Chùa Đề Hồ lúc đầu chỉ là một am nhỏ,
sau đó được ba vị Thiên Hoàng là Đề Hồ, Khổng Tước, Thôn Thượng tín
ngưỡng Phật Giáo phát tâm kiến tạo, vào năm Diên Hỷ thứ 7 (907) y theo
di chiếu của Đề Hồ Thiên Hoàng kiến tạo điện Dược Sư và Ngũ Đại Đường,
đây được gọi là chùa Thượng, và là kiến trúc chính định hình cho quần
thể kiến trúc chùa Đề Hồ sau này. Sau đó vào năm Diên Trường thứ 4 (926)
kiến tạo điện thờ Đức Thích Ca, năm Thiên Lịch thứ 5 (951) dựng ngũ
trùng tháp Xá Lợi đây còn được gọi là chùa Hạ, hai quần thể kiến trúc
này hợp thành đại già lam Đề Hồ Tự.
Chùa Đề Hồ thuộc tông phái Chân Ngôn của
Phật Giáo Nhật Bản, là bổn sơn của chi phái Chân Ngôn Tiểu Dã, có địa
vị quan trong trong lịch sử Phật Giáo Nhật Bản nói chung và Chân Ngô
Tông nói riêng. Chùa Đề Hồ còn là một trong những ngôi chùa có quyền lực
và ảnh hưởng về chính trị rất lớn trong xã hội trung đại Nhật Bản. Ví
dụ như các vị tộc trưởng của họ Đại Thi Đằng Nguyên và những vị thuộc họ
tộc Nguyên Tuấn Phòng nắm giữ đại quyền của Nhật Bản, đều là trụ trì
của chùa Đề Hồ, nhất là thời kỳ của ngài Thắng Giác hai quần thể thượng
hạ chùa đều được đại trùng tu, đến năm Vĩnh Cửu thứ 3 (1115) kiến tạo
thêm Tam Bảo Viện hoàng thành tổng thể kiến trúc chùa Đề Hồ.
Chùa Đề Hồ trãi qua năm tháng hưng
thạnh, thịnh suy, mấy lần hỏa hoạn, nhất là loạn thời Ứng Nhân - Văn
Minh toàn bộ kiến trúc của chùa đều bị thiêu hủy, thật may mắn là Bảo
Tháp không bị hư hoại và còn lại cho đến ngày nay. Chùa Đề Hồ còn được
liệt vào một trong 11 ngôi chùa hành hương quan trọng của miền Tây nước
Nhật "Tây Quốc Thập Nhất Xứ Tuần Lễ Tự". Ngũ Đại Đường chùa Đề Hồ được
tôn xưng là trung tâm của tín ngưỡng "Ngũ Đại Lực Tôn" Nhật Bản.
Chùa Đề Hồ bắt đầu từ thời Đằng Nguyên
cho đến thời Liêm Thương, không còn tham dự chính trị, chuyên tâm xiển
dương Mật Pháp của tông phái Chân Ngôn Tiểu Dã, chấn hưng giáo dục,
chỉnh tu lịch sử truyền thừa cũng như tự viện của chùa Đề Hồ. Ngài Khánh
Duyên tự mình biên trước cũng như tuyển thuật bộ "Đề Hồ Tạp Thế Ký" dài
đến 50 quyển, ngoài ra còn xuất bản nhiều sách vở nghiên cứu về số học,
đồ tượng Phật Giáo, thánh giáo Mật Tông, vẽ lại rất nhiều tranh tượng
trong Mạn Đà La của Phật Giáo Mật Tông Nhật Bản còn bảo lưu đến ngày
nay.
Nhật Bản thời Nam Bắc Triều, Hậu Đề Hồ
Thiên Hoàng và Ngài Hoằng Nhân Văn Quán Tăng Chánh có sự bất đồng về
quan điểm, nên làm cho hai dòng họ chính hộ trì chùa Đề Hồ là Túc Lợi
Tôn Thị và Hiền Tuấn phân ra làm hai phái đối lập nhau, một phái thì
chuyên về Phật Giáo một phái tham gia chính trị, đặc biệt vào niên hiệu
Ứng Vĩnh và Vĩnh Hưởng trụ trì chùa Đề Hồ là Ngài Mãn Tế Chuẩn Hậu, thời
Đào Sơn Ngài Nghĩa Diển Chuẩn Hậu đều có sự liên quan mật thiết với
chính quyền, hai vị này có công rất lớn trong việc trùng tu những công
trình kiến trúc chính của chùa Đề Hồ, hoàn thành chỉnh đốn các ngôi điện
đường cũng như đình viên vườn hồ của Thích Ca Viện, xây dựng sơn môn
chùa Đề Hồ, tổ chức lễ hội thưởng thức hoa đào của chùa Đề Hồ thành một
lễ hội văn hóa tiêu biểu, nổi tiếng ở Nhật Bản.
Thời Giang Hộ Ngài Thánh Bảo được xưng
là Tổ sư trung hưng của chùa Đề Hồ lập thên một tông phái mới chuyên về
tu hành Mật Pháp gọi là phái "Đương Sơn" đến đời Ngài Cao Hiền với tư
tưởng "Đại Phong Nhập Phong" làm cho tông phái của chùa Đề Hồ phổ biến
khắp thiên hạ.
Chùa Đề Hồ hưng phế mấy lượt, trãi qua
bao thăng trầm của thế sự biến thiên, ngày nay còn lại những công trình
kiến trúc đều được công nhận là quốc bảo của Nhật Bản, được thế giới
công nhận là di sản văn hóa, rất nhiều cổ vật có giá trị về lịch sử, văn
hóa, nghệ thuật được bảo tồn trong ngôi tự viện này. Chùa Đề Hồ không
chỉ là di tích văn hóa của Phật Giáo Nhật Bản mà còn là di tích văn hóa
Phật Giáo Thế Giới.
Ban Biên Tập kính giới thiệu hình ảnh chùa Đề Hồ - Đạo Tràng Mật Tông của Phật Giáo Nhật Bản: