Chùa Bửu Minh



GN - HỎI: Tôi làm nghề nông, hàng năm đã giết hại rất nhiều sâu rầy. Tôi tin hiểu nhân quả nên sợ sẽ chịu quả báo nặng nề. Mặc dù cố gắng làm các việc phước thiện đ bù đp nhưng e rằng không bù nổi nghiệp sát mình đã tạo ra. Tôi nghĩ nếu quy luật nhân quả khốc liệt như vậy thì những người làm nghềđánh cá, những ngưi làm nông như tôi không thể tu tập được hay sao? Rất mong quý Báo cho lời khuyên đ tôi an tâm hơn mà tinh tấn tu tập mỗi ngày.

(NGỌC LINH, 
ngoclinhteo81@gmail.com)

tuvan.jpg
Thấy rõ trong nghề có nghiệp nên cần làm thêm 
nhiều thiện nghiệp khác để bổ sung nhằm vun bồi cội phước

ĐÁP:

Bạn Ngọc Linh thân mến!

Bốn trọng nghiệp của con người là “sát, đạo, dâm, vọng”, nhất là nghiệp sát rất dễ tác tạo nên trong năm giới cấm của hàng Phật tử được Đức Phật cân nhắc kỹ lưỡng và xếp lên đứng đầu. Khi trao truyền cũng như thọ nhận giới thứ nhất Không sát sinh (Ngũ giới), Tăng Ni và Phật tử thường trao truyền cũng như nhận thức phổ quát là không giết hại tất cả chúng sinh. Điều này đúng nhưng thiển nghĩ, trọng tâm của giới Không sát sinh là không giết người và các loài to lớn. Còn các loài côn trùng nhỏ nhít thì cố tránh, nếu bất đắc dĩ không tránh được thì phải thành tâm sám hối.

Chúng tôi không có ý phân biệt loài lớn loài nhỏ do sinh mạng thì bình đẳng nhưng vì tổn hại sinh mạng là cộng nghiệp của con người đến nỗi không ai có thể tránh được hoàn toàn. Vì thế con người phải chấp nhận cộng nghiệp ấy với thọ mạng giới hạn (trên dưới 80 năm) và thân thể mang nhiều tật bệnh. Đức Phật đã xác định nghề đồ tể (giết mổ trâu bò lừa ngựa…) là tà mạng, không nên làm. 

Còn nghề săn bắn, chài lưới tuy không xếp vào tà mạng nhưng cũng được khuyến cáo nếu được thì sớm đổi nghề để chuyển bớt nghiệp. Riêng nghề nông xưa nay được xem là lương thiện. Mặc dù nghề này vì cày cuốc thường tổn hại chúng sinh, ngày nay thêm xịt thuốc ngăn sâu rầy phá hại cũng làm tổn hại không ít sinh mạng.

Không phải ngẫu nhiên mà trong dân gian hình thành nên cụm từ nghề nghiệp. Có nghĩa rằng mỗi nghề đều có một nghiệp. Ngay cả những nghề cao quý nhất là thầy giáo, thầy thuốc cũng dễ dàng tạo nghiệp. Thậm chí cả thầy tu mà sơ suất cũng tạo nghiệp xấu như thường. Do nghề đi liền với nghiệp nên người Phật tử chỉ không làm những nghề tà mạng (buôn bán người, buôn bán vũ khí, buôn bán thuốc độc, làm nghề đồ tể, buôn bán rượu - ma túy) còn lại vẫn làm ăn sinh sống bình thường với mọi ngành nghề khác nhau.

Người Phật tử biết rõ trong nghề có nghiệp nên phải hết sức cố gắng giữ mình, hạn chế đến mức thấp nhất việc tổn hại, tự giác sống lương thiện với nghề, nguyện làm ăn chân chính. Nếu sợ nghiệp rồi không dám làm nghề, không có công ăn việc làm thì “bần cùng sinh đạo tặc” tạo nghiệp ác khác, đó không phải là thái độ sống tích cực của người Phật tử. Cho nên giải pháp cho vấn đề “vì mưu sinh mà tạo nghiệp” là hàng đệ tử Phật luôn nỗ lực làm các điều thiện trong khả năng có thể để bù đắp lại những nghiệp xấu (nếu có hoặc không thể tránh). 

Trong kinh Tăng chi b (phẩm Hạt muối), Đức Phật dạy nghiệp ác mà chúng ta tạo ra trong đời sống tựa như nắm muối. Nếu nắm muối ấy bỏ vào chén nước thì không uống được, nhưng nếu đem nắm muối ấy bỏ vào sông Hằng thì không hề hấn gì. Muối là nghiệp xấu, nước là nghiệp tốt. Nếu tạo ra nghiệp tốt nhiều như nước sông Hằng thì nghiệp xấu kia sẽ bị hòa tan, thậm chí không gây nên tác dụng tiêu cực nào đáng kể.

Quan điểm của Phật giáo là không làm nghề tà mạng. Ngoài ra có thể làm mọi nghề nhưng cần có tâm với nghề. Thấy rõ trong nghề có nghiệp nên cần làm thêm nhiều thiện nghiệp khác để bổ sung nhằm vun bồi cội phước.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

https://giacngo.vn/tuvantamlinh/tuvan/2018/06/26/5FF4DA/


©2010 -2025  Chùa Bửu Minh | Homepage