Với
chủ đề chính “Phật giáo với dân tộc”, Hội thảo Hoằng pháp lần này sẽ có
nhiều hoạt động phong phú và đa dạng diễn ra trên diện rộng tại bao
gồm: Hội thảo, tập huấn hoằng pháp viên, đại lễ cầu an – cầu siêu, hội
trại Gia đình Phật tử, khóa tu dành cho thanh thiếu niên, chương trình
từ thiện xã hội với sự tham dự của 1000 đại biểu chính thức và 3000
hoằng pháp viên đến từ 63 tỉnh, thành trong cả nước. Riêng đêm khai mạc
tại sân vận động tỉnh Bình Dương sẽ có sự tham dự của hơn 30.000 đại
biểu và đồng bào Phật tử.
TT. Thích Huệ Thông, đại diện Phật giáo Bình Dương
nhận quyền đăng cai Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011 - Ảnh: Bảo Toàn
Trao đổi với Giác Ngộ cuối tuần qua, TT. Thích Huệ Thông - Phó ban
Hoằng pháp TƯ, Phó ban Thường trực Ban Trị sự THPG tỉnh Bình Dương cho
biết, trong hội thảo lần này, việc đưa ra và giải quyết các vấn đề bức
thiết mà Phật giáo phải đối mặt để khẳng định mình cùng đồng hành sự
phát triển đi lên của đất nước trong thời kỳ hội nhập, xứng tầm với tôn
giáo gắn liền với vận mệnh dân tộc Việt Nam trong hai ngàn năm lịch sử
sẽ được Ban tổ chức lưu tâm và đặt lên trên hàng đầu. Có tất cả 9 nội
dụng sẽ được thảo luận nhân hội thảo lần này bao gồm: Hoằng pháp với
phương châm đạo pháp - dân tộc - Chủ nghĩa xã hội, hoằng pháp với đồng
dân tộc, hoằng pháp với thanh thiếu niên, hoằng pháp với thời hội nhập,
hoằng pháp với Phật giáo hải ngoại, hoằng pháp với môi trường sinh thái
và thay đổi khí hậu, hoằng pháp với việc xây dựng chùa văn hóa và du
lịch tâm linh, hoằng pháp với nghi lễ Phật giáo…v.v. “Chúng tôi tin
tưởng rằng những đóng góp này sẽ là tiếng nói có giá trị của giới Phật
giáo gởi đến các vị lãnh đạo đất nước và được xem như đóng góp của trí
tuệ Phật giáo cho sự nghiệp chung của cả dân tộc, TT. Thích Huệ Thông
khẳng định.
Để chuẩn bị cho công tác tổ chức Hội thảo trong khi thời gian con quá
ngắn, ngay từ đâu tháng 10-2010, thông qua sự hỗ trợ của các ngành chức
năng Ban tổ chức đã hoàn tất kế hoạch chi tiết và thủ tục pháp lý để
bắt đầu cho các công tác chuyên môn của Hội thảo. Đến nay, sau đúng
bốntháng ròng rã chuẩn bị, một số công việc chính cơ bản đã có kết quả
như: Xác định được địa điểm chính sẽ diễn ra các hoạt động gồm Hội
trường Tượng Phật nhập Niết Bàn chùa Hội Khánh, công viên Văn hóa Thanh
Lễ, sân vận động tỉnh Bình Dương; thống nhất các chủ đề sẽ thảo luận tại
Hội thảo; vận động và tặng 1.000 chiếc xe đạp và phát thuốc cho đồng
bào nghèo tại chùa Hội Khánh; hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em nghèo bị
bệnh tim bẩm sinh; hỗ trợ mổ mắt; tặng 100 căn nhà đại đoàn kết; tặng xe
lăn và các chương trình từ thiện khác trị giá tất cả khoảng hơn 5,5 tỷ
đồng..
Để phục vụ tốt cho Hội thảo, Ban tổ chức cần 700 tình nguyện viên phục vụ tại các vị trí khác nhau
trong thời gian từ 9 đến 13-3-2011. Chư Tăng Ni, Phật tử có tấm lòng
và yêu thích công tác tình nguyện vui lòng liên lạc Văn phòng Ban Trị sự
THPG Bình Dương – ĐT: ĐT: 0650.3824043 để biết thêm chi tiết. Riêng lực lượng 300 tình nguyện viên là sinh viên, thanh niên
phục vụ công tác đón tiếp, hướng dẫn các đoàn đại biểu do báo Giác Ngộ
đảm trách và đang trong thời gian đăng ký. Bạn trẻ có tinh thần nguyện
và có thể đóng góp cho Hội thảo tùy theo điều kiện của mình xin vui lòng
liên hệ Điện thoai: 08. 39303120 – Email: hoitraittpg@yahoo.com để biết thêm chi tiết. |
Hiện Ban tổ chức đang gấp rút hoàn tất công tác đăng ký đại biểu từ
các tỉnh thành và đăng ký tham luận phát biểu tại hội thảo theo từng
nhóm chủ đề. Điều khó khăn mà Ban tổ chức đang gặp phải chính là việc bố
trí nơi ở cho đại biểu. Vì Bình Dương gần TP.HCM - một trung tâm lớn về
du lịch nên số lượng khách sạn lớn trên địa bàn không nhiều và để đảm
bảo cho lượng lớn đại biểu cũng như hoằng pháp viên có nơi cư trú ổn
định trong suốt thời gian của hội hảo từ ngày 9 đến 13-3-2011 khá nan
giải. “Chúng tôi sẽ cố gắng để sắp xếp mọi thứ và sẽ đưa ra nhiều phương
án khác nhau để khắc phục khó khăn khách quan này để làm nên một Hội
thảo thành công cả chất cũng như lượng”, TT. Thích Huệ Thông tin tưởng.
Gia Trúc