Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Suy Nghĩ Vể Mẫu Đầu Tượng Phật Trong Công Trình “Quốc Thái Dân An Phật Đài”
DƯƠNG KINH THÀNH
15/06/2013 15:37 (GMT+7)

                   

        Điểm nhấn chính  là đại tượng Phật  Bổn Sư Thích Ca với chiều cao 49m bằng đá hoa cương, bên trong là một bảo tháp 10 tầng tượng trưng cho 10 pháp giới, được trang trí nội thất bằng đá cẩm thạch. Việc tạo mẫu pho tượng nầy được công ty cổ phần Vĩnh Sơn đảm trách.

 

        Đây là công trình được kết tụ từ rất nhiều nhân duyên trong và ngoài nước  với mong muốn  thể hiện lòng thiết tha với dân tộc  và đạo pháp  sau những tháng ngày  trải qua  chiến tranh  gian khó. Ước  mong cao đẹp đó bắt đầu khời công từ năm 2008, và cũng có thể trước đó nữa. Cho thấy  sự chuẩn bị rất kỷ lưỡng  và thống nhất, kể cả  tranh thủ  được sự đồng tình  của chính quyền  trung ương lẫn địa phương.

 

       Phần đầu tượng Phật là công đoạn thi công quan trọng nhất. Tuy chỉ mới  hình thành qua  bản  mẩu thạch cao nhưng đã có nhiều ý kiến quan tâm  lo lắng cho ý nghĩa cũng như giá trị công trình tâm linh  to lớn này.

 

       Trong ba bức ảnh chụp, có thể người xem chỉ được nhìn qua các độ nghiêng  của máy ảnh khi chụp, cho nên chưa chuẩn xác lắm. Tuy vậy cũng cần nên lưu ý rằng tổng thể gương mặt  là chiều dọc  thẳng đứng, thiếu bề ngang để từ đó giúp hai khóe mắt được  dài ra và phần  đôi môi được thu  ngắn lại, tạo thêm độ sâu, góc cạnh cần thiết để trở thành  đôi môi ít nhất theo cách nhìn thế gian là đôi môi trái tim. Chính vì đôi môi quá dầy và rộng như thế khiến khuôn mặt  “như muốn khóc” như một  nicname thốt lên như thế. Các lọn tóc  quá thưa vá  khiêm tốn quá nhưng lại  lấn xuống quá nhiều khiến vầng trán  của một bậc đạo sư bị thu ngắn lại, và từ đó  ngọn lông trắng giữa chặn mày như nổi cộm lên  quá cao, quá to. Từ đó  gây áp lực cho đường sóng mũi rộng ra thay vì  co lại  để thấy  độ cao  cần thiết, nhờ thế hai khóe mắt mới có độ nhấn  sâu hơn. Từ  nơi co hẹp ấy chạy dài xuống đầu mũi to dần  và dừng  lại ở giữa hai phần mũi, để nó không to, phình  như vậy. Hai bên  phần tai như bị xệ  xuống quá  nhiều khiến  nhìn vào ta có cảm giác nặng nề thay vì  hơi dang ra và thanh thoát  hơn. (ảnh)

 

       Về phần thân Phật với  kiểu vấn y choàng cổ, thể hiện được  hình ảnh bậc đạo sư  ba cõi và là khuôn mẫu vốn đã đi vào khái niệm thiết kế tượng Phật từ nhiều chục năm qua (Giới điêu khắc gia thập niên 60 gọi là kiểu đắp y Colombo- tên thủ đô đảo quốc Sri Lanka).

 

         Có thể lấy  hình mẫu tượng  Thích ca Phật Đài Vũng Tàu là một  điển hình .Đây là công trình được ấp ủ  và thực hiện từ nhiều  năm với sự đóng góp ý kiến , tư vấn của nhiều giới  mà Ngài Narada Maha Thera (1898-1983) và thầy Thích Giác Pháp nhận được để  đạt đến sự hoàn mỹ  rất tròn vẹn. Chỉ riêng phần  gương mặt thôi cũng đã thấy ngay được sự tinh tế tối thiểu cần có  trong việc thể hiện   32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của đức Bổn sư Thích Ca.(ảnh) Tượng Thích Ca  ở Long Sơn -Trại Thủy Khánh Hòa cũng như thế. Cả hai cùng do điêu khắc gia  lừng danh một thời Bùi Văn Thêm ,pháp danh Thiện Sáng cùng với người học trò của mình là Huỳnh  Gia Thuận thi công. (ảnh) Bên cạnh đó, ở nhiều nơi khác cũng thực hiện gương mặt đức Phật , tuy nhỏ to khác nhau nhưng vẫn theo khuôn mẫu này, thí dụ như tượng Phật Thích Ca lộ thiên ở chùa Bửu Minh  tỉnh Gia Lai.(ảnh).

 

         Những công trình để đời ấy  đã đi vào tâm thức, thơ ca của người đời, cho thấy   sự hiện diện của  những pho tượng mang hình dáng kim thân đức Phật  luôn là  dấu mốc định hướng và lợi lạc trong đời sống  người  dân chung quanh lẫn du khách thập phương . Đó chính là giá trị   mà  người con Phật  nên nhìn thấy trước tiên.

         Tượng Đài Thích Ca Vũng Tàu đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin  cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia 1987/VH/QD ngày 12/12/1987. Và từ lâu đã có câu ca truyền khầu rằng:

 

Anh dìa Ô Cấp biển xanh

Cùng với tâm thành ghé viếng Thiền Lâm

Ngó lên tượng Phật trên cao

Trời xanh , tượng trắng thú nào vui hơn.

 

Với tượng Phật ở  Trại Thủy Khánh hòa thì:

        

Ai về viếng cảnh Khánh Hòa

Long Sơn nên ghé, Tháp Bà đừng quên

Kim Thân Phật Tổ nhớ lên

Nhìn Ông Phật trắng ngồi trên đỉnh đồi.

 

        Như vậy, mai này công trình “Quốc Thái Dân An Phật Đài” sẽ góp vào đời sống tâm, du lịch  Vĩnh Phúc nói riêng và  phía Bắc nói chung  một   dấu ấn  văn hóa , đời sống  nhiều ý nghĩa tich cực. Và đương nhiên với điểm nhấn của công trình  to lớn này là tượng Kim Thân Phật  Thích ca được chăm chút tỷ mỉ hơn, hoàn thiện hơn  trong  thẩm mỷ cho muôn đời sau chiêm bái  mà không phài chạm đến một  gút mắc nào  chỉ vì  kỷ thuật  và mỷ thuật  hạn chế tầm nhìn  sâu  vào vẻ đẹp, tướng tốt của Phật .

 

           Rất mong Thượng tọa Thích Kiến Nguyệt và  ê kíp thực hiện cố gắng  khắc phục những  nhược điểm đã được nhiều  người góp ý, để ý nghĩa  dành cho muôn đời sau luôn tròn vẹn.

 

                                                                          DƯƠNG KINH THÀNH


 Vài hình ảnh tham khảo:


        Tượng Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu


Tượng Kim Thân Phật Tổ Nha Trang


Kim Thân Phât Tổ chùa Bửu Minh - Gia Lai


Kim Thân Phât Tổ chùa Bửu Minh - Gia Lai ( chụp gần)


Mẫu đầu tượng Quốc Thái Dân An Phật Đài” 

Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc) 

Các tin đã đăng:
Về đầu trang