|
|
Ông Anan thị hiện mắt phải nạn Ma Đăng Già, nhờ thần chú Thủ Lăng Nghiêm
của Phật mới thoát. Về than khóc với Phật sám hối và thỉnh Phật giảng phương pháp tu hành để cho các người tu hành
Tại Gia hay Xuất Gia có đầy đủ định lực không còn mắt phải việc dâm dục nầy
nữa.
Phật dạy Dâm Dục là "Nhân" của Luân Hồi
Sanh Tử. Muốn hết sanh tử, thì đừng có tạo cái nhân Dâm Dục.
Muốn được vậy phải trải tu từng bước các giai
đoạn Kiến Đạo, Tu Đạo, và Chứng Đạo.
Ở Kiến Đạo, Phật chỉ cho mình cái nào chân thật, cái nào hư vọng, cái nào
chánh, cái nào tà để chúng ta có thể bỏ đi cái
hư vọng mà trở về với cái chân chính. Ở đây mới
biết mình hằng ngày sống với cái hư vọng, thấy nghe, ngưởi, nếm, xúc, biết
đều sai lầm, nhận vọng thân, vọng cảnh, vọng tâm làm mình, chẳng biết ở nơi
mình có cái Tánh Giác Diệu Minh Thường Trụ. (Phá Kiến Tư Hoặc)
Ở Tu Đạo, Phật dạy cho chúng ta các phương pháp tu hành để trở về với Tánh
Giác vốn Sẵn Có nơi mỗi con người chúng ta, để chúng ta có thể bỏ đi cái hư
vọng mà trở về sống với cái chân thật nơi mình, tức là "Bối Trần Hiệp
Giác". (Phá Trần Sa Hoặc)
Ở Chứng Đạo, Phật dạy cho chúng ta các bậc tu chứng theo thứ lớp để chúng
ta biết được mình đang tu chứng được ở địa vị nào trong 56 địa vị (Càn Huệ,
Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh Địa, Thập Địa,
Đẳng Giác). (Phá Vô Minh Hoặc từng Phần). Thành Phật là Diệu Giác.
Nói Chú Thủ Lăng Nghiêm để bảo vệ và giúp người
tu hành theo Kinh Lăng Nghiêm được tiêu nghiệp, không chướng ma phá hoại.
Cần phải giữ giới nghiêm tịnh.
Nhận rõ 50 ấm ma để biết mà không theo, không bị mê hoặc bởi những ấm ma
đó, mà lần lược tiến bước để thành tựu quả vị Giác Ngộ giải thoát như Phật.
Nói chung, không giữ giới nghiêm tịnh thì khó
tu Lăng Nghiêm, nhiều chướng ma do dâm dục
tạo ra để cám dỗ lôi đi phá hoại.
Nhưng nói chung tu hành Phật Pháp muốn giác ngộ
giải thoát phải giữ giới, tối thiểu là Ngũ Giới. Vì giới bảo hộ người tu
hành, giúp người tu hành được thanh tịnh thân tâm, dễ tu Định, và được trí
tuệ lớn.
Nói chung không ngoài Tam Vô Lậu Học:
"Giới-Định-Tuệ" làm nền tảng.
Kinh Lăng Nghiêm nói đủ hết, Nhân Quả cũng nói rõ ràng ví dụ một đoạn nầy:
HỎI VỀ VIỆC BÁC KHÔNG CÓ NHÂN-QUẢ, BỊ SA MÃI VÀO
ĐỊA-NGỤC VÀ VỀ NGHIỆP-CHUNG, NGHIỆP-RIÊNG
"Bạch Thế-tôn, như Tỳ-khưu-ni Bảo-liên-hương
giữ Bồ-tát-giới, lén-lút làm việc dâm-dục, lại nói-càn rằng làm việc
dâm-dục không phải giết người, không phải trộm-cắp, không có nghiệp-báo;
phát-ra lời nói ấy rồi, trước hết nơi nữ-căn sinh ra ngọn lửa-hồng lớn, về
sau từng đốt, từng đốt, bị lửa đốt cháy, sa vào địa ngục Vô-gián.
Như đại-vương Lưu-ly; tỷ-khưu Thiện-tinh; Lưu-ly
vì giết họ-hàng Cù-đàm, Thiện-tinh vì nói-càn tất-cả các pháp đều
rỗng-không mà thân sống sa vào địa-ngục A-tỳ.
