Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Những quan điểm mê mờ liên quan đến 12 nhân duyên
06/01/2013 14:50 (GMT+7)

           Theo triết lý Prasangika Madhyamaka, vô minh này được gọi là “quan điểm liên quan đến thủ uẩn” (Tib’jig tshogs la lta ba ma rig pa). tất cả phiền não và các khổ đau do phiền não gây ra đều có nguồn gốc từ quan điểm xem trọng thủ uẩn sai lầm này. Nó là cái tâm bám vào bản ngã như là có thật, cố hữu , nó là cái tâm chấp vào các thủ uẩn, và chính cái tâm này được gọi là quan điểm xem trọng thủ uẩn.

Chấp vào sự tồn tại thực sự cảu những cá thể khác được gọi là vô minh, nhưng điều đó không được gọi là quan điểm xem trong thủ uẩn. Quan điểm xem trọng thủ uẩn này được xem là nguyên nhân chính làm cho một người vĩnh viễn trôi lăn mãi trong vòng luân hồi. Hình thức vô minh này làm khởi lên ham muốn và sự chấp thủ. Nó thu hút các phiền não khác giống như nam châm hút sắt. Dưới ảnh hưởng của vô minh và sự chấp thủ gây ra từ nó trong một bánh xe nước. Ngay khi hình thức vô minh này tạo tác các quá trình tâm của chúng ta không có tự do, không có ý muốn của riêng chúng và không cả sự lựa chon. Chúng tạo tác chỉ đơn giản bởi vì các hoàn cảnh bên ngoài.

Một sự tương tự cổ điển khác để minh hoạ ảnh hưởng cảu ham muốn và chấp thủ là hình ảnh một con nai bị kéo về phía tiếng nhạc ngọt ngào của đây đàn lute và rồi bị giết bởi sởi dây của người thợ săn. Cũng như vậy chúng ta bị kéo về phái chấp thủ và kẹt trong vòng luân hồi. Tương tự như thế, sự chấp thủ lớn của con ngườ và sự bám víu vào danh vọng trở thành nguồn khổ đau. Vượt ra ngoài ham muốn chấp thủ đối với sự khen ngợi, danh tiếng, chúng ta cố gắng hết sức để đạt được những điều này nhưng trong quá trình đó, chúng ta tìm thấy những kết quả ngược lại với những gì chúng ta mong muốn. Trong sự chấp thủ của cải và thực phẩm, chúng ta trở thành giống như những con ong mắc bẫy và chết trong mật ngọt trong chinh tổ ong của chúng, giống như những con buốm đêm bị hấp dẫn về phía ngọn lửa và bị huỷ diệt trong đó, giống như con cá chạy theo mồi câu và bị mắc câu.

Bằng vào các sự tương tự này, chúng ta có thể thấy được tất cả chúng ta bị lôi kéo bởi sức mạnh của ham muốn và chấp thủ như thế nào. Trong quá trình này, chúng ta đương đầu với nhiều loại khổ đau, cả những khổ đau vì không đạt được những gì chúng ta mong muốn ( cầu bất đắc khổ) và những khổ đau gặp phải những điều chúng ta không muốn (oán tằng hội khổ). Tóm lại, sự chấp thủ phát khởi nhiều vấn đề, gây ra những khổ đau cả về thể xác lẫn tâm hôn. Khi không có chấp thủ, một người sẽ không phải đương đầu với khổ đau đó. Một người có thể ứng dụng điều này vào mỗi điều tương tự được cho trên đây. Trong khi kinh qua sự chấp thủ, một người có lẽ sẽ có được một ý thức về sự thoả mãn hay thích thú nào đấy, nhưng đột nhiên nó lại làm phát khởi các loại khổ đau khác nhau.

Candrakirti kết luận đoạn giản trên bằng cách bày tỏ sự tôn kính lòng từ bi lớn của Đức Phật đối với chúng sanh, nhưng sự tôn kính này cũng ngầm dành cho tuệ giác nhận diện hư vô. Phương pháp và trí tuệ phải luôn đi đôi. Trong một số văn cảnh, từ giai đoạn của con đường đi đến sự tỉnh thức tâm linh rất rõ ràng dứt khoát, trong khi tuệ giác nhận diện hư vô không biểu lộ ra. Trong vài ngữ huống khác, tuệ giác nhận diện hư vô rõ ràng dứt khoát còn các giai đoạn của con đường không lộ rõ. Tất cả điều này phải được tổ hợp lại. Nếu một người chấp vào sự tồn tại có thực của một đối tượng. Điều này sẽ làm khởi lên sự chấp thủ. Tuy nhiên, nếu một người không chấp vào sự tồn tại có thực của một đối tượng, điều này sẽ làm khởi lên sự chấp thủ. Tuy nhiên, nếu một người không chấp vào sự tồn tại có thực một đối tượng, sự thấp thủ sẽ không được tạo ra. Vì lí do này, một người nên chống lại sự chấp thủ bằng tuệ giác nhận diện hư vô.

Hãy nhớ lại xem chúng ta bị đánh lừa bởi việc chấp vào sự tồn tại chắc thực như thế nào. Chúng ta bắt đầu từ một tình trạng bối rối mơ hồ. Rồi chúng ta gnắ nhãn mác cho mọi vật, sau đó chúng ta nhận diện đối tượng theo nhãn mác cho đến khi chúng ta trở nên tin rằng “Đây là cái này” và “đây là tôi”. Đây là một điểm rất quan trọng vì vậy không nên quên nó. Cho đến chừng nào chỉ có hình dáng của đối tượng và chúng ta gán cho dáng vẻ đó một nhãn mác thì không có sự dối gạt. Tuy nhiên vì thói quen của chúng ta đối với những danh xưng của các hiện tượng, chúng ta sẽ có một thời gian khó khăn tìm hiểu sự khác biệt giữa bản ngã

Bản ngã bị nắm bắt sai lệch bởi vô minh nên bị loại bỏ, nhưng chúng ta không nên bác bỏ bản ngã tồn tại theo qui ước, thì giống như nhìn vào một người và nói: “ồ, tôi không thấy người này”, hay chúng ta có thể sẽ nhìn vào một người khác và nói: “tất cả những gì tôi thấy là cơ sở danh xưng một con người hay hình dáng được nhìn thấy của một cơ thể”. Đây không phải là cách nói, không thể duy trì bất cứ kiểu sử dụng ngôn ngữ biện minh nào trong cách này. Chúng ta sẽ đang phủ nhận là bản ngã đơn thuần được định danh, nhưng chúng ta sẽ không phủ nhận bản ngã bị bác bỏ bởi các phương pháp của tuệ giác nghiên cứu thể tánh của hư vô. Lại một lần nữa, bản ngã bị phủ nhận là bản ngã bị chấp chặt bởi vô minh.

Để bác bỏ sự tồn tại của bản ngã do vô minh chấp chặt, cần phải hiểu vô minh chấp vào đối tượng của nó thực hiện sự hiện hữu như thế nào. Hiểu được cách vô minh nắm bắt đối tưởng của nó là hiểu được các hiện tượng bị nắm bắt như thể chúng thực hiện sự hiện hữu vậy.

Gen Lamrimpa

Trích từ sách “Tìm về thực tại”

http://vanhoaphatgiao.com.vn/?p=2896

Các tin đã đăng:
Về đầu trang