyên nhân thực sự là quả và nhân trên những thứ mà chúng ta không muốn, sự chấm dứt thực sự và con đường đúng thực là tác động hiệu ứng và nguyên nhân trên những thứ mà chúng ta khao khát.

SỰ THẬT VỀ KHỔ ĐAU

Chúng ta trải qua kinh nghiệm nhiều loại khác nhau về khổ đau.  Tất cả bao gồm ba thứ:  khổ của khổ (khổ khổ, khổ của đổi thay (hoại khổ)và khổ lan tràn cùng khắp tất cả (hành khổ).

Khổ của khổ liên hệ đến những thứ như nhức đầu và v.v và v.v…  Ngay cả những thú vật cũng có thể nhận biết loại khổ này và, giống như chúng ta, muốn thoát khỏi khổ đau đó.  Bởi vì hữu tình chúng sinh có sợ hải và kinh nghiệm không thoải mái từ những loại khổ này, chúng sinh dấn thân vào nhiều loại hành động khác nhau để xóa bỏ chúng.

Khổ của đổi thay liên hệ đến những hoàn cảnh nơi chốn, thí dụ, chúng ta đang ngồi thư giản rất thoải mái và khởi đầu mọi thứ dường như tốt đẹp, nhưng sau một lúc chúng ta mất cảm giác ấy và trở nên áy náy không yên và không thoải mái.

Trong những xứ sở nào đấy chúng  ta thấy một số lượng áp đảo của nghèo nàn và bệnh tật:  đó là những thứ khổ của loại một – khổ của khổ.  Mọi người nhận thức rằng đó là khi những điều kiện khổ đau được loại trừ và tiến bộ phát triển ở trên đấy.  Trong nhiều nước phương Tây, nghèo khổ có thể không là một vấn đề, nhưng chúng ta ở nơi có trình độ phát triển vật chất cao  có những vấn đề thuộc loại khác.  Thoạt tiên chúng ta có thể vui sướng vì vượt qua những vấn đề khó khăn mà chúng ta đối diện trước đây, nhưng chẳng bao lâu khi chúng ta giải quyết những vấn đề nào đấy, những khó khăn khác lại xuất hiện.  Chúng ta có hàng khối tiền của, vô vàn thực phẩm và nhà cửa đẹp đẻ, nhưng bởi chú trọng quá mức giá trị của những thứ này chúng cuối cùng chúng ta làm cho chúng trở nên vô giá trị.  Loại kinh nghiệm này là khổ của đổi thay.

Một người nghèo khổ thuộc tầng lớp dưới có thể nghĩ rằng thật là tuyệt vời nếu có một chiếc xe hơi hay một truyền hình và nên làm thế nào kiếm được chúng, người ấy sẽ trước hết cảm thấy rất hạnh phúc và hài lòng.  Bây giờ đây, nếu những hạnh phúc như thế là thường tại, chỉ cần người ấy có xe hơi và truyền hình người ấy sẽ vẫn vui vẻ.  Nhưng vấn đề không như vậy, niềm hạnh phúc ấy sẽ qua đi.  Sau vài tháng người ấy muốn một loại xe khác, nếu có tiền, người ấy sẽ mua một truyền hình mới.  Những thứ củ kỷ, cùng những đối tượng đã từng cho người ấy biết bao vui thích hài lòng, giờ đây là nguyên nhân làm cho người ấy bất mãn.  Đó là tính tự nhiên của đổi thay, vô thường; đó là vấn nạn của khổ đau thay đổi, vô thường.

Khổ đau lan tràn cùng khắp là loại khổ đau thứ ba.  Nó gọi là khổ đau làn tràn cùng khắp, khổ đau pha lẫn phức hợp đa phương, bởi vì nó hoạt động như căn bản của hai thứ trước.