Các địa-ngục ấy, lại là có chỗ nhất-định, hay
là tự-nhiên khi các người kia gây nghiệp, thì mỗi người, mỗi người chịu
riêng? Xin Phật rủ lòng đại-từ, khai-ngộ cho kẻ ngây-thơ, khiến cho tất-cả
chúng-sinh trì-giới, nghe nghĩa quyết-định, vui-mừng tôn-trọng kính-cẩn
giữ-gìn không phạm".
diendan.daitangkinhvietnam.org/viewtopic...;t=2458&start=20
|
|
|
The administrator has disabled
public write access.
Không Tranh Không Tham
Không Truy Cầu Không Ích Kỉ Không Tự Lợi Không Nói Dối
Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn
hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các
điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh
hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
www.tinhtong.com/
|
|
|
Dâm Dục là "Nhân" của
Luân Hồi Sanh Tử
|
|
Chương Năm: Sanh Tử
Mục đích tối hậu của Phật Pháp là giúp chúng ta chấm dứt sanh tử. Có nhiều
cách để làm việc này, nhưng có những điều chúng ta cần phải biết. Người xưa
nói : "Nếu không trừ bỏ ái dục, thì không thể sanh về Cực Lạc được.
Nếu nghiệp không nặng, thì không phải sanh ra ở cõi Ta Bà." Nếu ái dục
không chặt đứt, thì không thể nào chấm dứt sanh tử. Kinh Lăng Nghiêm nói:
"Nếu dâm tâm không trừ, không thể ra khỏi trần lao.". Ngoài ra
Kinh này còn nói: "Nếu chúng sanh trong sáu nẻo không có dục niệm
trong tâm, họ sẽ không còn tiếp tục sanh tử." Kinh Viên Giác nói: "Người
ta cần biết rằng luân hồi là do ái dục. Do đủ loại dục, sanh ra ái, cứ sanh
tử mãi." Kinh Ly Mị (... chương bốn mươi mốt "Dứt Hoặc Kiến
Phật"): "Nếu có những chúng sanh trồng thiện căn, tạo phước đức
lớn, nhưng còn chấp tướng, còn phân biệt, và còn chấp trước tình cảm sâu
đậm, họ cuối cùng vẫn thất bại trong việc tìm cách thoát khỏi luân
hồi." Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ nói: "Dục là nguồn gốc của dòng
sanh tử và là nhân làm xa rời giải thoát."
Tất cả các kinh điển và sách chú giải dường như đều chỉ rõ ràng rằng dục là
gốc rễ của sanh tử. Suốt đời Hòa Thượng luôn xiển dương giáo dục, vì Ngài
tin rằng con người đạo đức được sinh ra từ những hôn nhân tốt đẹp, và hôn
nhân tốt đẹp thì do sự hỗ tương trung thành và tránh ngoại tình. Những giá
trị này cần phải được củng cố ở trẻ em từ lúc nhỏ. Chúng ta phải giáo dục
các em quan hệ chánh đáng và không quan hệ bừa bãi.
Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng. Các loại bệnh kỳ lạ và thảm họa trên
thế giới đều gây ra bởi giết hại và dâm dục. Mặc dầu có lẽ nhiều người
không thích nghe hay không thích thảo luận về đề tài này, Hòa Thượng nói:
"Những gì quý vị phản đối nhiều nhất, thì đó là điều tôi muốn nói
nhiều nhất. Như thế cả hai chúng ta sẽ có công việc để làm." Suốt đời
Hòa Thượng luôn sách tấn mọi người tránh xa tà dâm và ái dục. Ngay cả vào
năm Ngài viên tịch, Ngài vẫn còn nhắc nhở: "Dục là điều xấu ác nhất
trong các điều ác; đừng đi trên con đường tử lộ đó.” “Người ta sanh ra từ
ái dục và chết vì ái dục.”, “Con trai không nên tìm kiếm bạn gái trước khi
được hai mươi lăm tuổi. Con gái không nên tìm kiếm bạn trai cho đến khi ít
nhất hai mươi tuổi."
Hòa Thượng nói về những phương pháp giáo dục cổ điển tại Vạn Phật Thánh
Thành, có trường riêng biệt cho nam sinh và nữ sinh. Điều này khuyến khích
con người tự kềm chế và tránh quan hệ bừa bãi, tránh phá thai và ngừa thai.
Ái dục là nguyên nhân chính của sự suy đồi trên thế giới. Hòa Thượng nói:
“Con người có chết vì tiền không ? Không! Sự ham muốn giàu có thật sự là do
ái dục điều khiển. Con người chết vì ái dục. Câu ngạn ngữ ‘Người ta chết vì
tiền’ là sự nói lệch đi, những người Trung Hoa không muốn phơi bày điều đó
ra. Họ biết đó là sai, nhưng không nói ra. Họ chỉ muốn tự lừa dối chính họ.
Như có câu nói: ‘Thuốc hay thì đắng, nhưng chữa được bệnh. Lời thật tuy khó
nghe, nhưng có thể giúp người sửa đổi hành vi.’ Tôi không đành nhìn người
ta bị bệnh AIDS (SIDA), do đó tôi phải nói lên điều này."
Ngài còn nói:
"Nếu quý vị không buông xả được ái dục, thì dầu cho quý vị xuất gia
tám vạn bốn ngàn đại kiếp, quý vị cũng chỉ phí thời gian trong Đạo Phật và
tạo nghiệp chướng với mỗi bữa ăn mình thọ dụng."
Mỗi ngày trên báo chí đăng đầy dẫy những bài tường thuật về các vụ giết
người, trộm cắp, tà dâm, gian dối. Giết người và tà dâm đặc biệt rất phổ
biến. Hòa Thượng nói: "Về luật nhân quả, tà dâm là tội nặng nề nhất và
bị trừng phạt nặng nhất. Theo luật nhân quả, khi người ta làm hạnh tà dâm
bao nhiêu lần trong đời, thì bấy nhiều lần bị cái cưa khổng lồ cưa xẻ từ
đầu đến chân. Nếu một người kết hôn một trăm lần, người đó sẽ bị phân chia
một trăm lần lúc chết." Trong Bài Viết của Đại Sư Ấn Quang, Đại Sư có
những lời nghiêm khắc :
"Những người làm hạnh tà dâm là dùng thân người làm hành vi thú vật.
Khi sanh mang họ chấm dứt, họ sẽ bị đọa vào các địa ngục và sau đó tái sanh
vào loài thú vật, và qua hàng ngàn tỉ kiếp vẫn không thể thoát ra được. Bởi
vì tất cả chúng sanh sanh ra từ ái dục, giới này khó giữ nhưng dễ
phạm."
"Những người làm hạnh tà dâm không biết tự trọng hay xấu hổ. Họ thật
dơ bẩn xấu xa đến cực điểm. Với thân người, họ hành xử như thú vật. Họ đã
trở thành thú vật trong khi còn sống, và trong kiếp kế tiếp họ sẽ bị sanh
làm thú vật ... Những người làm hạnh tà dâm chắc chắn sẽ sinh những đứa con
không biết giữ hạnh tiết dục... Những người hủy hoại thân thể bằng thủ dâm
- dầu không làm hạnh tà dâm với kẻ khác - họ vẫn phải đọa đại địa ngục. Sau
khi ra khỏi địa ngục, họ có thể đầu thai thành chim én hay quạ. Nếu sanh
làm người, họ trở thành đĩ điếm.."
Có người có thể nghĩ rằng lời của chư Tổ là nói quá đáng hoặc sửa quá đáng
lỗi lầm, nhưng ở đây không phải như vậy. Chúng sanh trong thời Mạt Pháp đã
làm quá nhiều điều ác mà nếu sự sửa đổi không quá đáng, thì sẽ không hữu
hiệu. Quý vị chưa từng đọc "Teng Weng Gong" [? Văn Công] phần II
của Mạnh Tử hay sao?. Trong đó nói rằng: "Thời đại thì xấu xa, và Đạo
thì yếu kém; lời dạy tà vạy và hành vi bạo loạn khắp nơi. Quan tướng thì
giết chủ, con giết cha. Khổng Tử đã lo sợ và viết Sách Xuân Thu". Có
thể thấy rằng lòng người đã quá suy đồi trong thời Xuân Thu Chiến Quốc,
thời Mạt Pháp thì còn suy đồi hơn biết bao nhiêu ? Chư Tổ nói lên những lời
đó là có lý do; chúng ta không nên nghi ngờ và bàn luận về những lời đó.
