Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Bình Dương: Bế mạc hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011
13/03/2011 14:43 (GMT+7)

Bộ phận khánh tiết chuẩn bị cho lễ bế mạc

Buổi lễ đặt dưới sư dưới sự chứng minh của HT. Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS, Chư tôn giáo phẩm Ban Hoằng pháp TƯ và Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cùng hơn 1000 chư tôn đức Tăng Ni, đại biểu và đông đảo Phật tử hoằng pháp viên đã tham dự buổi lễ. Buổi lễ bắt đầu nghi thức niệm Phật cầu gia bị và giới thiệu đại biểu.

Cung nghinh chư tôn đức quan lâm

Phát biểu bế mạc Hội thảo, HT. Thích Minh Thiện – Trưởng ban Trị sự THPG tỉnh Bình Dương, Phó ban Thường trưc Ban tổ chức cho biết, trải qua các thời kỳ lịch sử, Phật giáo trở thành một tôn giáo không chỉ có vai trò vị trí trong xã hội mà còn có tầm ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Điều đó có nghĩa Phật giáo Việt Nam trở thành một giá trị sống thực, trở thành nội lực cộng sinh chống lại sự đồng hóa xâm lược của bất cứ thế lực ngoại bang nào, cũng như nhằm bảo tồn văn hóa quốc gia, bảo vệ chủ quyền độc lập trọn vẹn biên cương lãnh thổ trong xu hướng hội nhập toàn cầu.

Chư tôn đức chứng minh và đại biêu dự lễ bế mạc

Trên tinh thần đó, Hòa thượng cho biết, ngành Hoằng pháp đã thực thi sứ mệnh hoằng pháp độ sinh, hay nói theo cách khác là luôn thể nhập chuyển tải giáo điều của đức Thế Tôn vào đời sống cộng đồng của dân tộc với hạnh nguyện “vì hạnh phúc, vì sự an lạc cho số đông” mà đức Phật đã từng chỉ dạy. Tiếp nối truyền thống Hoằng pháp độ sinh của chư Phật ba đời và lịch đại Tổ sư, qua mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử Phật giáo Việt Nam, trách nhiệm Hoằng pháp độ sinh ấy, thường có những định hướng sinh hoạt hiện thực và thích ứng, làm cho ngành Hoằng pháp của mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ có những thành tựu nổi bật, sắc thái riêng biệt sâu sắc, để lại dấu ấn vàng son suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. 

Toàn cảnh lễ bế mạc

“Ngành Hoằng pháp đã phát huy truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc, thể hiện tính nhập thế tích cực trên nhiều lĩnh vực. Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011 – Bình Dương lần này là nhằm phát huy sức mạnh nội tại vốn có và định hướng cụ thể bằng những chương trình hoạt động cụ thể đúng như chủ đề trọng điểm của Hội thảo “Phật giáo với dân tộc”.”, HT. Thích Minh Thiện khẳng định.

Trong phát  biểu bế mạc, HT. Thích Minh Thiện cũng cho biết, việc các vị Đại biểu nỗ lực tham gia viết bài, cũng như tận tâm phát biểu, đóng góp ý kiến xoay quanh 7 chủ đề nhóm sẽ là nhân tố thành tựu của ngành Hoằng pháp trong thời gian tới. Điều đó, đã khẳng định ngành Hoằng pháp đã không ngừng tự thân vận động, chuyển hóa, tự đặt cho mình những mục tiêu Hoằng pháp dựa trên những nhu cầu thực tiễn trong bối cảnh lịch sử đất nước Việt Nam – Phật giáo Việt Nam đang xây dựng một định hướng phát triển mạnh mẽ, với tiêu chí phổ hóa đến các tầng lớp Tăng ni và Phật tử các dân tộc, các thành phần khác nhau trong xã hội đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam từ biên cương hải đảo, cho đến vùng sâu, vùng xa, ngay cả đồng bào hải ngoại, làm thế nào để cho nền giáo lý năng động của đức Phật, được thể chế hóa vào đời sống tâm linh của những người con Phật. Cụ thể là mỗi người Phật tử Việt Nam phải sống theo một nếp sống tốt đạo đẹp đời và biết yêu nước thương dân.

