Chùa Bửu Minh Gia Lai - Mobile
Tượng Phật cao 49 m: Việt Nam Hộ Quốc Phật Đài
15/06/2013 06:06 (GMT+7)


còn đất nước mình hòa bình độc lập vài chục năm, lâu lắm là một, hai trăm năm lại có chiến tranh (năm 1975 vừa được hòa bình độc lập thì năm 1979 xảy ra chiến tranh biên giới, nay tình hình biển Đông lại bất ổn…). Xin Hòa Thượng đứng ra xây một đại tượng Phật cho VN, để mọi người khi về đó nguyện cầu cho đất nước mình được độc lập, hòa bình lâu dài, nhờ đó con cháu mình được yên ổn làm ăn, giàu có như các nước…”.

Hòa thượng bảo “nay tôi đã nghỉ ngơi để tu hành, không còn làm Phật sự nữa, nếu đạo hữu muốn xây dựng tượng Phật lớn thì bàn với Hòa Thượng Nhật Quang (người thay Hòa thượng Thích Thanh Từ giữ chức vụ Trưởng ban Quản Trị Thiền phái Trúc Lâm).

Phật Tử này đến gặp Hòa thượng Thích Nhật Quang trình bày tâm nguyện của mình. Hòa thượng nói “tôi không có đất và cũng không biết nơi nào là đắc địa. Nhân dịp thầy Kiến Nguyệt ở miền Bắc về dự lễ, đạo hữu thử đến bàn với thầy Kiến Nguyệt…”

“VIỆT NAM HỘ QUỐC PHẬT ĐÀI”
ĐẠI TƯƠNG PHẬT CAO 49M

QUỐC THÁI DÂN AN PHẬT ĐÀI

Trụ trì thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Tỳ kheo THÍCH KIẾN NGUYỆT

.

 

  

Nghe đạo hữu trình bày tâm nguyện của mình muốn xây đại tượng Phật để nguyện cầu cho đất nước được thái bình lâu dài… Chúng tôi thấy đạo hữu có tâm vì dân, vì nước và con cháu mai sau, nên chúng tôi nói “ở miền Bắc chúng tôi nghe nói ở Ba Vì có núi Tản Viên là vùng đất thiêng từ xưa đến nay. Nếu đạo hữu muốn xây đại tượng Phật ở phía Bắc thì thu xếp công việc, rồi hôm nào ra Bắc tôi sẽ đưa đi tham quan Ba Vì…”
Một tuần sau, đạo hữu ra Bắc, chúng tôi mời thêm vài vị hiểu biết về phong thủy, đất đai có linh khí cùng đi Ba Vì (GS Nguyễn Trường Tiến, bác Phạm Văn Thảnh…). Đoàn đến thăm viếng K.9 và xem xét các nơi đắc địa,… Cuối cùng GS Nguyễn Trường Tiến phát biểu Ba Vì là đất Thánh thích hợp đối với vua chúa, Phật thì phải về vùng đất Tây Thiên… Nghe thế, đoàn trở về Tây Thiên, cùng với quí thầy trong ban lãnh đạo Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (TVTLTT) tiếp tục đi khảo sát những nơi mà quí thầy cho là tốt và có thể đặt tượng Phật, sau đó trở về Thiền viện họp bàn… Chúng tôi thấy, những nơi quí thầy đề nghị, ở trên cao có thể nhìn ra bốn phía, đẹp, nhưng triền núi dốc đứng, không có mặt bằng để xây dựng. Những nơi có triền núi thoai thoải hơn, ở trên cao thì phải mở đường mới quanh co để làm giảm độ dốc, xe chở vật liệu xây dựng mới có thể lên được. Khi mở đường phải phá rừng, đốn hạ nhiều cây to, nên xin phép sẽ khó khăn và không chắc xin được đất ở chỗ đó. Cuối cùng đoàn chọn vị trí trên ngọn núi “hữu Bạch Hỗ” nằm bên phải ngôi Chính điện của TVTLTT, nơi có mặt bằng tương đối rộng hơn các vị trí đã khảo sát và không phải mở đường. Sau đó đạo hữu trở về Mỹ, trước khi chia tay, đạo hữu có hứa sẽ cúng 200.000 USD và sẽ vận động các nhà doanh nghiệp bạn bè ở nước ngoài, nhờ chúng tôi lo thủ tục xin đất, lập hồ sơ để xin phép xây dựng. Đạo hữu nói “khi nào được phép xây dựng, thầy định ngày nào làm lễ Đặt Đá thầy cho con hay trước một tháng, con sẽ về ăn chay để cầu nguyện cho tượng Phật sớm được thành tựu”…

