Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Nổi giận
Kyabje Lama Zopa Rinpoche - Tuệ Uyển chuyển ngữ
06/10/2010 18:52 (GMT+7)


Zopa Rinpoche khuyên bảo đến một Phật tử, người thưa rằng đã rất hay giận dữ với gia đình.

Bạn đã nhận ra rằng giận dữ sinh khởi là không tốt và bạn phải làm điều gì đấy về việc này.  Bạn có trách nhiệm chấm dứt rắc rối ấy.  Thậm chí điều này là tiến trình đối với an bình và hạnh phúc.  Không có phát hiện này trước, thì không có ngày này qua ngày kia, phút này đến phút nọ có hòa bình cho bạn và những người khác.  Bạn càng có thể dừng giận dữ bao nhiêu và ít giận dữ hơn bao nhiêu, bạn càng mang đến hòa bình và hạnh  phúc cho tất cả mọi loài chúng sinh, đặc biệt là nhân loại, loài vật, và hơn thế nữa cho thế giới này.  Tất cả sáu tỉ con người trên thế giới được hòa bình và an lạc nhiều như thế và hàng tỉ con người trong quốc gia bạn cũng có thể hưởng được hòa bình an lạc như vậy.  Dĩ nhiên, không cần hỏi về gia đình bạn, hàng xóm bạn, và chính bạn.

Nếu giận dữ được hoàn toàn loại trừ qua thiền quán và bằng việc tích tập công đức, bạn dừng tổn hại tất cả chúng sinh, không chỉ trong đời sống này mà trong tất cả những đời sống tương lai, đem đến cho họ hòa bình và hạnh phúc. Thật diệu kỳ rằng bạn, một con người, có thể cống hiến sự phục vụ này đến vô số con người.

Bạn có thể thấy gia đình bạn như một vị đạo sư tâm linh vĩ đại.  Đây là những gì Đức Phật đã nói:  người mà bạn gọi là kẻ thù, người làm cho bạn giận dữ, là vị đạo sư tâm linh của bạn.  Tại sao?  Bởi vì người ấy dạy cho bạn thực tập nhẫn nhục như thế nào.  Rồi thì, bạn rèn luyện tâm thức bạn trong sự quan tâm kiên nhẫn đến người ấy.  Chỉ có người đưa bạn vào trong sự thực tập là một người nào đấy giận dữ đối với bạn.  Bạn không có cơ hội này để thực tập với những người bạn, những người lạ, hay những vị Phật, những người không có sự giận dữ.  Thế nên, những người này là những vị đạo sư lớn; họ đã giúp bạn tiêu trừ giận dữ và chấm dứt sự tổn hại những người khác.  Vì thế, nhiều chúng sinh sau đó không phải đón nhận tổn hại và tiếp nhận lợi ích, hòa bình, và an lạc.  Không có sân hận thì sẽ có hòa hiệp và hòa bình trong gia đình, trong cuộc sống và trong trái tim của những người khác, và cũng là trong trái tim và đời sống của bạn.

Thế nên, bạn có thể thấy rằng những người giận dữ với bạn hay chỉ trích bạn, những người lăng mạ bạn với lời nói của họ hay đánh đập bạn với thân thể của họ, thật là quý giá và tử tế. Bạn thấy họ là những người tử tế nhất trong cuộc đời của bạn.

Nếu bạn giận dữ bạn tạo những nghiệp nhân tiêu cực và những điều đó sẽ tạo nên địa ngục và khổ đau.  Nếu bạn không có giận hờn, dính mắc, và si mê, sẽ không có địa ngục.  Điều này có nghĩa là những người ấy đang giúp đở bạn học hỏi về giận dữ và thực hành nhẫn nhục.  Những người ấy là những vị hộ vệ bạn, bảo vệ bạn khỏi tái sinh trong thế giới địa ngục, là nơi mà chúng sinh phải chịu những khổ đau kinh hoàng nhất trong vô lượng kiếp.

