Tham dự buổi lễ có HT Thích Thiện Duyên- Thành viên HĐCM – GHPGVN; HT Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch TT HĐTS Giáo Hội Phật giáo Việt Nam – Trưởng BTS Phật giáo tỉnh Nghệ An – Trưởng Ban tổ chức Tuần văn hóa Phật giáo; HT Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký HĐTS GHPGVN; HT Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN - Trưởng Ban hoằng pháp TW; Hòa thượng Thích Thiện Tâm Ủy viên Thường trực Hội Đồng Trị Sự, Phó Trưởng Ban Phật Giáo Quốc Tế; HT Thích Trung Hậu – Trưởng Ban văn hóa TW GHPGVN – đồng Trưởng ban tổ chức và đại diện Chư tôn đức thường trực HĐTS TW GHPGVN, cùng toàn thể Tăng Ni Phật tử cùng về tham dự.
Về phía chính quyền có đại diên lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam, viện nghiên cứu Tôn giáo, ông Thái Văn Hằng – Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành chức năng TW , tỉnh Nghệ An và thành phố Vinh chính quyền sở tại, Giáo sư – Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Chú; GS. Cao Huy Thuần – Cộng hòa Pháp; Nhà nghiên cứu Trần đình Sơn – Tp Hồ Chí Minh cùng đông đảo chư vị học giả, nhà nghiên cứu các chuyên ngành khoa học xã hội trong và ngoài nước cùng về tham dự.
Hội thảo khoa học chủ đề “Phật giáo xứ Nghệ: quá khứ, hiện tại và tương lai” là hoạt động có ý nghĩa thiết thực tạo điểm nhấn cho “Tuần văn hóa Phật giáo tại Nghệ An”, đồng thời đây là hoạt động nhằm chứng minh lịch sử và những mốc son sự đồng hành những đóng góp to lớn của Phật giáo xứ Nghệ đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước
Tại buổi lễ TT Thích Thọ Lạc – Phó Thường trực BTS Phật giáo tỉnh Nghệ An – Phó Trưởng ban TT BTS tuần Văn hóa Phật giáo đọc diễn văn khai mạc.
Trong bài phát biểu khai mạc Thượng tọa đã nhấn mạnh Phật giáo xứ Nghệ với những di sản văn hóa tinh thần không ngừng tái khẳng định sức sống trong lòng dân tộc. Truyền thống “hộ quốc an dân” của Phật giáo xứ NGhệ đã trở thành một phần bản sắc của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Văn hóa Phật giáo xứ Nghệ từ quá khứ ấy, nhìn vào tương lai để ý thức với vai trò điều chỉnh và thay đổi hành vi của con người theo chiều hướng tích cực ích mình lợi người. Phật giáo xứ Nghệ dù phát triển nhanh hay chậm thì những giá trị chuẩn mực trong ứng xử vẫn phải đảm bảo những lợi ích thiết thực chung cho cá nhân, cộng đồng cũng như cho môi trường sống của mọi loài chung quanh.
Ông Thái Văn Hằng đại diện chính quyền địa phương phát biểu chúc mừng: Văn hóa xứ Nghệ, trải qua quá trình lịch sử lâu dài đã được định hình và phát triển bền vững mà di sản văn hóa Phật giáo là một bộ phận quan trọng, góp phần làm nên diện mạo, bản sắc riêng của vùng văn hóa xứ Nghệ
Cũng trong dịp này Hòa thượng ThíchThiện Nhơn đại diện HĐTS GHPGVN phát biểu chúc mừng.
Xứ Nghệ từ thế kỷ 15 cho đến nay đã trở thành vùng đất văn hóa được khẳng định một cách vững chắc trong tâm trí dân tộc. Tuy nhiên qua quá trình biến đổi của lịch sử, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau mà di sản văn hóa xứ Nghệ đã ít nhiều bị mai một, thất tán, các tư liệu liên quan đến di sản vẫn chưa được khai thác, nghiên cứu một cách có hệ thống.
Việc tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Phật giáo xứ Nghệ: quá khứ, hiện tại và tương lai” là một hoạt động hết sức thiết thực có ý nghĩa nhằm tập hợp một cách đầy đủ nhất các nguồn tư liệu liên quan đến Phật giáo xứ NGhệ để giới thiệu rộng rãi, nâng cao nhận thức cho Tăng ni, Phật tử, các tầng lớp nhân dân,đồng thời có sự đánh giá đúng đắc, thỏa đáng về các nội dung giá trị cũng như vai trò của Phật giáo trong lịch sử
Tại Hội thảo TS. NGuyễn Quốc Tuấn phát biểu đề dẫn Hội thảo khoa học. Cuộc hội thảo khoa học được tổ chức với mục đích; khảo sát và tập hợp bước đầu các nguồn tài liệu liên quan đến văn hóa xứ NGhệ, phân tích làm rõ các giá trị sử học, triết học, văn hóa học, tôn giáo học của chúng; thống kê những di tích còn có thể thống kê, đi sâu nghiên cứu các di sản văn hóa vật thể, phế tích, kiến trúc, tiếu tượng học Phật giáo nói riêng và cơ sở thờ tự nói chung: đi sâu khảo tả, phân tích các giá trị văn hóa phi vật thể Phật giáo xứ NGhệ nói chung, văn hóa phi vật thể Phật giáo xứ Nghệ nói riêng qua các bộ môn văn chương nghệ thuật...
Hội thảo đã nhận được gần 70 tham luận, chia thành bốn chủ đề lớn sau:
Chủ đề 1: Định vị văn hóa xứ NGhệ và văn hóa Phật giáo xứ Nghệ qua các nguồn tài liệu liên quan.
Chủ đề 2: Tương quan giữa di sản văn hóa xứ Nghệ và văn hóa Phật giáo xứ Nghệ trong lịch sử.
Chủ đề 3: Phật giáo xứ Nghệ trong lịch sử: nhân vật và công trạng.
Chủ đề 4: Xây dựng Phật giáo Nghệ An hiện tại và tương lai
Tại Hội thảo chư vị học giả, các nhà khoa học Giáo sư, Tiến sĩ đã trình bày các bài tham luận.
Tin: Cẩm Vân, Ảnh: Doãn Tuấn
Nguon:
http://www.chuabang.com/news.php?auto=1&id=1403