Được biết bài viết là của Đại đức Thích Thanh Thắng, tôi xin dập đầu sám hối trước Tam Bảo để trao đổi thêm một số điều.
Việc thành lập Ban Thông tin – Truyền thông trong Giáo hội đã nổi
lên từ một vài năm nay. Có lẽ sẽ không có ai tranh cãi về nhu cầu thành
lập ban này nữa. Đúng ra vấn đề này phải được đặt ra từ cách đây hơn
một thập kỷ cùng với sự bùng nổ thông tin trên thế giới và Việt Nam.
Tôi được biết do nhu cầu này ngày một trở nên bức thiết hơn, nên các
Quý Thầy trong Ban Trị sự TƯ Giáo hội đã thảo luận rất nhiều và năm
ngoái đã quyết định thành lập Ban Thông tin – Truyền thông.
Năm nay chuẩn bị cho Đại hội vào cuối năm, nhân Giáo hội các cấp
đang bàn bạc việc sửa đổi Hiến chương, trong đó cần quy định rõ về việc
thành lập một số ban mới (bao gồm cả Ban TT-TT), nên vấn đề này lại
được ra đời. Việc thành lập Ban TT-TT là một nhu cầu tự thân, để Giáo
hội xử lý tốt hơn các vấn đề hoằng pháp và phát triển, nên ý kiến cho
rằng việc thành lập Ban TT-TT là sự “h…ào hứng” mang tính phụ họạ cho sự kiện AVG lập kênh truyền hình về Phật giáo, thì vô hình trung hạ thấp vai trò của Giáo hội và phủ nhận đóng góp và tâm huyết của các bậc chư tăng và đông đảo Phật tử.
Bên cạnh đó, kênh truyền hình của AVG mà quý Thầy nhắc tới không
hẳn là một kênh truyền hình Phật giáo. Theo thông tin trên báo chí thì
đó là kênh về văn hóa phương Đông, văn hóa Việt Nam. Mà văn hóa Việt
Nam thì chịu ảnh hưởng rất nhiều tư tưởng giáo lý nhà Phật. Thiết nghĩ
việc ra đời kênh này cũng là một nhu cầu tự nhiên, khi mà màn ảnh
truyền hình đầy rẫy những tin tức, phim ảnh của nước ngoài với nội dung
không mấy ăn nhập đời sống tinh thần của người Việt.
Quý Thầy băn khoăn về cơ chế kiểm soát thông tin trên AVG và nghi
ngại rằng nó bị sử dụng để phục vụ cho những lợi ích nhóm cục bộ. Tôi
không rõ Quý Thầy đã xem kênh Truyền hình An Viên chưa, và có am hiểu
những quy định của luật pháp Việt Nam về báo chí và hoạt động của báo
chí hay không? Tôi đăng ký sử dụng dịch vụ Truyền hình An Viên và xem
kênh An Viên từ 3 tháng nay và thấy rằng lo lắng của Quý Thầy là thừa.
Kênh An Viên không phát kèm quảng cáo, không có những chương trình sặc
mùi PR kiểu “doanh nghiệp tự giới thiệu” mà khán giả thấy bội thực trên
những kênh truyền hình khác.
Tôi có tìm hiểu các văn bản pháp quy của nhà nước về hoạt động báo
chí, thì thấy việc kiểm soát thông tin đăng tải, phát sóng được quy
định rất rõ ràng và chặt chẽ. Sở dĩ có mối quan ngại của của Quý Thầy
là do có lẽ Quý Thầy không phải là người đủ thẩm quyền để được được
biết hết mọi điều mà thôi.
Điều khiến tôi bức xúc hơn cả là việc Quý Thầy nhắc tới thành
phần của Ban Thông tin – Truyền thông. Không rõ thông tin thầy đưa ra
chính xác đến đâu, nhưng có nên bỡn cợt và xúc phạm các vị cao tăng bằng
dòng chữ in đậm “đa số những người tham gia thì tuổi tác đã lão hóa,
nói trắng ra chẳng biết “làm báo” là thế nào” như vậy không? Cá nhân tôi
cho rằng, phàm đã là các bậc cao tăng thì các vị ấy có đủ phẩm hạnh và
năng lực để thực thi những công việc mà Giáo hội giao phó.
Một số hiện tượng tiêu cực mà Quý Thầy nêu, với lo ngại rằng thành
phần Ban Thông tin – Truyền thông như thế sẽ không giải quyết được, thì
tôi nghĩ rằng những việc như vậy là vấn đề chung đòi hỏi cả Giáo hội
chung tay giải quyết, chứ không phải việc của một mình Ban Thông tin –
Truyền thông. Những vị nào chạy bổ nhiệm trụ trì, chạy chức chạy quyền
đã tu tập theo tinh thần chính pháp chưa? Và cũng là để chấn chỉnh hiện
tượng này mà vừa qua Giáo hội các cấp đã đề nghị thành lập thêm các
ban khác tại TƯ GHPGVN như Ban Pháp chế, Ban Kiểm soát…
Giáo hội của chúng ta bao lâu nay luôn thượng tôn tinh thần đoàn
kết hòa hợp, tôn sư trọng đạo. Là người tu hành, Quý Thầy nên đóng góp
công sức của mình bằng những việc làm cụ thể và tích cực để xây dựng và
phát triển Giáo hội. Đọc những dòng viết của Quý Thầy, một Phật tử như
tôi chưa thấy được tinh thần xây dựng đóng góp cho Giáo hội và đạo
Pháp; không những thế còn gây cho tôi cảm giác Quý Thầy tăng thượng
mạn, khen mình chê người.
Đôi dòng tâm sự cùng Quý Thầy, kính mong Quý Thầy bình tâm suy xét.