Có thể có những người, ngay cả ở những xứ sở phát triển, muốn được giải thoát khỏi thứ khổ đau thứ hai, khổ đau của thay đổi, vô thường.  Chán nản với những cảm xúc nhiễm ô, họ tìm những cảm giác thư thái, thanh thản, tĩnh lặng, điều này có thể hướng dẫn đến tái sinh trong những thế giới vô sắc tướng, không có hình dáng rõ rệt, chỉ có những cảm xúc như thế.

Giờ đây, khao khát giải thoát khỏi hai loại khổ đau đầu tiên không phải là động cơ chính để tìm kiếm sự giải thoát (từ thế giới luân hồi); Đức Phật dạy rằng gốc rể của ba loại khổ đau là loại thứ ba: khổ đau lan tràn cùng khắp.  Một số người muốn tự tử; họ nghĩ rằng có khổ đau đơn giản chỉ vì có đời sống con người và bằng sự chấm dứt đời sống thì sẽ không còn gì nữa.  Điều thứ ba này, lan tràn cùng khắp, khổ đau dưới sự điều khiển của nghiệp quả và tâm phiền não vọng tưởng.  Chúng ta có thể thấy, ngoại trừ tư duy sâu sắc, rằng đây là dưới sự điều khiển của nghiệp quả và tâm phiền não vọng tưởng của đời sống trước, hay tiền kiếp:  giận tức và vướng mắc, chấp trước khởi lên đơn giản chỉ vì chúng ta có cái tập hợp này hiện hữu.  Tích tập phức hợp những hiện tượng giống như một khả năng cho chúng ta sản sinh nghiệp chướng và những tâm phiền não vọng tưởng; đó gọi là nhận lấy một vùng xấu.  Bởi vì rằng những hình thức nào liên hệ đến việc tiếp xúc một vùng xấu của tâm phiền não vọng tưởng và bị dưới sự điều khiển của chúng, nó hổ trợ sự sản sinh những tâm phiền não và ngăn trở chúng ta với đạo đức.  Tất cả những khổ đau của chúng ta có thể truy nguyên đến những tích tập của chấp trước, bám víu và vướng mắc.

Có thể, khi chúng ta nhận thấy rằng những tích tập của chúng ta là nguyên nhân của tất cả những khổ đau của chúng ta, chúng ta có thể nghĩ rằng tự tử là con đường để thoát khỏi khổ đau hiện tại.  Thôi được, nếu không có sự tiếp diễn của tâm, không có đời sống tương lai, tốt đấy – nếu chúng ta có can đảm chúng ta có thể tự chấm dứt đời sống tức thì.  Nhưng theo quan điểm của Đạo Phật, điều đó không phải như thế,  ý thức của chúng ta sẽ tiếp tục.  Ngay cả nếu chúng ta tự kết liễu đời sống của chính mình, kiếp sống này, chúng ta sẽ tiếp nhận một thân thể khác và một lần nữa nó sẽ là cơ sở của khổ đau.  Nếu chúng ta thực sự muốn lìa xa tất cả mọi khổ đau, tất cả những khó khăn mà chúng ta trải qua trong đời sống hiện tại, chúng ta phải gạt bỏ được nguyên nhân căn bản, điều đã cho phép hưng khởi những tích tập  căn bản của tất cả khổ đau.  Giết hại chính mình không đi đến giải quyết những vấn đề của chính ta.

Bởi vì đúng như thế, bây giờ đây chúng ta phải khảo sát nguyên nhân của khổ đau: có một nguyên nhân hay không?  Nếu có, nguyên nhân nào là nó: một nguyên nhân tự nhiên , điều không thể bị xóa bỏ, hay một nguyên nhân lệ thuộc trên chính nguyên nhân của nó và vì vậy có thể loại trừ?  Nếu có một nguyên nhân có thể vượt qua, là có thể cho chúng ta vượt thắng nó chứ?  Vì vậy chúng ta qua đến sự thật thứ hai, chân lý về nguyên nhân của khổ đau.

