Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Hàn Quốc: Trưng bày "Hơi thở Cao Ly và ngàn năm trí tuệ"
19/09/2011 20:44 (GMT+7)


Với chủ đề "Hơi thở Cao Ly và ngàn năm trí tuệ", một loạt các sự kiện sẽ diễn ra trong 45 ngày từ 23-9 đến 6-11 tại hội trường chính ở Gaya-myeon, Hapcheon-gun, Gyeongsangnam-do và tại chùa Haein, một trong những ngôi chùa lâu đời nhất tại Hàn Quốc.

một bản khắc gỗ.jpg

Một bản khắc gỗ 

Điểm nổi bật của lễ hội là mang đến cơ hội để chiêm ngưỡng các khối gỗ một cách chân thực. Ngoài ra, công nghệ 3D tiên tiến sẽ được sử dụng để hiển thị sự hoàn hảo của bộ kinh. Các sự kiện thú vị khác bao gồm biểu diễn nghệ thuật truyền thông và các buổi triển lãm với sự tham gia của các nghệ sĩ đến từ khoảng 60 quốc gia.

Ngoài ra, còn có những buổi biểu diễn văn hóa trong suốt 45 ngày diễn ra lễ hội. Tại đây, mọi người có thể trải nghiệm nền văn hóa tích hợp tuyệt vời của Hàn Quốc (văn hóa truyền thống và văn hóa Phật giáo). Những người tham gia có thể thử khắc trên các khối gỗ, làm đèn lồng truyền thống, Sotae, và các cột tôtem cũng như tiến hành các buổi trà đạo.

Tại chùa Haein gần nơi diễn ra lễ hội, Dự án Nghệ thuật Haein sẽ trưng bày các tác phẩm nghệ thuật gồm những bức tranh, tác phẩm điêu khắc và nghệ thuật video của 34 nghệ sĩ nổi tiếng thế giới, trong đó có Bill Viola, nghệ sĩ người Mỹ, và Xu Bing đến từ Trung Quốc. 

Mọi người cũng có thể ghé thăm “Janggyeong Panjeon”, nơi cất giữ Tam Tạng Triều Tiên an toàn trong một ngàn năm qua, được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Ngôi chùa sẽ mang đến cho bạn cơ hội ở lại trong 2 ngày và thưởng thức các món ăn của nhà chùa. Ngắm lá mùa thu tuyệt đẹp rơi trên núi Gaya là một lý do khác để bạn ghé thăm chùa Haein.

Được hoàn thành vào năm 1251, Tam Tạng Triều Tiên là bản khắc gỗ kinh điển lâu đời nhất trên thế giới. Người ta ước tính phải mất 20 năm để tạo ra 81.258 khối gỗ nặng gần 280 tấn này. Chiều cao của khối gỗ khoảng 3,2 km khi được xếp chồng lên nhau và chiều dài khoảng 60 km khi được xếp thẳng hàng. Khoảng 5.200 ký tự được khắc để ghi lại 1.538 bộ kinh Phật giáo.

Văn Công Hưng (Theo Tripitaka Koreana)

Các tin đã đăng:
Về đầu trang