Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Thiền và sức khỏe
Tuệ Đăng
13/12/2010 20:41 (GMT+7)


Qua nội dung bài thuyết trình, cư sĩ Hồng Quang cho thấy trong 50 năm nay, Y giới và  Khoa học gia Tây phương đã sử dụng Thiền Phật giáo vào việc chữa trị các căn bệnh thời đại như: tim, gan, tỳ, phế, thận, tiểu đường, ung thư, sida v.v…mà trong nhiều trường hợp Thiền còn công hiệu hơn thuốc.

Trong các buổi thuyết trình, thính giả thường đặt nhiều câu hỏi liên quan giữa Thiền và sức khỏe. Chẳng hạn, họ hỏi về sự hiệu dụng giữa Thiền Phật giáo và môn Tĩnh tâm của Công giáo trong việc trị bệnh? Ông xác minh “Tĩnh tâm cũng có khả năng giảm bệnh tật nhưng không bằng Thiền, vì Tĩnh Tâm mới áp dụng CHỈ chứ chưa QUÁN, trong khi Thiền vừa CHỈ vừa QUÁN. Vì thế, Tĩnh Tâm chỉ có công hiệu được vài chục phần trăm mà thôi, nếu so với Thiền”. Đó là lý do vì sao trên các trang nhà (websites) của người nước ngoài, nhiều nhà nghiên cứu chỉ đề cập đến Thiền Phật giáo và Sức khỏe mà chưa thấy nói đến môn Tĩnh tâm và trị liệu. Tuy vậy, Đức Phật cũng để lại pháp môn Thiền trị bệnh (Meditation for Health) cho toàn thể nhân loại chứ không phải riêng cho tín đồ theo đạo Phật.

Và cũng không như Yoga, người thực hành tốn hằng giờ để tập luyện, trong khi Thiền chỉ cần tối thiểu 10 phút và ngày 2 lần là có thể mang đến kết quả. Ngoài ra, chế độ ăn uống và tập thể dục như đi bộ cũng cần thiết cho sức khỏe, ông nhấn mạnh như thế!

Ở các chùa, thức ăn có quá nhiều dầu, đường, muối, bột ngọt nên không ít chư Tăng Ni bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Còn những người hay “nhậu” thịt, cá và bia quá nhiều thì dẫu ngồi Thiền “24” giờ mỗi ngày cũng không có kết quả gì, vì họ đã đỗ một lượng lớn “Thuốc độc” qua “cuống họng” hằng ngày. Thiền và Thuốc nào chịu nỗi!

Câu hỏi khác được thính giả nêu lên là công hiệu của Pháp môn Tịnh độ trong việc trị bệnh? Cư sĩ Hồng Quang cho biết “Thiền, Tịnh hay Mật” đều là pháp môn của Phật, tất cả mang đến kết quả tốt nếu hành giả định được tâm lúc thực hành pháp môn ấy.

Đôi lúc ông cũng đưa ra những câu hỏi gây “động não” thính chúng. Ví dụ không dùng sâm nhung bổ thận, bổ huyết…không uống thuốc gì cả, chỉ ngồi lim nhim 15 - 20 phút mà nói có thể chữa trị được bệnh tật sao ? Dạng câu hỏi nầy đã đưa thính chúng vào bầu không khí tĩnh lặng vì nhiều người chưa tìm ra câu trả lời, hoặc nôn nóng được nghe câu trả lời. Cư sĩ cho biết, một số Trung tâm trị bệnh bằng Thiền, kết quả rất tốt, rất đáng trân trọng. Nhưng lúc bệnh nhân hỏi “Tại sao Thiền có khả năng chữa bệnh?” Người điều hành trả lời là lúc ngồi Thiền chúng ta lấy năng lượng của vũ trụ vào để chữa bệnh. Ông Hồng Quang tiếp, đó là lối giải thích theo suy nghĩ và theo kinh nghiệm nhưng thiếu thực nghiệm mang tính khoa học.

Đúng vậy, khoa học chứng minh, lúc người ngồi Thiền mà định được Tâm thì não bộ sẽ tái tạo, bạch huyết cầu gia tăng, hệ thống miễn nhiễm mạnh nên cơ thể có khả năng chống lại bệnh tật, chống vi khuẩn và vi trùng.

Ông tiếp, nếu áp dụng Thiền và Thuốc song hành trên quê hương thì sẽ cắt giảm ngân sách chi tiêu của y tế một cách đáng kể và dân chúng có rất nhiều lợi ích vì Thiền có thể làm cho con người đẹp hơn, thông minh hơn, sức khỏe hơn, chống bệnh tật và lão hóa. Khoa học đã chứng minh như thế.