HT.Thích Minh Thiện phát biểu khai mạc

Tại hội thảo các Giảng sư các Tỉnh Thành được Ban Giảng huấn trao truyền những kiến thức thực tế, những giáo điển nâng cao, những kinh nghiệm của các bậc trưởng thượng. Đồng thời Hội thảo cũng đã đúc kết những khó khăn, những thao thức, trăn trở, những ý kiến từ các Đại biểu tham dự. Đây chính là những cơ sở lý luận và thực tiễn để có kế hoạch điều chỉnh, đề ra những biện pháp mang tính khả thi, những phương thức hoằng pháp hữu hiệu nhất, với những biện pháp thiết thực để phát huy những thuận duyên, ưu điểm, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Hy vọng quý Giảng sư sẽ ứng dụng ngày càng có hiệu quả vào công tác Hoằng pháp của mình.

Song song đó, việc tập huấn Hoằng pháp viên dành cho Phật tử cũng là một nội dung trọng điểm mà Ban Hoằng pháp triển khai. Sau khóa tập huấn cho các Hoằng pháp viên kỳ này, chúng tôi tin chắc rằng các Hoằng pháp viên sẽ trở thành những sứ giả, vận dụng giáo điển của đức Phật, trong tinh thần đồng sự, tùy duyên, tùy tục mà đem đạo vào đời, làm cho đời thăng hoa.

Đại biểu dự bế mạc

“Điểm đáng lưu ý của Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc – Bình dương hôm nay, là một chương trình từ thiện được thực thi như là bài pháp sống động đến với đồng bào Phật tử còn nghèo khó. Bên cạnh đó, Ban tổ chức cử hành lễ khai đàn cầu Quốc thái dân an, cầu siêu thắp nến tri ân anh linh, anh hùng liệt sĩ, đồng bào tử nạn, thể hiện niềm tôn kính đối với các bậc tiền nhân, anh hùng liệt sĩ đã nằm xuống để cho quê hương tổ quốc đứng lên, trong tinh thần: “ẩm thủy tri nguyên” của người con Phật. Qua đây, đã tạo được không khí sinh hoạt càng thêm sinh động, ý nghĩa, giúp cho hội chúng thẩm thấu hơn về công hạnh của Phật, lời dạy của Ngài, đã làm cho Phật thể của mỗi người đầy đủ phúc duyên trên tinh thần Phật hóa gia đình, góp phần cho xã hội ngày càng thăng hoa.”, Hòa thượng nhấn mạnh.

Đại biểu dự bế mạc

Đánh giá quá trình tổ chức Hội thảo, TT. Thích Huệ Thông – Phó ban Hoằng pháp TƯ, Phó ban Tổ chức Hội thảo nhìn nhận, do quá trình chuẩn bị kế hoạch thực hiện khá kỹ lưỡng, sự quan tâm sâu sắc từ Trung ương Giáo hội, cũng như các cấp chính quyền, nhất là Tăng Ni tỉnh Bình Dương, đơn vị đăng cai đã nhiệt tâm ủng hộ. Nhờ vậy, mọi công tác tổ chức đều thành tựu tốt đẹp như kế hoạch đã đề ra. đặc biệt là các tình nguyện viên đã giúp cho công tác triển khai đều đạt kết quả tốt đẹp. Việc các đơn vị tỉnh thành cả nước hưởng ứng tham dự đầy đủ và đóng góp cho Ban Tổ chức trên 100 bài tham luận đã nói lên tinh thần nhiệt huyết với công tác hoằng pháp trong thời đại đất nước và Giáo hội hội nhập – phát triển với những biến chuyển và hướng đi, hình thức hoằng pháp thích hợp với thời đại.