Như Lão Tử nói: "Lời thật thì có vẻ nghịch lý."
Có thể có kẻ nói rằng: "Con người là một sinh vật tình cảm. [Sự ham
muốn] thức ăn và tình dục là một phần của bản tánh." Đó cũng chính là
lý do chúng ta phải tu hành! Kinh Phật Nói Bốn Mươi Hai Chương nói rằng:
"Hãy xem những người phụ nữ cao niên như mẹ của mình, xem những người
lớn tuổi hơn mình như chị của mình, xem những người trẻ tuổi như em gái của
mình, và xem người nhỏ tuổi như con gái của mình. Phát tâm cứu họ, và diệt
những tà niệm đi." Đoạn này không bảo quý vị hãy ghét người khác,
nhưng để nhận ra Trung Đạo là không yêu, không ghét; thực hành Trung Đạo
tức là xem bạn và thù đều như nhau và xem nam nữ đồng nhau.
Chương Sáu: Bát Nhã
Nhiều câu trả lời của Hòa Thượng cho các câu hỏi của người khác đã được ghi
lại. Mỗi khi Hòa Thượng trả lời câu hỏi của người khác, câu trả lời của
Ngài luôn luôn là câu "bất ngờ," làm kinh ngạc mọi người, làm họ
được pháp hỷ, vỗ tay khen ngợi. Những câu trả lời hài hước của Hòa Thượng
luôn luôn mang những thiền vị ẩn tàng làm người hỏi bị một cú đấm đúng lúc
vào đầu và chỉ thẳng vào tâm.
Một đoạn trong Kinh Lục Tổ (Pháp Bảo Đàn), phẩm thứ 8 "Đốn Tiệm",
soi sáng những khôi hài Bát Nhã của Hòa Thượng : "Người thấy tánh lập
ra (muôn pháp) cũng đặng, chẳng lập ra cũng đặng. Ði lại tự do, không ngừng
không ngại, phải chỗ dùng thì tùy cơ mà làm, phải chỗ nói thì tùy cơ mà
đáp, hiện khắp hóa thân mà chẳng lìa tánh mình, tức là đặng Tự tại thần
thông, Du hý Tam muội. Ấy gọi là thấy tánh."
Ý nghĩa của đoạn này là người giác ngộ, kẻ thực sự hiểu rõ tâm mình, có thể
lập ra phương pháp hoặc không lập ra, tuỳ ý họ muốn. Họ có thể đến và đi
tùy ý, không bị chướng ngại. Điều này cho thấy tự tại về sanh tử. Nếu người
nào hỏi họ một câu hỏi, họ có thể trả lời không cần suy nghĩ, những câu trả
lời có đạo lý và không vô lý. Lúc đó, hóa thân của họ khắp nơi, tuy nhiên
họ lại không rời tự tánh. Khắp nơi khắp chốn, họ quán tự tại và có đủ Ngũ
nhãn Lục thông. Những người thấy tánh có thể trả lời các câu hỏi ngay khi
vừa được hỏi, tuy nhiên không bao giờ trả lời sai hoặc dẫn người ta đi lạc.
Dưới đây là một số câu trả lời của Hòa Thượng trả lời những câu hỏi của
những người có tín tâm:
H. Làm thế nào để chấm dứt sanh tử ?
Đ. Ăn, mặc áo quần, và ngủ.
Hòa Thượng không nói đùa. Thật ra, "Trong mọi cử chỉ, tự xem xét mình.
Dù động hay tịnh, ngủ hay thức, đừng đi ra khỏi nhà." Tâm bình thường
là Đạo!
H. Chúng ta có thể lạy tượng Phật chưa được "khai quang" không ?
Đ. Nếu ông không có chấp trước trong tâm, thì tượng Phật luôn luôn đã được
khai quang. Nếu ông còn chấp trước, thì dù tượng Phật đã được khai quang
cũng vẫn giống như chưa khai quang.
H. Nếu chúng ta đáng lẽ tụng Chú Đại Bi 108 lần mỗi ngày, thì nên tụng Chú
Lăng Nghiêm bao nhiêu lần ?
