Đại lão hòa thượng thượng MINH hạ CHÂU vừa viên tịch
Thế danh: Đinh Văn Nam
Hưởng thượng thọ 95 tuổi
- Nguyên Tổng vụ trưởng Tổng vụ Văn hóa-Giáo dục GHPGVNTN
- Nguyên Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh
- Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực GHPGVN
- Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
- Nguyên Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
- Đương kim Phó Pháp chủ GHPGVN
- Trú trì Tổ đình Tường Vân – Thừa Thiên, Huế
- Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh – TP. Hồ Chí Minh
Đã thu thần thị tịch vào lúc 9h sáng ngày 16/7 Nhâm Thìn (nhằm ngày 01/09/2012).
Kính nguyện giác linh Hòa Thượng cao đăng Phật quốc và sớm hội nhập
Ta bà để tiếp tục sứ mạng truyền đăng Phật pháp, phổ độ chúng sanh.
ĐÔI NÉT VỀ TIỂU SỬ CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG thượng MINH hạ CHÂU
Hòa Thượng Thích Minh Châu sinh năm 1920 tại Quảng Nam. Xuất gia
năm 1946 với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân, Huế . Từ
năm 1952 đến năm 1961, Hòa Thượng xuất dương du học và đậu bằng Tiến
sĩ Phật Học với luận án "So sánh Tạng Pàli Trung Bộ Kinh với Tạng Hán
A Hàm" (The Chinese Madhyama Agama and the Pàli Majjhima Nikàya a
comparative Study) tại Đại Học Phật Giáo Nalanda, Ấn Độ.
Từ ngày 18-23/5/1996 HT.Thích Minh Châu, Phó CT kiêm
Tổng thư ký GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học
Việt Nam, Hiệu trưởng trường CCPHVN... đã lên đường đến Thái
Lan để nhận bằng Tiến Sĩ Phật Học Danh Dự (Honarary Doctorate
Degree in Buddhist studies) tại Đại Học Phật Giáo
Mahachulalongkornrajvidyalaya, Thủ đô Bangkok, Thái lan.
Đại Học Mahachulalongkornrajvidyalaya đã nhất trí phong
tặng danh hiệu Tiến Sĩ Phật Học Danh Dự cho Hòa Thượng
trong dịp lễ cấp phát văn bằng được tổ chức dưới sự chứng
minh của Hòa Thượng Tăng Thống Phật Giáo Thái Lan, để
tuyên dương công đức phiên dịch năm bộ Kinh Tạng Nikàya ra tiếng
Việt, gồm Trường Bộ Kinh (Digha Nikàya); Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikàya); Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikàya); Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikàya) và Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya).
Hòa Thượng Thích Minh Châu sinh năm 1920 tại Quảng Nam.
Xuất gia năm 1946 với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa
Tường Vân, Huế . Từ năm 1952 đến năm 1961, Hòa Thượng xuất
dương du học và đậu bằng Tiến sĩ Phật Học với luận án "So
sánh Tạng Pàli Trung Bộ Kinh với Tạng Hán A Hàm" (The
Chinese Madhyama Agama and the Pàli Majjhima Nikàya a
comparative Study) tại Đại Học Phật Giáo Nalanda, Ấn Độ.
Từ năm 1964 đến năm 1975, sau 14 năm du học ở nước ngoài, Hòa
Thượng trở lại quê nhà và giữ chức vụ Viện Trưởng Viện
Đại Học Vạn Hạnh, chuyên lo sự nghiệp giáo dục và phiên dịch Kinh
Tạng Pàli, hầu đóng góp tích cực vào công cuộc đào tạo Tăng
tài cho PGVN.
Năm 1976, Hòa Thượng thành lập Viện Phật Học Vạn Hạnh. Năm 1979,
Hòa Thượng tham gia vận động thốn nhất và thành lập GHPGVN.
Năm 1981,Hòa Thượng làm Hiệu trưởng Trường CCPHVN, cơ sở I
tại Hà Nội. Năm 1984, Hòa Thượng mở Trường CCPHVN, cơ sở
II tại TP.HCM. Năm 1989, Hòa Thượng thành lập và làm Viện
Trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học VN và Hội Đồng Phiên Dịch
Đại Tạng Kinh VN.
Dù bận rộn nhiều công tác Phật sự Giáo hội và giáo dục
Tăng Ni nhưng Hòa Thượng vẫn dành thời gian nhất định để
dịch thuật và biên soạn kinh sách để truyền bá lời Phật dạy
. Tính đến nay có trên 30 tác phẩm do Hòa Thượng dịch và
biên soạn, các tác phẩm và dịch phẩm chính gồm có:
- Những dịch phẩm, Kinh Tạng Pàli:
Kinh Trung Bộ
Kinh Tăng Chi Bộ
Kinh Tiểu Bộ
Kinh Trường Bộ
Kinh Tương Ưng Bộ
a. Kinh Pháp Cú
b. Kinh Phật Tự Thuyết
c. Kinh Phật Thuyết Như Vậy
d. Kinh Tập
e. Trưởng Lão Tăng Kệ
f. Trưởng Lão Ni Kệ
g. Bổn Sanh (2 tập)
*Dịch từ Abhidhamma:
- Thắng Pháp Tập Yếu Luận ( Abhidhamma Atthasangaha)
* Tác phẩm sáng tác:
1. Phật Pháp ( đồng tác giả)
2. Đường về xứ Phật ( đồng tác giả)
3. Những ngày và những lời dạy cuối cùng của Đức Phật
4. Đại Thừa và sự liên hệ với Tiểu Thừa
5. Sách dạy Pàli (3 tập)
6. Chữ hiếu trong Đạo Phật
7. Hành Thiền
8. Lịch sử Đức Phật Thích Ca
9. Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
10. Chánh Pháp và hạnh phúc
* Tiếng Anh:
11. H'suan T'sang, The Pilgrim and Scholar (Huyền Trang,
Nhà Chiêm bái và Học giả - NS Thích Nữ Trí Hải dịch Việt)
12. Fa-Hsien, the Unassuming Pilgrim (Pháp Hiển, Nhà Chiêm bái khiêm tốn - NS Thích Nữ Trí Hải dịch Việt)
13. Milindapanha and Nàgasenabhikhusùtra - A Comparative Study
14. The Chinese Madhyama Àgama and the Pàli Mahjjhima
Nikàya - A Comparative Study (Luận án Tiến sĩ Phật học).
15. Some Teachings of Lord Buddha on Peace Harmony and Humandignity
* Tác phẩm chưa in:
16. Dàn bài Kinh Trung Bộ
17. Toát yếu Trường Bộ Kinh
18. Toát yếu Trung Bộ Kinh........
Trên đường phát triển nền Phật học VN, Hòa Thượng luôn chủ
trương truyền bá tư tưởng Phật học của ba bộ phái Phật
Giáo lớn: Thượng Tọa Bộ, Nhất Thiết Hữu Bộ và Đại Thừa, và
thường nghĩ đến phần giáo lý Phật Giáo căn bản chung cho
các bộ phái để thiết lập cơ sở thống nhất về mặt tư tưởng
Phật học.