Do vậy, khi bạn có những điều kiện để nổi giận và nó sắp xãy ra, hãy tỉnh thức, cảnh giác về những nguy hại to lớn mà nó có thể mang đến, về địa ngục và tất cả những khổ đau.  Nếu bạn nổi giận, nó cũng làm cho nhiều người khác dính líu vào cơn giận và nổi giận lên.  Bằng việc nổi giận đối phó lại với bạn, họ cũng bị sinh vào địa ngục thay gì được tái sinh vào những cõi cao hơn trong đời sống kế tiếp.

Đôi khi bạn có thể  hãy đặt mình trong vị trí của họ, nghĩ rằng họ là bạn trong khi họ chỉ trích bạn.  Nếu bạn làm như thế trong khi người ta đang chỉ trích bạn, điều ấy rất thú vị.  Chúng ta luôn nghĩ rằng người kia là xấu tính hay ác ý với tôi, nhưng rồi thì bạn ở đâu?  Bạn không thể tìm thấy cái “tôi,” bạn, con người đang đón nhận tổn thương.  Bạn không thể thấy “tôi” trong thân thể, từ đỉnh đầu cho đến những ngón chân, trong lỗ mũi hay lỗ tai.

Dĩ nhiên, có cái “tôi” là kẻ tạo nên nghiệp nhân tiêu cực, có những vọng tưởng, và đưa nhiều chúng sinh đến địa ngục bằng việc làm cho  họ nổi giận, nhưng đó không phải là cái “tôi” trong điều mà chúng ta tin tưởng.  Nhưng bạn cũng không thể tìm thấy rằng “tôi” trong thân thể hay tâm thức, hay cả hai.  Thật là hữu ích để phân tích điều này.  Nó có thể đưa đến một sự khám phá rất sâu và một cú sốc rất sốc.  Bạn tin tưởng cái “tôi” trong thân thể, nơi nào đó trong bộ ngực, nhưng khi bạn rà soát ban không thể tìm thấy nó.  Tôi đang nói về cái “tôi” trong ý nghĩa mà bạn tin tưởng một cách thông thường.

Bạn có thể nghĩ về sự tử tế của kẻ thù, con người giận dữ với bạn hay trêu chọc bạn.  Nó giúp cho bạn hoàn thành nhẫn nhục ba la mật, con đường đến giác ngộ.  Không có điều đó bạn không thể đạt đến giác ngộ trọn vẹn, bạn không thể  đủ khả năng một cách toàn thiện (của một vị Phật), giải thoát nhiều chúng sinh khỏi những đại dương của khổ đau sinh tử luân hồi, và đưa họ đến giác ngộ, niềm an lạc vĩ đại nhất.  Con người mà bạn gọi là kẻ thù, với cơn giận mà bạn thấy là tệ hại, đang giúp bạn thực hành nhẫn nhục.  Người ấy thật sự là kẻ đang cho bạn sự giải thoát khỏi tất cả khổ đau, và giác ngộ, bằng việc để cho bạn thực hành con đường Đại Thừa, nhẫn nhục ba la mật.

Ngay cả Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni và vô lượng chư Phật cũng là những chúng sinh phàm tình như chúng ta, với những lỗi lầm, vọng tưởng, và rắc rối, rồi thì các Ngài đã khám phá tính tự nhiên của khổ đau, thực tập nhẫn nhục, phát triển tâm thức trên con đường, và đạt đến đại giải thoát: giác ngộ.  Đó là tại sao các Ngài có thể giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau và đưa họ đến giác ngộ.  Các Ngài đã chỉ con đường toàn thiện đến giác ngộ hoàn toàn cho chúng sinh trong thế giới này, làm thế nào để đạt đến an lạc, một sự tái sinh tốt đẹp trong đời sống tới, và niềm an lạc tột bực của sự giải thoát khỏi sinh tử luân hồi cũng như sự giác ngộ trọn vẹn.

