Vị trí sát quốc lộ 20 cách chùa Linh Thắng hiện nay 1km về hướng sài gòn. Vị
trú trì đầu tiên là Thầy Thích Chánh Thiện đến từ chùa Tam Bảo tỉnh Phan Thiết.
Năm 1940 cụ Tâm
Minh Lê Đình Thám Tổng Hội Trưởng Hội An Nam Phật học Trung Việt và cụ Võ Đình
Dung một trong các sáng lập viên Hội An Nam Phật học tỉnh Lâm Viên đến thăm và
khuyến khích thành lập Hội An Nam Phật học tỉnh Đồng Nai Thượng và hình thành Ban
Nghi Lễ đầu tiên trong đó có các cụ: Võ Như Oai, Nguyễn Thế Nhã, Tư Cẩn….và kể
từ đó Chùa trở thành trụ sở của Hội An Nam Phật học tỉnh Đồng Nai Thương, về
sau ngôi Niệm Phật Đường này được xem là ngôi Chùa đầu tiên tại cao nguyên
DiJing mà người dân thường gọi là chùa Di Linh.
Năm 1943 Chùa được
trùng tu lần đầu tiên với mái ngói tường gạch và nền xi măng.
Năm 1945 cung
thỉnh Thầy Thích Viên Thiện từ Bình Định vào trụ trì và hai đạo hữu Tôn Thất
Luân, Hoàng Đình Kỳ làm chánh phó hội An Nam Phật học tỉnh Đồng Nai Thượng.
Từ năm 1933 đến
1957 Chùa là nơi chốn tạm dừng chân trên bước đường vân du hoằng hoá của các vị
Sư như thầy Vĩnh Thông ( Phan Thiết), thầy Tâm Cảm (Phú Yên), thầy Nhất Hạnh
(Bảo Lộc), thầy Mãn Giác (Đà Lạt)…
Năm 1950 đạo hữu
Lê Văn Vinh, Gia Đình Phật Hoá Phổ Lâm Viên về thành lập gia đình Phật Hoá Phổ Thanh
Đức tỉnh Đồng Nai Thượng.
Năm 1951 Gia Đình
Phật Hoá Phổ đổi tên thành Gia Đình Phật Tử trong đó có các đạo hữu phụ trách
như: Phạm Cung Trầm, Nguyễn Văn Huê, Võ Như Bá, Trương Quang Túc….
Năm 1958 do sự
phát triển Phật giáo tại địa phương nên Chùa được dời đến địa điểm mới cũng cạnh
quốc lộ 20 ngày nay. Lễ đặt đá xây dựng được tổ chức vào ngày 26/05/1958 dưới
sự chứng minh của chư cố Hoà Thượng Mãn Giác, Thích Bích Nguyên, Thích Minh
Cảnh… Từ đây Chùa được đổi tên là Linh Thắng. Trong thời gian này cố Hoà Thượng
Thích Chánh Trực được Tổng hội Phật Giáo Trung phần cử làm Trụ trì kiêm giảng
sư đồng thời chỉ đạo việc xây dựng Chùa cùng với cụ Hội trưởng Đổ Văn Xuyên.
Năm 1962 cố Hoà
Thượng Thích Chánh Trực trở về Huế và cố thượng toạ Thích Phước Nhơn được cử
thay thế trú trì. trước khi trở về Huế cố Hoà Thượng khởi xướng và vận động Phật
tử đóng góp đúc tượng Đức Thế Tôn bằng đồng cao 1.30m, nặng 250kg được đúc từ Huế
đưa vào thờ tại chùa linh thắng cho đến ngày nay.
Từ năm 1962 Phật
tử đã cử một ban đại diện cho Chùa gồm: Đạo hữu Phạm Thành, Huỳnh Văn Mỹ, Đoàn
Chí Hiếu, Nguyễn Văn Khoái, Trần Văn Đình, Bửu
Phu, Trần Văn Nhẹ Lê Văn Dư…
Các vị Trụ trì
kế tiếp từ năm (1964 – 1965) Thầy Thiên Tâm, từ (1965 – 1967) Thầy Hạnh Trí, từ
(1967 – 1968) Thầy An Hoà.
Cuối năm 1968 Hoà
Thượng Thích Toàn Đức về trụ trì cho đến nay (2011).
Năm 1951Hoà
Thượng xuất gia tu học tại chùa Diệu Đế - Huế với cố Hoà Thượng Thích Diệu
Hoằng.