Đ. 1800 lần.
H. Làm sao để ngăn ngừa động đất ?
Đ. Nếu con người không nổi nóng, thì sẽ không có động đất.
H. Chúng ta nên tụng kinh hoặc chú gì để dễ dàng đạt được Phật quả.
Đ. Tụng kinh “không nổi nóng”, kinh “không la mắng người khác”, và kinh
“không nóng giận”. Với ba bộ kinh này, ông sẽ đạt được Phật quả rất nhanh.
H. Làm sao để loại bỏ dâm dục ?
Đ. Nếu đừng nghĩ tới, thì sẽ loại bỏ được. Nếu cứ liên tục nghĩ đến, thì
làm sao bỏ được ? Ngay khi những niệm này vừa khởi lên, phải biết rõ nó.
Một khi biết rõ, thì nó biến mất.
H. Bạch Hòa Thượng, sau khi viên tịch, Ngài sẽ đi về đâu ?
Đ. Không chỗ nào cả!
Thật ra Hòa Thượng đã đạt được tự tại sanh tử, do đó Ngài "không đến
không đi." Do đó Ngài không đi chỗ nào cả. Hòa Thượng đã nói nhiều
lần: "Đối với tôi sanh và tử không có gì khác cả." "Tôi có
thể sống nếu tôi muốn sống, và chết nếu tôi muốn chết. Tôi tự do chọn lựa
sống chết.". "Tôi xem chết và sống giống nhau. Không có gì khác
biệt. Tôi có thể quên mình vì Phật Pháp. Đây là bốn phận căn bản của Phật
tử."
H. Làm sao còn có thể phá thủng chấp trước và vọng tưởng ?
Đ. Ai đem cho ông sự chấp trước ? Ai đem cho ông vọng tưởng ?
H. Câu "Nên sanh tâm không trụ vào đâu cả (Ưng vô sở trụ)" có
nghĩa là gì ?
Đ. Tâm ông ở đâu ? Đầu tiên hết hãy cho tôi biết điều đó.
H. Làm sao có thể rời Tam Giới và vào cửa giải thoát ?
Đ. Một khi không còn ở trong Tam Giới, là ông đã ra khỏi Tam Giới.
H. Bồ Tát Quán Âm từ đâu đến ?
D. Tại sao ông không tự hỏi ông từ đâu đến ?
H. Người sợ ma hay ma sợ người ?
Đ. Nếu trong tâm ông có ma, thì người sợ ma. Nêu trong tâm không có ma, thì
ma sợ người.
H. Làm sao người tại gia có thể "ngủ không nằm" ?
Đ. Người tại gia trước hết nên thực hành "không khởi tà vạy"
H. Làm sao có thể đem Phật Pháp vào cuộc sống hàng ngày ?
Đ. Bằng cách không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự
lợi, và không nói dối.
H. Làm sao đối phó với vấn đề tái sanh ?
Đ. Tại sao ông lại muốn tái sanh? Ông đang mang theo quá nhiều rác rưởi,
làm sao có thể đi được ?
H. Ý kiến Phật Tử tặng cơ phận của cơ thể sau khi chết có phải là ý kiến
hay không?
Đ. Cho cơ phận sau khi chết không tốt bằng cho cơ phận khi đang còn sống.
Như vậy mới chân thật! Nếu chỉ cho khi ông đã chết và không còn dùng đến
nữa, thì ích lợi gì ? Vì có câu nói: "Đừng cho người khác cái gì mình
không muốn."
Hiến tặng bộ phận cơ thể là đề tài được thảo luận sôi nổi trong những năm
gần đây, và người ta không đồng ý với nhau. Hòa Thượng rất đặc biệt trong
quan điểm của Ngài rằng nếu người ta có thể hiến tặng bộ phận của cơ thể
mình trong lúc đang còn sống (có thể chịu đựng đau đớn), thì không có vấn
đề gì về việc hiến tặng bộ phận cơ thể trước khi chết. Do đó Ngài vẫn giữ ý
kiến rằng đừng đợi tới lúc chết để hiến tặng bộ phận cơ thể (lúc đó không
ai có thể chắc chắn là họ không hối hận về quyết định của họ bởi vì lúc đó
quá đau đớn). Hòa Thượng cũng cho rằng người thật sự tu Bồ Tát Đạo thì nên
"cho kẻ khác những cái mình thích."