SỰ THẬT VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ ĐAU

Phật tử nhớ rằng không có một đấng tạo hóa ngoại tại và mặc dù Đức Phật là một Đấng tối thượng, ngay cả một Đức Phật cũng không có năng lực tạo nên đời sống mới.  Vì vậy, bây giờ đây, điều gì là nguyên nhân của khổ đau?

Một cách phổ quát, nguyên nhân căn bản là tâm; tâm bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng tiêu cực như giận tức, chấp trước, vướng mắc, ghen tỵ v.v… và v.v…là nguyên nhân chính của SINH và tất cả những vấn đề như thế.  Tuy nhiên, không có một khả năng nào tự chấm dứt tâm, làm gián đoạn dòng lưu chuyển ý thức.  Xa hơn nữa, không có gì sai trong bản chất chiều sâu của tâm, nó chỉ đơn giản là bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng tiêu cực.  Vì vậy, câu hỏi là chúng ta có thể hay không có thể tranh thủ và giành quyền kiểm soát  đối với giận tức, chấp trước, vướng  mắc và những tâm thức phiền não tiêu cực khác.  Nếu chúng ta nhổ tiệt gốc những thứ đó, chúng ta sẽ chỉ còn lại với một tâm tinh khiết giải thoát khỏi những nguyên nhân của khổ đau.

Điều này đưa chúng ta đến với những tâm thức phiền não tiêu cực, đó là những nhân tố tinh thần.  Có nhiều phương thức khác nhau hiện hữu để luận giải về tâm, nhưng, thông thường, tâm tự nó là những gì đơn thuần trong sáng và tỉnh giác.  Khi chúng ta nói năng trong thái độ phiền não bối rối như giận tức và chấp trước, chúng ta phải thấy chúng có thể ảnh hưởng và làm nhiễm ô tâm như thế nào; sự kiện là, điều gì là tính tự nhiên của chúng?  Thế thì, đây là những luận giải về nguyên nhân của khổ đau.

Nếu chúng ta hỏỉ những dính mắc, chấp trước và giận tức khởi lên như thế nào?  Câu trả lời là chúng chắc chắn được hổ trợ bởi sự tham đắm những thứ vốn thực sự đúng là của chúng ta.  Thí dụ, khi chúng ta giận tức với những điều gì đấy, chúng ta cảm nhận rằng đối tượng ở ngoài đó, chắc chắn, thật sự và không gá ghép, và tự chúng ta giống như những gì chắc thật và có thể tìm thấy.  Trước khi chúng ta giận tức,  đối tượng xuất hiện bình thường, nhưng khi tâm thức ta bị tác động bởi giận dữ, đối tượng lại được thấy là xấu xa,  hoàn toàn ghê tởm, đáng ghét; những gì đấy chúng ta muốn thoát khỏi lập tức – nó xuất hiện thật sự để hiện hữu trong cách ấy: chắc thật, độc lập và rất là không hấp dẫn.  Điều xuất hiện ấy của “sự thật xấu xa” đổ dầu vào lửa giận của chúng ta.  Tuy vậy khi chúng ta thấy cùng đối tượng ấy ngày hôm sau, khi sự giận tức của ta đã tàn lụi, nó dường như xinh đẹp hơn ngày trước đấy; cùng đối tượng nhưng dường như nó không tệ như vậy.  Điều này chỉ cho thấy rằng giận tức và dính mắc đã ảnh hưởng thế nào bởi sự bám víu của chúng ta vào những thứ như hiện hữu thật sự và  không thuộc tính.

Vì vậy, luận giải triết học Con đường Trung đạo (trung quán luận) tuyên bố rằng gốc rể của tất cả những tâm thức phiền não tiêu cực bám víu lấy sự tồn tại thực hữu; điều này hổ trợ chúng và đưa chúng đến hành động; rằng tâm thức si mê bám víu những thứ như tồn tại cố hữu,  thật sự hiện hữu là nguồn gốc căn bản của tất của những khổ đau của chúng ta.  Căn cứ trên sự bám víu này như sự tồn tại thực sự chúng ta phát triển tất cả những thứ tâm thức phiền não tiêu cực và tạo nên vô số nghiệp nhân tiêu cực.