Từ trước đến nay, chúng tôi làm Phật sự đều tùy duyên, nếu đủ 3 duyên sau đây thì chúng tôi làm (1- Nhân dân thỉnh cầu, Nhà Nước cho đất; 2- Có người phát tâm cúng dường kinh phí; 3- Có chư Tăng Ni tình nguyện, mà chúng tôi xét thấy có đạo hạnh và năng lực làm việc đó thì chúng tôi nhận) không đủ ba duyên thì không dám nhận làm. Việc nào đủ duyên tức là “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Khi đủ 3 duyên nêu trên, là việc làm không có tác ý, không vì danh vì lợi, không có tâm mong cầu, là việc làm vì lợi ích cho chúng sinh, do Tam Bảo và chư vị Thiện thần nơi đó sai khiến, nên khi gặp chướng ngại thì không phiền não và sẽ được Tam Bảo gia hộ vượt qua. Nếu đủ duyên, mà ngại khó, sợ cực khổ vất vã, không làm, theo chúng tôi thì chưa nhiệt tình và có tâm từ bi đối với chúng sinh… Trên tinh thần đó đối với việc xây đại tượng Phật, mặc dù không có tiền, chưa từng làm bao giờ, các chuyên gia giúp việc cũng chưa từng xây và có kinh nghiệm về kiến trúc tượng Phật bằng đá cao 49 mét, nên những năm qua gặp rất nhiều khó khăn về kiến trúc và kết cấu, nhưng cuối cùng từng bước vượt qua. Nay Nhà Nước cho đất, các nhà khoa học, các GSTS, các chuyên gia, chuyên ngành nhiệt tình ủng hộ, mặc dù nhà tài trợ ban đầu rút lui, chúng tôi vẫn an tâm tiến hành công việc. Theo chúng tôi, Phật tử ở Mỹ chỉ là cái duyên ban đầu để chúng tôi đứng ra lo thủ tục, kết hợp các nhà khoa học, các giáo sư, các chuyên gia, các nhà điêu khắc, họa sĩ, kỹ sư,…còn đóng góp tiền của vật tư xây dựng là của những người có duyên với đại tượng Phật sau này. Nghĩ vậy, chúng tôi luôn luôn an tâm tiến hành từng bước theo duyên đưa đến…

Qua phần trình bày ở trên chúng ta thấy, tượng Phật được đề nghị xây ở trong Nam, rồi đưa ra Bắc, định đặt ở Ba Vì, nhưng rồi đưa về Vĩnh Phúc đặt ở Tây Thiên. Tất cả đều do nhân duyên, do sự sắp xếp trợ duyên của chư Phật,Lịch Đại Tổ Sư, chư vị Thiện Thần…

2/ Nhân duyên thứ 2.-Trong lúc chúng tôi đang còn lo những Phật sự khác, thì một hôm chúng tôi nhận được điện thoại của cậu học trò cũ cấp III tên là Nguyễn Sỹ Tấn, đang học trường Đại học Kiến Trúc Tp. HCM. Em nghe chúng tôi ra Bắc xây dựng các Thiền viện, nên gọi điện thoại nhờ chúng tôi giúp cho em một đề tài về kiến trúc ngôi chùa, để em vẽ làm luận án tốt nghiệp. Nhân đó, chúng tôi nói “em vẽ cho tôi một tượng Phật cao 49m, ngồi trên 3 bệ sen cao 9 mét (dùng làm phòng ốc), bên dưới sân trước (tầng hầm) là một giảng đường chứa khoảng 1000 ghế ngồi, hai bên là 2 dãy nhà khách vãng lai, phía trước sân là 2 cầu thang đi lên sân để lễ Phật. (vì tượng Phật xây trên núi, chúng tôi tận dụng độ dốc của núi xây tầng hầm). Em Tấn thực hiện theo ý kiến của chúng tôi, em vẽ khá tốt. Sau khi tốt nghiệp em làm việc cho Cty TNHH Xây Dựng- Thiết kế Tuyên Phát ở Tp. HCM, do đó bản vẽ đầu tiên về đại tượng Phật 49m do Cty Tuyên Phát đóng dấu ký tên.