TT. Thích Huệ Thông phát biểu

“Nhất là việc Ban Hoằng pháp TW kết hợp với Ban Từ thiện Xã hội TƯ, Ban Trị sự THPG Bình Dương, để thực hiện công tác Phật sự quan trọng mà Đức Phật từng giáo huấn “Tài pháp nhị thí”, ngõ hầu vơi đi những khó khăn trong đời sống của người dân là việc làm có ý nghĩa đối với Phật pháp và xã hội. Dấu ấn mà Khóa hội thảo cũng như bất cứ ai cũng ghi nhận là sự tích cực nghe pháp của quần chúng Phật tử của 10 đạo tràng thuyết giảng, và hơn 300 thính chúng tham dự khóa tập huấn Hoằng pháp viên từ ngày 11 đến 13-3, đã nói lên sự thành tựu hoằng pháp trong thời đại ngày nay với tinh thần “Phật giáo với Dân tộc” trong thời đại hội nhập và phát triển.”, TT. Thích Huệ Thông khẳng định.

Ngay sau đó, ông Võ Văn Tường đại diện Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã công bố và trao kỷ lục Việt Nam cho Ban tổ chức gồm: Hội thảo Hoằng pháp lớn nhất Việt Nam và Hội thảo Hoằng pháp có Hoằng pháp viên dự tập huấn đông nhất.

Chư tôn đức Ban tổ chức HT. Thích Minh Thiện, TT. Thích Bảo Nghiêm, TT. Thích Tấn Đạt và TT. Thích Huệ Thông đã đón nhận kỷ lục.

Dịp này, chư tôn đức đại biểu đã thông qua nghị quyết Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc với 9 điểm qua đó khẳng định sẽ chú trọng việc truyền bá Phật pháp đối với thế hệ trẻ, Thanh thiếu nin Phật tử, nhất l ở vng su vng xa cĩ chương trình tu học, giảng dạy cụ thể mang tính chuyên môn. Đẩy mạnh hơn nữa cơng tc Hoằng php hải ngoại, cĩ kế hoạch chiến lược cụ thể; tập trung vào công tác hoằng pháp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, có lớp đào tạo chuyên môn cho quí vị giảng sư tình nguyện làm nhiệm vụ hoằng pháp vùng đồng bào dân tộc, phối họp với ngành từ thiện làm tốt công tác từ thiện và thống nhất trình Giáo hội Trung ương xin tổ chức hội thảo chuyên đề về việc cải đạo hiện nay.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Bình Dương, ông Trần Đức Thịnh - Phó Giám đốc sở Nội vụ tỉnh đã thể hiện tấm lòng hân hoan và chúc mừng với các kết quả đạt được từ Hội thảo. Ông cho biết, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã hết lòng giúp đỡ công tác tổ chức Hội thảo nhưng không khỏi thiếu sót và bất tiện, kính mong sự hoan hỷ của đại biểu. Cuối cùng, ông mong mỏi, Trung ương Giáo hội tiếp tục giáo cho Phật giáo Bình Dương được tổ chức tiếp các sự kiện Phật giáo cả nước trong tương lai.

Ông Trần Đức Thịnh phát biểu

TT. Thích bảo Nghiêm cảm ơn ông Trần Đức Thịnh

Trong lời đạo từ, HT. Thích Thiện Nhơn đã tán thán Ban tổ chức đã nổ lực hết mình tổ chức Hội thảo và cầu mong cho nghị quyết của Hội thảo sớm được triển khai.

HT. Thích Thiện Nhơn ban đạo từ

TT. Thích Tấn Đạt cảm tạ

Cuối cùng là phần phát biểu cảm ơn của TT. Thích Tấn Đạt - Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Hoằng pháp TƯ, Phó ban Thường trực Ban tổ chức.

Nhóm Phóng viên thời sự Giác Ngộ

Các tin đã đăng:
Về đầu trang