Vì thế hầu
hết trong chúng ta những ai hướng ngoại đều gặp các vấn đề sức khỏe tinh thần
cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Họ thường có biểu hiện như sự đau
khổ, giày vò, và các hành vi nổi loạn, nghiện rượu hay ma túy. Vấn đề này càng
khó hơn khi một ai đó lạc lối cuốc sống rơi vào cảnh tù tội, tâm trạng lại càng
bế tắc.
Mới đây,
các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Oxford
đã thực hiện thử nghiệm yoga trong nhà tù. 10 buổi mỗi tuần trong thời gian 90
phút. Khóa học này được tổ chức bởi nhà tù Phoenix Trust.
Kết quả cho
thấy, các tù nhân sau khi trải qua khóa học yoga đều được cải thiện tâm trạng,
giảm căng thẳng và tự chủ hơn so với những tù nhân bình thường.
Tiến sĩ Amy
Bilderbeck và tiến sĩ Miguel Farias, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Oxford cho biết: “Yoga hay thiền định sẽ dần thay thế việc điều trị sức khỏe
tinh thần trong nhà tù. Đó là sự lựa chọn tương đối rẻ, tiết kiệm chi phí và có
nhiều lợi ích đối với tù nhân cũng như cải thiện sức khỏe tinh thần trong nhà
tù cho hiện tại và tương lai”.
Giám đốc
nhà tù Phoenix Trust, nói: “Yoga và thiền định
giúp họ cảm thấy tốt hơn, đưa ra quyết định tốt hơn và phát triển khả năng suy
nghĩ trước khi hành động; tất cả điều này dẫn đến một lối sống tích cực, không
phạm tội khi họ trở lại hòa nhập cùng xã hội”
Từ kinh
nghiệm dùng yoga và thiền trong nhà tù Phoenix Trust, chúng ta thấy ở Ấn Độ,
Nhật Bản và một số quốc gia trên thế giới từ lâu, đã lấy yoga và thiền định làm
lẽ sống điều đó đã chứng tỏ vai trò tích cực trong việc làm giảm lo lắng, trầm
cảm và cải thiện tâm trạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngày nay, nhiều người khắp nơi trên thế
giới, bất luận là theo tôn giáo nào, họ đều ý thức được lợi ích của yoga và
thiền định. Mục đích gần của yoga và thiền định là để rèn luyện tâm và dụng tâm một
cách có hiệu quả cao trong đời sống thường nhật.
Mục đích tối hậu của yoga
và thiền định là để giải thoát ra khỏi sinh tử luân hồi. Mặc dù thiền định được xem là
một việc làm khó hơn yoga, nhưng những lợi ích tích cực thì có thể đạt được
ngay trong giờ phút hiện tại nếu chúng ta chuyên tâm thực hành. Những lợi ích
của thiền định có thể được tóm tắt như sau:
- Nếu là người bận rộn, lo âu, nhiều vấn đề
khúc mắc, thiếu tự tin, nóng tính, ganh tỵ, hoặc đang ở “ngã ba đường” không biết rẽ về đâu
thiền định có thể giúp bạn buông bỏ và tìm đến sự thư thả. Nếu bạn là người sáng suốt, thiền định sẽ hướng
dẫn bạn đến trí tuệ cao siêu.
Đó là một số điều đại khái lợi ích thiết thực phát xuất
từ việc thực hành thiền định. Những lợi ích này
không thể rao bán trong các cửa hiệu hay cửa hàng bách hóa mà bạn muốn có thì
phải thực tập yoga,
thiền định và rèn luyện tâm mỗi ngày.
Thuở đức Phật có một người tên, Angulimàla cũng lầm
đường lạc lối từ cái tên Ahimsaka-người có lòng
tốt, đã biến thành kẻ xấu. Lòng từ của đức Phật đã cảm hóa hành vi sai
lầm của Angulimàla và xin đức Phật xuất gia. Không lâu sau đó, Đại Đức
Angulimala đắc Quả A La Hán.
Khi nhắc đến đường lối Đức Phật cảm hóa Ngài, Đại Đức Angulimala nói: “Có
những sanh vật bị khắc phục bằng võ lực, bằng cù móc hay roi vọt. Nhưng ta đây,
được thuần hóa từ bậc đại đức Thế Tôn, không cần đến gậy gộc, cũng không
dùng gươm đao chỉ tâm an vui và Thiền định”
Tâm an tịnh là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc và cũng là
chìa khóa đóng lại cánh cửa khổ đau. Hiểu được tâm và khéo dụng tâm là tìm về
đời sống đích thực hạnh phúc, hơn hẳn đời sống thụ hưởng vật chất để rồi sau đó
nhận ra cái giá phải trả quá đắt cho những cuộc vui. Cho nên đức Phật đã dạy: “chúng
sinh lấy khổ làm vui” giống như lấy nước biển để giải cơn khát nhất thời,
quên đi hậu quả. Vì thế nên có câu: “Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Đó là
sự khác nhau giữa Thiền định và tâm vọng ngoại hưởng thụ.
Thế giới chúng ta đang sống không có nơi nào mà không có
loạn động và bất an. Nhưng với sự khéo léo và hiểu rõ sự việc một cách hợp lý
thì chúng ta sẽ biết cách bảo vệ tâm của mình, chống lại bất kỳ hình thức xáo
trộn nào. Đức Phật dạy: “Tâm
dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ
theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo”.
Stephen
Covey, tác giả cuốn sách nổi tiếng thế giới - 7 thói quen của người thành đạt,
có viết: “Suy nghĩ tạo hành vi, hành vi
tạo thói quen, thói quen tạo tính cách, tính cách tạo số phận”.
Người Việt Nam
ai cũng muốn nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, chắc chắn hơn trên con đường xây dựng và
phát triển sự nghiệp, hướng đến sự thành công vượt trội. Để làm được điều đó,
người Việt cần luôn tạo lập và phát triển cho mình sự nhất thể trong con người
từ suy nghĩ, cảm xúc đến hành vi, đó chính là “tâm”.
Người thành
công là người khởi tạo và duy trì trong tâm mình sự yên tịnh trong tiềm thức.
Từ đó, tâm tạo ra phong cách sống, đẳng cấp sống và sự nghiệp của mỗi con
người. Tâm thanh tịnh vừa là kết quả vừa là khởi nguồn cho cuộc sống an vui
hạnh phúc, giữa cuộc đời đầy biến động, nhưng tâm ta bất động!
19/07/2013
-Lệ Thọ-