Học giả Ấn Độ Chandrakirti, một trong những đại biểu quan trọng của trường phái Trung Ðạo vào thế kỷ thứ tám, ông đã có ảnh hưởng rất lớn trong việc truyền bá trường phái Trung Ðạo vào đất Tây Tạng. Trong tác phẩm Nhập Trung Đạo [Madhyamakavatara] ông nói rằng, đầu tiên có sự dính mắc vào tự thân, điều rồi thì đi theo bởi sự bám víu những thứ, những việc và trở nên dính mắc với chúng như “cái của tôi”. Trước tiên có một “cái tôi” rất chắc thật, độc lập; nó rất lớn -  lớn hơn mọi thứ khác, đây là cơ sở.  Từ điều này dần dần đến “đây là của tôi; đây là của tôi; đây là của tôi”. Rồi thì “chúng tôi, chúng tôi, chúng tôi”. Rồi, do bởi sự chọn lựa phía này, đến “những kẻ khác, kẻ thù của chúng ta”.  Đối với “cái tôi” và “cái của tôi”, sự dính mắc khởi lên.  Đối với ông ấy, bà ấy và họ, chúng ta cảm thấy có khoảng cách và giận tức, rồi thì ganh tỵ và tất cả những cảm giác ganh đua khởi lên.  Vì vậy, cuối cùng, vấn đề là: đây là cảm giác của “tôi” – không đơn thuần “cái tôi” nhưng “cái tôi” với điều mà chúng ta trở nên bị ám ảnh.  Điều này cho phép khởi lên giận dữ và tức tối, cùng với những lời nói cay nghiệt độc ác và tất cả những biểu lộ vật lý của ác cảm và thù ghét.

Tất cả những hành động tiêu cực này (của thân, miệng và ý) tích lũy nghiệp xấu . Giết hại, trộm cắp, và tất cả những hành động tiêu cực cũng là kết quả từ những động cơ xấu hay bất thiện.  Ở cấp độ thứ nhất là tinh thần thuần túy, những tâm thức tiêu cực; cấp độ thứ hai những tâm thức tiêu cực biểu lộ chính chúng trong những hành động, nghiệp.  Lập tức không khí bị nhiễu loạn, quấy rầy, mất yên tĩnh.  Với giận tức, thí dụ, không khí trở nên căng thẳng, mọi người cảm thấy không thoải mái, bứt rứt, khó chịu.  Nếu ai đấy trở nên giận dữ, điên tiết, những người hòa nhã, lịch thiệp cố gắng tránh xa người đó.  Cuối cùng, người giận dữ cũng cảm thấy bối rối, ngượng ngịu và xấu hổ vì đã nói tất cả những thứ vô lý, ngớ ngẩn, lố bịch, bất cứ điều gì thoáng qua tâm tư người ấy.  Khi chúng ta tức giận, không có không gian cho tình lý hay lý trí, người ấy trở nên thật sự cuồng dại.   Sau đấy, khi tâm tư ta trở lại bình thường, chúng ta cảm thấy xấu hổ. Không có gì tốt đẹp với giận dữ, tức tối và dính mắc, chấp trước; không có gì kết quả tốt đẹp từ đấy.  Chúng có thể khó khăn để kiểm soát, nhưng mọi người có thể nhận thấy rằng không có gì tốt đẹp về chúng.  Thế thì, điều này là sự thật chân lý thứ hai.  Bây giờ đây, câu hỏi đề ra là những loại tâm thức tiêu cực này có thể hay không thể loại trừ hay chuyển hóa.