Song song với những thiền quán này, hãy tụng niệm mỗi ngày Án Ma Ni Bát Di Hồng (Om Mani Padme Hum): chân ngôn Quán Thế Âm, là Đức Phật của từ bi, vì tất cả chúng sinh, để đưa mọi chúng sinh thế gian, chúng sinh địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, nhân loại, a tu la và chư thiên đến giác ngộ. ÁN MA NI BÁT DI HỒNG là một chân ngôn quý báu nhất, được quý mến bởi vô lượng chư Phật, giống như viên ngọc ước, ban tặng tất cả an lạc hạnh phúc cho tất cả chúng sinh.

Xin cũng hãy trì tụng chân ngôn Đức Di Lặc Phật (Maitreya Buddha), Đức Phật của từ ái và bi mẫn.  Trì tụng chân ngôn này rất tốt để phát triển từ bi đối với người khác và hạn chế sân hận, tâm thức độc địa ấy, sự tương tục của điều không có bắt đầu.   Tôi sẽ hoan hỉ thấy bạn trì tụng những chân ngôn này và thực tập những thiền quán mà tôi đã giải thích.  Những gì tôi cảm kích là sự thực tập nhẫn nhục và từ bỏ giận hờn của bạn.

Chân thành cảm ơn.

Một điều nữa:  mỗi ngày mà bạn không nổi giận, bạn đem đến hòa bình vô cùng cho gia đình bạn, thế giới, và chính bạn.  Nếu bạn không chấm dứt sân hận, bạn sẽ làm tổn hại và khổ đau cho những người khác và cho chính bạn.

Một lần nữa, cảm ơn rất nhiều.

NHẪN NHỤC (tháng Tám, 2009)

Mỗi lần bạn chấm dứt sân hận, bằng việc thực hành nhẫn nhục, điều này trở thành sự cống hiến thiết thực đến hòa bình thế giới.

ĐỐI PHÓ VỚI SÂN HẬN (tháng Tám, 2009)

Rinpoche tiếp theo bình luận về việc thực hành nhẫn nhục.

Mỗi người trãi nghiệm sự giận dữ cần phải thực tập nhẫn nhục.  Nếu bạn có một cơn bệnh, bạn cần thuốc men.  Giống như thế, nhẫn nhục là cần đến.  Nó không phải là một gánh nặng; nó là cần thiết.  Khi bạn thực hành nhẫn nhục, sân hận dần dần trở nên hiếm hoi hơn.  Cuối cùng, không có sân hận nữa, và sau đó không có kẻ thù phá hoại công đức của bạn nữa.  Đó là bạn có thể đạt đến giải thoát như thế nào.  Khi không có kẻ thù tàn phá công đức của bạn, bạn có thể có những sự thể chứng.  Thân chứng đến, giải thoát đến, rồi thì giác ngộ, và bạn sẽ có thể giải thoát rất nhiều chúng sinh khỏi cõi sinh tử luân hồi khổ đau ấy.  Đó là lợi lạc.  Mỗi lần bạn thực hành nhẫn nhục, điều lợi lạc đem đến rộng lớn như bầu trời.  Hãy quán chiếu thật lâu dài.

Thực hành nhẫn nhục là con đường của bồ tát.  Khi bạn gặp những chướng ngại, hãy mạnh mẽ.  Rồi thì chướng ngại sẽ không tồn tại lâu. Nếu bạn mạnh mẽ và thực hành bi mẫn, nhẫn nhục qua chuyển hóa, và tính không, sau đó chướng ngại sẽ không còn nữa.

THỰC HÀNH NHẪN NHỤC (tháng Giêng, 2006)

Một học nhân viết thư cho Rinpoche nói rằng vị ấy là tu sĩ trãi qua 21 năm, nhưng có nhiều quấy rầy trong cuộc sống của vị ấy.  Rinpoche đã trả lời như sau.