3/ Những nhân duyên tiếp theo – Sau đó chúng tôi mời các vị Gíáo Sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học, các nhân sĩ, Phật tử, có duyên với Thiền viện, họp bàn để xin ý kiến về đại tượng Phật 49 mét. Buổi họp đầu tiên gồm có các vị: GSTS.KTS Hoàng Đạo Kính (phó Chủ Tịch Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam). TS. Nguyễn Ngọc Long (Cục Trưởng Cục Giám định những công trình Giao thông trọng điểm của Quốc gia), GS.TS.KTS Nguyễn Trường Tiến (Phó Tổng Giám đốc Cty Xây Dựng Hà Nội), KTS. Lê Thu Nga (Giám đốc CTy Tư Vấn AA), TS. Nguyễn Hữu Dũng (Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Thủy Sản Việt Nam), TS. Nguyễn Thị Hồng Minh (nguyên thứ Trưởng Bộ Thủy Sản), KTS Nguyễn Hùng Sơn (GĐ Cty Tư vấn Thiết kế ST&CJ.S.C), KTS. Nguyễn Bá Tuấn, KS. Trần Khánh Hà (Phó GĐ. CTy CP Tư Vấn Thiết Kế Cầu Lớn Hầm), KS. Lê Minh Trà; KS. Đào Hữu Hiền (Tổng Giám đốc Cty CP Tư Vấn Thiết kế Giao Thông Thủy), KS. Đinh Quang Túy, ông bà Nguyễn Đình Long (KS. Nông Nghiệp), Thạc sĩ Cao Văn Giao (GV trường Đại Học Giao Thông Vận Tải); các điêu khắc gia: Lương Đình Thanh, Nguyễn Long Bửu, Hoàng Minh Của, Nguyễn Văn Đua; Ô. Nguyễn Hồng Hiển (Giám Đốc Cty Long Quyền), Ô. Nguyễn Quốc Tuấn (GĐ Cty TNHH Thành Phát), Ô. Vũ Đức Tuấn (GĐ. Cty Ngọc Linh), cùng với quí thầy đại diện TVTLTT (Kiến Nguyệt, Thông Phổ, Thông Đức, Thông Văn, Thông Vĩnh, Thạnh Trí), và các Phật tử cận sự.

Sau khi tuyên bố lý do giới thiệu thành phần tham dự, chúng tôi trình bày về nhân duyên, ý nghĩa, mục đích, giá trị mỹ thuật và lợi ích do đại tượng Phật đem đến. Với những nội dung chính như sau:

1- Để tỏ lòng tôn kính và tri ân đức Phật, “Người” đã cứu chúng sinh thoát khỏi con đường luân hồi sinh tử khổ đau. Với giáo lý NHÂN QUẢ, người Phật tử thực hành lời Phật dạy bỏ ác, hướng thiện, tu tập sống đời “từ bi, bác ái, vô ngã vị tha” nhờ đó mà cuộc sống từ khổ đau bất hạnh, chuyển dần đến chỗ được an vui hạnh phúc… Nhân dân Viêt Nam nhờ biết Phật pháp sớm, biết “tu nhân tích phúc” mà thoát khỏi họa diệt vong, mặc dù chúng ta đã bị đô hộ hơn một nghìn năm Bắc thuộc, điều mà không một quốc gia nào thoát khỏi họa diệt vong. Trên tinh thần đó chúng tôi đề nghị tên đại tượng Phật là “Việt Nam Hộ Quốc Phật Đài”.

2- Tượng Phật là bài pháp không lời giáo hóa nhân dân Phật tử khi đứng trước Phật đài, thành tâm sám hối tội ác đã gây, không làm những điều xấu ác, nguyện làm các việc lành và hướng tâm cầu “nguyện cho đất nước mãi thanh bình, huynh đệ nhìn nhau con một nhà, xót thương cứu giúp tiêu thù hận…”, qua đó tượng Phật góp phần xây dựng đạo đức cho con người, đem lại an ninh cho thôn xóm.

3- Nếu một nghìn năm trước, Phật giáo thời Lý đã để lại cho đất nước một công trình kiến trúc Phật giáo -chùa Một Cột, nay đã trở thành biểu trưng của Quốc gia… Nay, một nghìn năm sau, con cháu của Phật hoàng Trần Nhân Tông, cùng với sĩ phu Bắc Hà, các nghệ nhân và toàn dân để lại cho thế hệ mai sau một công trình kiến trúc đại tượng Phật bằng đá hoa cương cao 49 mét.