CHÂN LÝ VỀ SỰ CHẤM DỨT KHỔ ĐAU

Gốc rể cuả tất cả những tâm thức phiền não tiêu cực là sự dính mắc, thủ trước, hay chấp ngã của chúng ta với những thứ, những vật, những sự kiện như tồn tại thực sự.  Vì vậy, chúng ta phải khảo sát tâm thức chấp trước này là đúng hay nó bị thiên kiến, bóp méo, lệch lạc và nhìn những sự kiện sai lầm.  Chúng ta có thể làm việc  này bằng sự khảo nghiệm làm thế nào để những sự kiện nó được quán sát, lĩnh hội, nhận biết hiện hữu một cách đúng thực như nó là.  Tuy nhiên, vì rằng tâm thức này tự nó không thể nhận biết hoặc là nó thấy rõ những đối tượng một cách đúng thực hay không, chúng ta phải dựa trên một loại tâm thức khác.  Nếu, trên sự khảo sát, chúng ta khám phá nhiều phương thức giá trị khác để quán sát những thứ, sự kiện, sự vật và rằng tất cả những thứ mâu thuẫn hay phủ định này (phương cách mà tâm thức chấp thủ hay dính mắc với  chân lý hiện  hữu) nhận định hay lĩnh hội những đối tượng của nó, chúng ta có thể nói rằng tâm thức này không thấy thực tại.

Vì vậy,  với tâm thức có thể phân tích nguyên tắc cơ bản, chúng ta phải cố gắng để quyết định hoặc là tâm thức chấp trước những sự kiện có thể khám phá thực sự là đúng hay không.  Nếu nó là đúng, tâm thức phân tích có thể cuối cùng tìm ra những sự kiện chấp trước. Duy tâm luận [Cittamatra], hay Duy thức luận, và đặc biệt là, Trung quán luận chứa đựng nhiều đoạn nghị luận của sự tiến hành những khảo nghiệm như thế .  Theo những điều này, khi chúng ta khảo sát để thấy hoặc là tâm thức chấp trước sự việc như vốn đã khám phá là đúng hay không, chúng ta thấy rằng nó không đúng, rằng nó bị bóp méo, thiên lệch – chúng ta không thể thật sự tìm thấy những đối tượng tại điều nó chấp trước, níu lấy.  Vì lẽ tâm thức này bị đánh lừa bởi đối tượng của nó và nó phải được loại trừ.

Vì vậy. qua khảo nghiệm chúng ta thấy không có giá trị hổ trợ cho tâm thức chấp trước nhưng chúng ta tìm thấy một sự hổ trợ của sự suy luận hợp lý cho tâm thức, tâm mà nhận thấy rằng tâm thức chấp trước không có giá trị.  Trên mặt trận tâm linh, tâm thức được hổ trợ bởi sự hợp lý (logic) thì luôn luôn thắng lợi trước tâm thức không có sự hổ trợ hợp lý.  Sự hiểu biết rằng không có sự kiện như những cấu trúc tồn tại thật sự có thể tìm thấy trong tính tự nhiên trong suốt sâu thẩm của tâm; tâm thức chấp trước những sự kiện khi sự thực có thể khám phá là cạn cợt trên bề mặt và thoáng qua.

Khi chúng ta loại trừ những tâm thức phiền não tiêu cực, nguyên nhân cuả tất cả khổ đau, chúng ta cũng loại bỏ được khổ đau như vậy.  Đây là sự giải thoát, hay sự chấm dứt khổ đau; chân lý cao quý thứ ba.  Vì lẽ nó có thể đạt đến điều này, giờ đây, chúng ta phải  xem xét đến phương pháp.  Điều này đưa chúng ta đến chân lý cao quý thứ tư.