Thật cực kỳ tác dụng để thực hành nhẫn nhục.  Đó là tại sao bạn có thể là tu sĩ trong nhiều năm như thế.  Trái lại, cuộc sống của bạn có thể là điều gì khác rồi.

Mỗi người trãi nghiệm sự giận dữ cần phải thực tập nhẫn nhục.  Nếu bạn có một cơn bệnh, bạn cần thuốc men.  Giống như thế, nhẫn nhục là cần đến.  Nó không phải là một gánh nặng; nó là cần thiết.  Khi bạn thực hành nhẫn nhục, sân hận dần dần trở nên hiếm hoi hơn.  Cuối cùng, không có sân hận nữa, và sau đó không có kẻ thù phá hoại công đức của bạn nữa.  Đó là bạn có thể đạt đến giải thoát như thế nào.  Khi không có kẻ thù tàn phá công đức của bạn, bạn có thể có những sự thể chứng.  Thân chứng đến, giải thoát đến, rồi thì giác ngộ, và bạn sẽ có thể giải thoát rất nhiều chúng sinh khỏi cõi sinh tử luân hồi khổ đau ấy.  Đó là lợi lạc.  Mỗi lần bạn thực hành nhẫn nhục, điều lợi lạc đem đến rộng lớn như bầu trời.  Hãy quán chiếu thật lâu dài.

Thực hành nhẫn nhục là con đường của bồ tát.  Khi bạn gặp những chướng ngại, hãy mạnh mẽ.  Rồi thì chướng ngại sẽ không tồn tại lâu. Nếu bạn mạnh mẽ và thực hành bi mẫn, nhẫn nhục qua chuyển hóa, và tính không, sau đó chướng ngại sẽ không còn nữa.

ĐỐI PHÓ VỚI SÂN HẬN (tháng Giêng, 2006)

Một sinh viên viết thư cho Rinpoche  noi về sự sân hận của cậu ta và tác động của nó đối với người khác.  Rinpoche đã viết lá thư sau đây cho người sinh viên ấy.

Christian vô cùng thân mến của tôi,

Đây thực sự là một cơ hội để thực tập con đường nhẫn nhục.  Mục tiêu của việc thực hành nhẫn nhục là để có hòa bình và hạnh phúc ngay lập tức trong bạn.  Thời khắc ấy khi bạn không nổi giận có nghĩa là bạn không gây hại cho chính bạn, bạn không làm cho chính bạn buồn đau.  Khi tâm thức trở nên tiêu cực, nó giống như một trái bom bên trong bạn.

Ngay cả nếu bạn bị giết trong chiến tranh bởi một quả bom, không nhất thiết có nghĩa là bạn phải bị sinh trong những cảnh giới thấp; nhưng bạn có thể tái sinh trong những thế giới cao hơn.  Quả bom sân hận tệ hại cho bạn hàng tỉ lần hơn bất cứ trái bom bên ngoài nào.  Khi nó sinh khởi, bạn tạo nên nghiệp nhân tiêu cực và quẳng chính bạn vào trong ba thế giới thấp (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh), nơi mà bạn phải trãi qua những khổ đau kinh khiếp cho một thời gian dài không thể tưởng tượng nổi -  hàng vô lượng kiếp!

Như được Tôn giả Tịch Thiên nói trong Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ Tát rằng, nghiệp nhân tiêu cực tạo nên bởi một giây sân hận làm cho chúng ta trãi qua ba thế giới thấp trong vô lượng kiếp – bạn không thể được tái sinh trong thế giới của một chúng sinh hạnh phúc di trú.  Không cần phải đề cập đến nghiệp nhân tiêu cực đã tích tập trong vô lượng kiếp về quá khứ.

Một trích dẫn khác là công đức tích tập trong một nghìn năm bằng việc từ thiện và cúng dường đến những Đức Như Lai và v.v… bị tiêu hủy bởi một giây của sân hận (Nhất sân chi hỏa năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn).