4- Theo các nhà tư vấn thiết kế, công trình này sẽ là một công trình kiến trúc độc đáo, một tuyệt tác kỳ công về kỹ thuật, mỹ thuật, qua đó thể hiện trí tuệ, văn hóa tâm linh Phật giáo, trình độ nghệ thuật điêu khắc tinh vi, tinh thần và tấm lòng của những người con Phật ở thế kỷ 21 đối với Đức Phật và các thế hệ mai sau…

5- Tượng đức Phật ngồi thiền định, là ảnh tượng mà các hệ phái Phật giáo (Thiền-Tịnh-Mật) đều tôn thờ. Tượng Phật cao 49 mét mang ý nghĩa: Đức Phật ngồi thiền định suốt 49 ngày đêm thì thành tựu đạo quả, chứng quả “Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác”, sau đó Ngài đi giáo hóa suốt 49 năm…

6- Nếu tượng Phật này thành tựu thì đây là pho tượng bằng đá hoa cương lớn nhất Đông Nam Á hiện nay. Tượng bằng đồng, bằng xi măng cốt thép cao hơn 100 mét có thể thực hiện được dễ dàng (nếu có kinh phí). Tượng Phật bằng đá ngồi trên bệ cao 49 mét khó thực hiện, vì lẽ khi tượng cao 40 mét thì đầu tượng Phật cao 15 mét, nếu tính theo tỉ lệ, từ cổ ra tới cằm dài 3 mét, -tìm tảng đá dài hơn 3 mét có trọng lượng hơn 100 tấn để đỡ cái đầu là điều rất khó, nếu có thì cần cẩu nào có thể nâng khối đá hơn 100 tấn lên cao 40 mét? Đây là vấn đề nan giải cho biện pháp thi công tượng bằng đá cao trên 40 mét. Hiện nay thế giới chưa có, chúng ta chưa có kinh nghiệm, học hỏi ở đâu? Bắt buộc phải suy nghĩ sáng tạo.

Về tượng bằng đá, trên thế giới hiện nay có tượng Phật Lạc Sơn, ở Tứ Xuyên, miền Tây Trung Quốc, cao 71 mét (233 feet) nhưng khắc vào núi đá (không phải đứng riêng ở ngoài). Công trình được khởi công năm 713 (đời nhà Đường) đến năm 803 thì hoàn thành với hàng nghìn điêu khắc gia và công nhân làm việc.

7- Bên trong tượng “Việt Nam Hộ Quốc Phật đài” có một tòa bảo tháp 10 tầng, tượng trưng cho 10 pháp giới (Địa ngục, Ngạ quĩ, Súc sinh, Người, A-tu-la, Trời, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ tát, Phật), nếu đủ duyên sẽ được xây dựng bằng loại đá quí cua Việt Nam.

8- Tượng Phật sẽ điểm đến của khách hành hương du lịch trong ngoài nước, từ đó tượng Phật góp phần làm phát triển kinh tế cho địa phương nói riêng cho đất nước nói chung.

Sau khi nghe chúng tôi trình bày về nhân duyên, ý nghĩa và mục đích xây đại tượng Phật, mọi người đều hoan hỉ, nhiệt tình ủng hộ tham gia xây dựng đại tượng Phật 49 mét. Từ đó đại hội đóng góp ý kiến về tổ chức, thành lập ban lãnh đạo, các ban chuyên môn, bàn các việc cần làm và trình tự các việc phải họp bàn:

* Chọn thiết kế Kiến Trúc

* Bàn về chất liệu làm tượng

* Thực hiện bản vẽ kết cấu móng và thân tượng.

* Chọn phương án thi công móng

* Chọn đơn vị thi công móng và thân tượng (phần đá và bêtông)

Được sự ủng hội nhiệt tình của sĩ phu Bắc Hà, lòng chúng tôi cảm thấy nhẹ nhàng, phấn khởi. Trước đây chúng tôi không mấy quan tâm vì thấy khó quá, chúng ta chưa từng làm tượng đá cao hơn 40 mét bao giờ. Sau đại hội chúng tôi làm đơn xin phép Tỉnh. Vì đất này thuộc “Vườn Quốc Gia Tam Đảo” nên phải có ý kiến của Thủ Tướng Chính Phủ. Do vậy, Sở Nông Nghiệp, Sở Tài Nguyên Môi Trường, Vườn Quốc gia Tam Đảo, làm tờ trình lên Bộ Nông Nghiệp & PTNT, Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Cục Kiểm Lâm, các Bộ này mới trình lên Văn phòng Thủ tướng, căn cứ vào tờ trình của các Bộ mà Thủ tướng có ý kiến. Sau khi Thủ Tướng Chính Phủ cho phép rồi Tỉnh mới ra quyết định cấp thêm đất cho TVTLTT để xây dựng đại Tượng Phật 49 mét.

Các tin đã đăng:
Về đầu trang