CHÂN LÝ VỀ CON ĐƯỜNG CHẤM DỨT KHỔ ĐAU

Khi chúng ta nói về những con đường thông dụng của ba thừa Đạo Phật – Tiểu thừa, Đại thừa và Kim cương thừa – chúng ta liên hệ đến ba mươi bảy nhân tố hay 37 phẩm trợ đạo, điều đưa đến giác ngộ.  Khi chúng ta nói một cách đặc biệt đến những con đường của bồ tát thừa [Mahayana] chúng ta liên hệ đến mười trình độ (thập địa) và sáu siêu việt toàn hảo (lục ba la mật).

Chúng ta thấy sự thực hành của Theravada Thượng tọa bộ thông dụng hầu hết ở Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan,v.v…Nơi đây, hành giả được thúc đẩy bởi sự khát khao đạt đến giải thoát từ chính sự khổ đau của họ.  Quan tâm cho chính họ đơn độc, họ thực hành ba mươi bảy yếu tố giác ngộ, điều này liên hệ đến năm con đường:  tứ chính cần (con đường cận tiến), tứ như ý túc và tứ niệm xứ (con đường tích lũy), ngủ căn và  ngủ lực (con đường chuẩn bị), thất giác chi (con đường quán sát) và bát chính đạo (con đường thiền định).  Trong phương  pháp này, họ có thể hoàn toàn chấm dứt những tâm thức phiền não tiêu cực và đạt đến sự giải thoát cá nhân.  Đây là con đường và kết quả của Thinh văn giác.

Quan tâm chính của những hành giả đạo Phật phát triển  là không chỉ vì sự giải thoát của chính họ, nhưng là sự giác ngộ vì tất cả chúng sinh.  Với động cơ của tâm giác ngộ hay tâm bồ đề - con tim của họ, thâm tâm của họ được khuyến tấn, đề khởi đạt đến sự giác ngộ với một ý niệm tuyệt hảo để hổ trợ những người khác – những hành giả này thọ trì sáu siêu việt toàn hảo và tiến trình dần dần qua mười trình độ cuả bồ tát  cho đến khi người ta hoàn toàn vượt thắng cả những loại chướng ngại và đạt đến giác ngộ tối thượng của Phật quả.  Đây là con đường và kết quả của đạo Phật phát triển.

Căn bản thiết yếu của thực hành sáu siêu việt toàn hảo là sự kết hợp của phương pháp và tuệ trí vì vậy hai thân giác ngộ - sắc thân và pháp thân – (rupakaya  và dharmakaya)— có thể đạt đến. Vì lẽ họ có thể đạt đến chỉ cùng một lúc, những NHÂN của họ phải được tu dưỡng phát triển cùng một lúc.  Vì vậy, tổng hợp chúng ta phải xây dựng lên một kho tàng công đức – như là NHÂN của sắc thân, thân thể sắc tướng (rupakaya  ) -và một kho tàng của sự tĩnh giác thâm sâu  hay sự hiểu thấu sáng suốt bên trong- như là NHÂN của pháp thân (dharmakaya), thân thể của tuệ trí.  Trong Ba la mật thừa (Paramitayana, hay  Kinh thừa, Toàn thiện thừa), chúng ta thực hành phương pháp được hiểu thấu bởi tuệ trí và tuệ trí được hiểu thấu bởi phương pháp,  nhưng trong Kim cương thừa chúng ta thực hành phương pháp và tuệ trí như là một trong tính tự nhiên.

The Four Noble Truths
His Holiness the Dalai Lama 
His Holiness the Dalai Lama gave this teaching in Dharamsala, 7 October 1981. It was translated by Alexander Berzin, clarified by Lama Zopa Rinpoche, edited by Nicholas Ribush and first published in the souvenir booklet for Tushita Mahayana Meditation Centre's Second Dharma Celebration, November 5-8 1982, New Delhi, India.
Published in 2005 in the LYWA publication Teachings From Tibet.

http://www.lamayeshe.com/otherteachers/hhdl/4noble_truths.shtml

Tuệ Uyển chuyển ngữ
02-09-2008

Về đầu trang