Trích dẫn thứ nhất nói rằng sân hận làm cho chúng ta khổ đau trong ba thế giới thấp nhiều như thế nào.  Thứ hai, chúng ta được lưu ý với sự tàn phá vô lượng kiếp công đức.  Thứ ba, bất lợi là sân hận làm trì hoản những sự thể chứng, tùy thuộc vào việc chúng ta nổi giận với ai, và chúng ta tạo nên nghiệp nhân tiêu cực với ai.  Sau đó, sân hận cũng làm cho chúng ta có một thân thể xấu xí trong những đời sống sau này.  Thực tập nhẫn nhục đem cho chúng ta một thân tướng tốt đẹp trong những kiếp sống tương lai.

Trong cách này, sân hận tổn hại không thể tưởng tượng nổi đến chính bạn.  Giận dữ chỉ một lần cũng vô cùng tại hại, thế thì bạn có thể tưởng tượng nếu nó xãy ra suốt cả ngày hay hàng tuần, hàng tháng, hay hàng năm.  Thật là kinh khiếp để nghĩ về điều ấy.  Chỉ giận dữ một lần đem đến biết bao đau khổ.

Nếu bạn giận dữ, bạn thật sự không thể làm việc với những người khác.  Họ khó chịu và đi chỗ khác bởi vì họ rất không thoãi mái với bạn, và thấy rằng điều này cũng không làm cho bạn vui vẻ gì.  Cũng thế, nếu bạn giận dữ, nó làm những người khác giận theo, và rồi thì điều này làm cho bạn giận nữa!  Nó làm cho chính bạn trở thành mục tiêu cho những người khác nổi giận với bạn và làm cho bạn tổn thương với những lời đay nghiến và không thích. Nếu giận dữ trở nên tệ hại hơn, nó có thể làm cho thân thể bạn tổn thương.

Nếu bạn nhẫn nhục, bạn không nổi giận với chúng sinh.  Trong cách ấy, chúng sinh chỉ đón nhận hòa bình và an lạc từ bạn.  Mỗi lần bạn dừng giận dữ bằng việc thực tập nhẫn nhục, điều này trở thành sự cống hiến thực tiển nhất đến hòa bình thế giới.  Nó đem đến nhiều hòa bình và an lạc hơn đến thế giới, tâm thức và trái tim  của chính bạn.  Đối với người khác, nó đem đến hòa bình và hạnh phúc, không chỉ trong thể giới này, mà cho tất cả mọi loài chúng sinh.  Nếu bạn có thể thực hành nhẫn nhục trong kiếp sống này, nó sẽ dễ dàng hơn nhiều trong những kiếp sống tương lai.  Bằng việc phát triển tâm thức bạn nhẫn nhục qua sự tương tục của những kiếp sống, bạn sẽ mang đến an lạc hạnh phúc cho tất cả mọi loài chúng sinh.

Cũng thế, mỗi lần bạn đến gần hơn sự hoàn thành nhẫn nhục toàn thiện (ba la mật), có nghĩa rằng bạn đang tiến gần hơn đến giác ngộ, và gần hơn nữa đến việc đưa tất cả chúng sinh tới giác ngộ.  Vì thế, bạn có thể thấy rằng mỗi lần bạn thực tập nhẫn nhục, sẽ có những kết quả dài lâu.  Đây là năng lực của tâm.  Không chỉ có thể đưa an bình tạm thời đến chúng sinh, mà cũng là giác ngộ trọn vẹn.