Có người có lần nói với Hòa Thượng : "Khi con thấy Hòa Thượng tựa
người vào cây gậy bởi vì Ngài nhận gánh chịu quá nhiều nghiệp chướng của
chúng sanh, còn cảm thấy buồn. Xin Hòa Thượng có thể từ bi trụ thế lâu hơn
đuợc chăng ?" Hòa Thượng lập tức liệng cây gậy, làm mọi người vỗ tay,
và nói: "Con còn cảm thấy buồn nữa không ?" Đây là một ví dụ của
Bát Nhã Vi Diệu của Hòa Thượng là "Giữa tướng quét sạch các
tướng." Như vậy không thú vị hay sao ?
Trong suốt cuộc đời, Hòa Thượng luôn nhấn mạnh "đừng nổi nóng" và
"tu nhẫn nhục", bởi vì "Phật Pháp không lìa thế gian. Tìm Bồ
Đề ngoài thế gian cũng giống như tìm sừng thỏ." Hòa Thượng nói:
“Quý vị chỉ có thể tiêu trừ hoạn nạn khi nào không còn phiền não. Quý vị
chỉ có thể sống lâu hơn nếu không nổi nóng.
Nếu một người không nổi nóng, tất cả nghiệp chướng sẽ được tiêu trừ.”
Hòa Thượng cũng làm hai bài chú rất hay:
Kiên nhẫn! Kiên nhẫn! Phải kiên nhẫn! Đừng nóng giận, ta bà ha.
Nếu ông không nổi nóng,
Ông có thể tránh muôn bệnh.
Đó là thuốc trị bá bệnh,
Để trên kệ cao bị lãng quên!
Ta bà ha.
Khi Hòa Thượng trở lại Vạn Phật Thánh Thành mang khăn che mặt (xem chi tiết
trong nguyệt san Vajra Bodhi Sea số 275), một trong các đệ tử của Ngài
không đành lòng thấy như vậy nên đến giật tấm khăn che mặt của Hòa Thượng
ra. Hòa Thượng nói khôi hài: "Nếu ông lấy khăn che mặt của ta, ta có
thể đeo lên khăn khác. Ta đã chuẩn bị năm cái. Ta có cái màu xanh, cái màu
vàng, cái màu đỏ, cái màu trắng, và cái màu đen. Đến năm cái lận!"
Trên bề mặt không có vẻ gì nhiều, nhưng thật ra đây không phải là trường
hợp tầm thường. Tôi tin rằng đây là trường hợp giảng dạy Bát Nhã của Hòa
Thượng bằng cách làm gương. Giật khăn che tượng trưng "đập nát các
tướng" và tìm lại "khuôn mặt nguyên thủy (bổn lai diện mục)”. Năm
màu tượng trưng năm uẩn. Ngài thử nghiệm đệ tử để xem họ có thể phá năm uẩn
và sanh tâm không trụ vào sắc tướng tương đương với việc phá ba tường thành
trong Thiền tông. Như câu: "Thấy sự hiểu sự, vượt thế gian. Thấy sự mê
sự, đọa trầm luân." Có ai trong chúng ta đã giác ngộ chưa ? Nếu quý vị
đọc những câu trả lời và khai thị của Hòa Thượng với sự chú tâm cẩn thận,
thì trí tuệ nội tại của quý vị sẽ phát khởi dễ dàng hơn, bởi vì "Lời
rộng và giải thích chi tiết tất cả đều diễn bày sự thật tột cùng". Hòa
Thượng thường nói:
“Đừng tin tôi, và đừng tin Phật. Hãy tin vào trí tuệ của chính quý vị. Hãy
khám phá Bát Nhã ngay trong tự tánh, và như thế quý vị sẽ đạt được Trạch
Pháp Nhãn. Nếu đó là Đạo, hãy tiến tới. Nếu không phải, hay thối lui. Đừng
mang nón mà nghĩ đó là giày.”
www.dharmasite.net/thiluan.htm#5
|
|
|
Không Tranh Không Tham
Không Truy Cầu Không Ích Kỉ Không Tự Lợi Không Nói Dối
Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết
bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các
điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh
hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
www.tinhtong.com/
|
|