Đối với thính giả là Tăng Ni sinh, ông Hồng Quang đề nghị nếu dùng Thiền trị bệnh như phương tiện để hoằng hóa, chỉ cần một thời gian ngắn là có thể đem Phật pháp đến khắp hang cùng ngõ hẻm. Dùng Thiền trị bệnh để giúp các dân tộc nghèo, thiếu tiền mua thuốc thì họ sẽ biết ơn muôn đời.

Nếu thế giới dùng Thiền trị bệnh cũng có thể làm giảm bớt mức bạo động và chiến tranh, vì một trong các nguyên nhân chính của bệnh là tâm quá căng (tress), tham quá độ và hận ngút ngàn làm hệ thống miễn nhiễm của gan yếu dần nên dễ bị bệnh. Do đó, muốn mạnh khỏe sống đời hạnh phúc, con người phải có một nụ cười vui vẻ, vì “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”.

Sau các buổi thuyết trình, ông tặng mỗi thính giả một tập sách mỏng “Thiền là phương thuốc trị bệnh” do ông biên soạn và gia đình anh Trần Văn Thông ấn tống. Năm trước (2009) là sự đóng góp của anh Hạnh Thiện. Kính tán thán công đức hai anh.

Các buổi giao lưu đã mang đến một ấn tượng hoan hĩ, hữu ích mà nhiều người không dấu nỗi vui mừng và ngạc nhiên. Khó mà tường thuật đầy đủ các buổi thuyết trình vô cùng bỗ ích về Thiền và Sức khỏe trong vài trang giấy mà diễn giả đã để lại một kỷ niệm quý báu, khó quên cho thính chúng.

Cư sĩ Hồng Quang – người diễn thuyết buổi thuyết trình tại các nơi.
Tại chùa Phước Huệ, Bảo Lộc, 5.11.2010.
 
Tăng Ni sinh khóa 7, Đà lạt.
Tại chùa Bửu Thắng, Buôn Hồ, Đắc lack,13.11.2010
Tại Thiền Viện Vạn Hạnh, TP HCM.
Tại Học Viện Sóc Sơn – Hà Nội.
Từ trái sang phải: Cô Xuân Loan, Tăng sinh, Hồng Quang, thầy Trí Thuần; hiệu phó, Tăng sinh, cô Thanh Tuyền.
Tại chùa Sùng Phúc, Hà Nội, 20.11.2010.
Tại chùa Đình Quán, Hà Nội.
Tăng sinh trường Trung cấp Long An,
Ni sinh trường Trung cấp Long An.

HT. Thích Trí Hải, HT. Thích Thiện Tấn, chứng minh buổi thuyết trình, Quảng Trị, 27.11.2010.

Chư Tăng Ni và ban Tri sự các huyện, tỉnh Quảng Trị.

HT. Thích Hải Ấn, HT. Thích Quang Nhuận, ĐĐ. Thích Kiên Định, chư Tăng Ni và Phật tử tại Trung tâm Văn hóa Liễu Quán, Huế.

Tại Trung tâm Văn hóa Liễu Quán, Huế.
 Tăng Ni sinh tại Học viện, Huế, sáng Chủ nhật, 28.11.2010.


Tuệ Đăng


LỜI GIỚI THIỆU

Thiền không xa lạ đối với giới Phật học trong suốt hơn hai ngàn năm qua. Cá nhân tôi, trong những năm gần đây cũng áp dụng Thiền song song với thuốc cần thiết để chữa bệnh, kết quả rất tốt. Nhưng tôi không có dụng cụ để đo lường sự lợi ích thiết thực của Thiền trong việc trị bệnh.

Nay hân hạnh được nhà nghiên cứu Hồng Quang cho xem bài nghiên cứu công phu và rất bổ ích của ông, “Thiền Là Phương Thuốc Trị Bệnh”. Qua bài nầy chúng ta thấy, nhiều thập niên qua, các khoa học gia quốc tế, giới y dược và bệnh viện đã áp dụng Thiền cho việc trị nhiều chứng bệnh thời đại như Ung thư, Sida, Tiểu đường…kết quả không ngờ.

Tôi hân hạnh giới thiệu bài nghiên cứu hiếm hoi nầy với tất cả mọi người, nhất là trong y giới và bệnh viện cùng quý thiện hữu tri thức khác có cùng tâm nguyện. Hy vọng đây là một nghiên cứu khởi đầu sẽ khai mở một phong trào Thiền Dược Song Hành trên quê hương để giúp bệnh nhân ít tốn kém mà hiệu quả rất cao, đồng thời có thể góp phần giảm thiểu gánh nặng cho ngành y tế nước nhà.

Huế 1.1.2010

Bác Sỹ Hải Ấn

Nguon: http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=5401

Các tin đã đăng:
Về đầu trang