Tại sở làm, bạn có thể thay đổi những người cùng làm việc nếu bạn không thích họ, nhưng nếu điều ấy xãy ra lần này đến lần khác, thế thì sẽ khó khăn đem tâm thức bạn đến an bình.  Trái lại với nhẫn nhục, tâm thức an lạc trong mọi lúc.  Những quyết định của bạn tại sở làm là đúng đắn, nhưng vấn đề là cung cách mà họ biểu lộ - với những lời đay nghiến và sân hận.  Những điều này là phụ thêm và không cần thiết; họ tạo nên những rắc rối.  Dĩ nhiên, một số người đang làm sai cần có một sự giải thích đến cho họ, nhưng với bi mẫn và không có những cảm giác tiêu cực đối với họ.  Bạn chỉ  nên dùng những lời tử tế, mặc dù bạn đang nói những gì họ đang làm sai.  Và cùng với bi mẫn chúng ta cần tuệ trí.  Do thế, chúng ta những người thực tập Phật Pháp phải sống một đời sống với từ bi và tuệ trí, và làm việc với tuệ trí và từ bi.  Nhưng dĩ nhiên, bạn phải phát triển từ bi và tuệ trí.

Bạn có một cơ hội lớn để đạt đến kinh nghiệm trong nhẫn nhục.  Mỗi lần bạn thức dậy, bạn phải dự tính điều này – hôm nay là một ngày đặc biệt!  Và chính niệm khi một trường hợp xãy ra khiến kích động sân hận.  Nếu bạn không để ra một dự án vững chắc vào buổi sáng, bạn sẽ không nhớ những giáo huấn khi giận dữ khởi lên.

Thực tập nhẫn nhục và kiểm soát sân hận trở nên dễ dàng hơn.  Càng yêu mến người khác trong đời sống hằng ngày, bạn càng ít có cơ hội để sân hận.  Bạn nên suy nghĩ rằng mỗi người bạn gặp là cội nguồn của rất nhiều hạnh phúc quá khứ, và sẽ là nguồn cội của vô số an lạc trong tương lai, kể cả những thực chứng của con đường giác ngộ.  Vì thế, tôn trong người khác và thực tập tử tế ân cần đối với họ, đặc biệt đối với những ai nổi giận với bạn.

Vì vậy, để kết luận:  Thực tập nhẫn nhục, yêu mến người khác bằng việc nhớ đến sự tử tế của họ, tôn trọng người khác, và thực tập ân cần đến người khác.  Rồi thì, mọi người sẽ yêu mến và hổ trợ bạn và trở thành thân hữu của bạn.  Họ sẽ ngạc nhiên và thay đổi tâm tư của họ về bạn.  Họ sẽ nhiệt tình khi thấy rằng tâm thức bạn có thể thay đổi và phát triển.  Điều này cho thấy năng lực của tâm, đặc biệt những ai mà với họ bạn nổi giận và những người nổi giận với bạn.

Chân thành cảm ơn.

Với nhiều thương mến và nguyện cầu…

CHÁN NGẤY VỚI VIỆC SÂN HẬN

Một học nhân cũ, người đang điều khiển một tân trung tâm Phật Pháp

nhận một cú điện thoại đúng thời từ Rinpoche vào một buổi sáng.  “ Tôi đã trở nên giận dữ vào tối hôm qua, và tôi đang nghĩ về sự giận dữ của tôi, tôi sẽ vui vẻ thế nào nếu tôi không bao giờ sân hận một lần nữa.  Không bao giờ có một lý do thật sự nào cho sự giận dữ, và  những thời khắc giữ cho sự giận dữ quay lại.  Sáng hôm sau, trong buổi nguyện cầu buổi sáng, tôi đã nghĩ về điều này và rất buồn.  Tôi đã cầu nguyện đến Lạt ma Yeshe và Lạt ma Zopa Rinpoche khi tôi đang khóc, và thỉnh cầu sự giúp đở của các ngài.

 

Chuông điện thoại reo lên khi tôi đang bắt đầu buổi làm việc buổi sáng trong văn phòng.  Đấy là Rinpoche muốn nói chuyện với tôi!  Câu hỏi đầu tiên của ngài là:  “Buổi tối của bạn thế nào?  Và tôi trả lời rằng tôi đã có một buổi tối tệ hại.  Tôi nói với ngài rằng tôi đã và đang suy nghĩ về sự sân hận của tôi, và tôi muốn dứt bỏ nó.  Điều này dường như làm Rinpoche vui lòng.

