Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Hội thảo khoa học “Quốc chúa - Bồ tát Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) và sự nghiệp mở mang bờ cõi, phát triển đất nước”
23/08/2011 08:21 (GMT+7)



Chủ tọa đoàn Hội thảo - Ảnh: L.Đ.L

Hội thảo gồm có 3 phiên diễn ra trong ngày hôm nay và sáng mai, 23-8. Cụ thể, 3 phiên sẽ thảo luận về 3 chủ đề gồm: Vấn đề sử học thời các chúa Nguyễn; Sự nghiệp của Quốc chúa - Bồ tát Minh vương Nguyễn Phúc Chu và Sự nghiệp phát triển văn hóa và xiển dương đạo Phật thời Quốc chúa - Bồ tát Nguyễn Phúc Chu.

Có 72 tham luận của nhiều học giả và nhà nghiên cứu đã được tập hợp thành bộ tham luận 558 trang tập trung vào 3 chủ đề chính nêu trên và các vấn đề liên quan.


Chư tôn đức Hòa thượng tham dự hội thảo - Ảnh: L.Đ.L


Nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu đầu ngành lịch sử 
tham gia tham luận - Ảnh: Đ.L

Trong phần diễn văn khai mạc, HT.Thích Trí Quảng, Trưởng ban Tổ chức Hội thảo đã nêu rõ: “ Quốc chúa - Bồ tát Minh vương Nguyễn Phúc Chu để lại một trang lịch sử huy hoàng đáng tự hào của dân tộc. Tâm nguyện Bồ tát của Ngài còn ngân mãi theo tiếng chuông Thiên Mụ qua bài “minh” do chúa viết trên chiếc chuông đồng hiện còn treo tại chùa Thiên Mụ như sau: “Duy nguyện phong điều vũ thuận, Quốc thái dân an, pháp giới chúng sanh đồng viên chủng trí”. Có nghĩa là nguyện cầu gió hòa mưa thuận, nước thịnh dân an, chúng sinh trong pháp giới đều được vẹn toàn trí tuệ”.

Trên tinh thần đó, sáng nay, các nhà nghiên cứu Trần Lê Bảo, HT.Thích Phước Sơn, Nguyễn Hữu Hiếu, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Khắc Thuần, Nguyễn Đại Đồng, Trần Thị Mai đã lần lượt trình bày vắn tắt tham luận và nhận định của mình về Bồ tát Nguyễn Phúc Chu trong chủ đề “Vấn đề sử học thời các chúa Nguyễn”. Tựu trung, các tham luận đều đánh giá cao bậc minh quân, Bồ tát Nguyễn Phúc Chu trong việc mở mang bờ cõi, dùng giáo lý nhà Phật trong việc trị vì nhân dân…

Trước đó, Triển lãm Di sản văn hóa Phật giáo triều Nguyễn đã long trọng khai mạc tại tiền sảnh Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM với chủ đề "Di sản văn hóa Phật giáo Đàng Trong", trưng bày những tranh, tượng, kinh sách Phật giáo có từ thế kỷ XVII, XVIII, nhiều hiện vật và tài liệu quý, độc bản được giới thiệu đến công chúng và giới nghiên cứu tại triển lãm này. Triển lãm kéo dài đến ngày 23-8.

NNC Trần Đình Sơn giới thiệu các hiện vật
với HT. Thích Trí Quảng

HT. Thích Đức Nghiệp quan tâm đến 
các thư tịch chữ Hán cổ xưa ở Đàng Trong

Chư tôn Hòa thượng, quan khách tham quan triển lãm - Ảnh: L.Đ.L


Khách tham quan ghi hình hiện vật tại triển lãm - Ảnh: Đ.Long


Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn thuyết minh hiện vật cho nhà nghiên cứu lão thành Nguyễn Đình Đầu trong buổi khai mạc triển lãm - Ảnh: Đ.Long


Rất đông khách tham quan triển lãm - Ảnh: Đ.Long

Đình Long

Nguon: http://giacngo.vn/thoisu/2011/08/22/5A7408/

Các tin đã đăng:
Về đầu trang