Năm 1964 Hoà
Thượng vào Nam vân du học đạo
Năm 1968 Hoà Thượng
thọ đại giới tại Giới đàn Hải Đức – Nha Trang. Sau đó được Viện Hoá Đạo Giáo
Hội Phật Giáo Việt Nam TN giới thiệu về Lâm Đồng và được cố Hoà Thượng Thích
Thiện Giải Chánh đại diện Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Lâm Đồng bổ nhiệm làm trụ trì
chùa Linh Thắng - Di Linh.
Trước bối cảnh đất
nước đang lâm vào chiến tranh khốc liệt. Để góp phần cầu nguyện cho hoà bình an
lạc, năm 1971 Phật tử địa phương đã đóng góp xây dựng một tượng đài Bồ Tát Quán
Thế Âm lộ thiên trước sân chùa Linh Thắng ngày nay.
Sau 1975 với
cương vị phó Ban Trị Sự tỉnh Giáo Hội Phật giáo Lâm Đồng kiêm chánh Ban Đại
Diện Phật giáo huyện Di Linh. Hoà Thượng đã cùng với các phật tử địa phương đã thành lập các Chùa Linh Hoà (Hoà Ninh),
Linh Bảo (Hoà Nam), Linh Phúc (Hoà Bắc) Linh Trung (Hoà Trung)…
Năm 1994 Hoà
Thượng cùng ban Hộ Trì đã phát động công tác Phật sự đại trùng kiến chùa Linh
Thắng. Lễ đặt đá trùng kiến vào ngày 17/12/1994 (15/11/Giáp tuất) dưới sự chứng
minh của cố Hoà Thượng Thích Từ Mãn trưởng ban trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng
và chư tôn đức Tăng Ni. Sau hơn 10 năm trùng kiến xây dựng Lễ lạc thành đã được
tổ chức vào ngày 26/03/2007 (08/02/Đinh Hợi).
Năm 2004 Hoà thượng
và Ban Hộ Trì quyết định vận động phật tử gần xa đúc một quả Đại Hồng Chung nặng
500kg (thay thế quả Đại Hồng Chung do gia đình cố Phật tử Hoàng Đình Kỳ cúng dường
Chùa củ vào năm 1955 nay đã hư bể) và lễ rót đồng vào lúc 9h sang ngày
27/02/2004 (08/02/Canh Thân) tại sân chùa Linh Thắng dưới sự chứng minh của cố
Hoà Thượng Thích Thích Từ Mãn và chư tô đức Tăng Ni.
Ngày 29/08/Canh
Dần (06/10/2010) Thượng Toạ Thích Thắng Phước tri sự chùa Linh Thắng viên tịch.
cố Thượng Toạ mất đi đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp cho Phật tử chùa Linh Thắng,
ngoài những kỷ vật nhiều tượng Phật bằng gổ quý do Thầy và nhóm thợ tôn tạo đang
được thờ tại Chùa, đặc biệt bộ Tây Phương Tam Thánh sau cùng bằng gổ dâu hang
ngàn năm tuổi và với tâm nguyện “ Thầy đâu tượng đó” nên sau khi cố Thượng Toạ viên
tịch và nhập tháp tại khuôn viên chùa Linh Thắng, Ban Hộ Trì và Phật tử xin
phép Hoà Thượng thỉnh bộ Tây Phương Tam Thánh của Thầy đã tạc vào an trí tại Thượng
Điện chùa vào ngày rằm tháng 4 Tân Mão - Phật Đãn PL 2555 – 2011.
Hiện nay chùa Linh
Thắng là trụ sở của ban đại diện Phật giáo huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Ngôi Bảo
Tự trang nghiêm hoành tráng có được như ngày nay ngoài sự chỉ đạo của Hoà
Thượng trụ trì là nhờ sự đồng tâm hiệp lực của các hang Phật tử trong đó có ban
Hộ Trì gồm các vị: Nguyễn Văn Tánh, Trương Quốc Lộc, Lê Văn Chương, Phan Văn
An, Trần Hữu Hạnh, Lê Thị Vân, Trần Dốc, Cao Anh, Nguyễn Đức Thịnh… Chùa Linh
Thắng toạ lạc giữa núi rừng Di Linh đã hơn nữa thế kỷ và luôn là biểu tượng văn
hoá tôn giáo lung linh như ánh sao giữa mây trời Tây Nguyên gió lộng.
Mây lành đến tự
muôn phương
Non cao Linh
Thắng ngát hương đạo tình
Bồng bềnh giữa
kiếp phù sinh
Giọt chuông cam
lộ lời kinh nhiệm mầu.
Linh Thắng, Mùa an cư PL 2555 – 2011
Hoà Thượng Thích Toàn Đức