Rất tốt.  Điều ấy rất tốt.  Rất tốt nếu bạn có điều không thích nào đó đến sự sân hận của bạn.  Nó giúp cho bạn tự do khỏi vòng luân hồi.  Nếu bạn phát triển sự không thích đối với giận dữ và đối với tất cả những vọng tưởng, nó giúp cho bạn tiếp cận giác ngộ một cách nhanh chóng.

Với ác cảm với vọng tưởng, không có điều gì xãy ra.  Ở phương Tây, cung cách suy nghĩ chỉ là sự đối kháng với điều này.  Bạn nghĩ rằng bạn phải có tham muốn, bạn phải giận dữ, bạn phải có tự ngã mạnh mẽ và vì thế bạn bồi đắp một tự ngã mạnh mẽ.  Bạn nghĩ không thể sống mà không có một tự ngã mạnh mẽ.  Bạn nghĩ bạn cần tham muốn, giận dữ, và tất cả những vọng tưởng đó.  Điều này là  cách họ nói trong tâm lý học phương Tây như thế nào, nhưng chính xác là đối ngược lại.

Bằng việc theo đuổi những ảo tưởng, bạn chỉ có thể tạo nên nghiệp nhân tiêu cực.  Bạn đang tìm kiếm cho hạnh phúc, nhưng bằng việc theo đuổi tham muốn, sân hận, và tất cả những vọng tưởng khác, bạn sẽ chỉ trãi nghiệm khổ đau.  Và, nó sẽ dẫn đến tái sinh trong những cảnh giới thấp, như chúng sinh ở địa ngục, ngạ quỷ, hay súc sinh – hay ngay cả như một con người, bạn trãi qua nhiều khổ đau, và bạn sẽ tạo nên những nghiệp nhân tiêu cực lần nữa và lần nữa bằng việc theo đuổi sân hận, tham dục, và tất cả những ảo tưởng tất cả những điều ấy lần nữa.  Đó là những gì người ta dạy bạn ở phương Tây.

Đó là tại sao tôi nói rằng nếu bạn phát triển cảm giác không thích đến sự sân hận của bạn là tốt.  Bằng việc có ác cảm đối với sân hận, bằng việc không thích đối với tham dục, dính mắc, đối với tất cả vọng tưởng, bạn sẽ bắt đầu từ bỏ những vọng tưởng này.  Bạn nhận ra những tai hại của chúng và phát triển một mối ác cảm nào đó.  Sự không thich dối với vọng tưởng là cách duy nhất để tự do khỏi chúng.  Khi bạn nhận ra sự tổn hại của chúng, bạn sẽ tiến hành thực tập để thoát khỏi chúng.  Và giống như điều này, bạn sẽ tiến gần đến sự tái sinh cao  hơn, đến giải thoát và đến giác ngộ.  Mối chán ghét đối với vọng tưởng đang đưa bạn đến giác ngộ.  Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni thấy những tai hại của vọng tưởng, phát triển sự nhàm chán chúng, và đạt đến giác ngộ.

Bạn có thể thấu hiểu từ điều này, thật là tốt đẹp như thế nào nếu nhận ra được những tổn hại của vọng tưởng, và phát triển một ác cảm với chúng.  Đó là một dấu hiệu tốt.  Có nghĩa là bạn đang tiến gần đến giác ngộ, và trở nên lợi lạc cho tất cả chúng sinh.

Getting Angry

Lama Zopa Rinpoche's Online Advice Book
Emotions : Anger 

By Kyabje Lama Zopa Rinpoche at various locations (Last Updated Aug 8, 2009)

Tuệ Uyển chuyển ngữ - 12/08/2010

http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=270

Các tin đã đăng:
Về đầu trang