Phần
đông dân chúng trong hai quốc gia này có thói quen tiêu thụ đậu nành và
những sản phẩm của đậu nành trong các bữa ăn thường nhật. Nên tỷ số
những người mắc bệnh nan y rất thấp so với các nước Tây Phương và Hoa
Kỳ.
Vì thế,
họ đổ xô nhau đi nghiên cứu về đặc tính của đậu nành để xem có thể ứng
dụng vào y dược để điều trị một số bệnh tật hay không.Tháng
9 năm 1996, hội nghị quốc tế lần thứ hai nhằm tổng kết các thành quả
nghiên cứu của khoa học gia về công dụng của đậu nành trong lãnh vực y
học đã được diễn ra trong 5 ngày liền tại Brussels . Hơn 80 khoa học gia
đến từ khắp nơi trên thế giới đã lần lượt thuyết trình về những kết quả
sưu tầm mới nhất mà họ đã thu đạt được trong lãnh vực y khoa trị liệu.
Sau đây chúng tôi xin tóm tắt những thành quả đó và coi như là những tin
vui để cống hiến quý vị độc giả.
1. Đậu Nành Có Khả Năng Chữa Được Bệnh Tim Mạch
Hiện
nay, nhiều bằng chứng cụ thể cho thấy đậu nành có khả năng làm giảm
lượng cholesterol của những người bị bệnh cao mỡ. Những bệnh nhân này
nếu để lâu sẽ dẫn đến bệnh tim trầm trọng và có nguy cơ bị chết bất đắc
kỳ tử vì mạch máu bị nghẽn hay tim bị kích ngất. Thực ra chất Protein
trong đậu nành có khả năng làm hạ mức độ hai độc tố LDL Cholesterol và
Triglyceride, tác nhân gây ra bệnh cao mỡ. Kết quả này rất khả quan và
công hiệu hơn hẳn việc trị liệu bằng phương pháp ăn uống theo qui thức
do các chuyên gia y tế ấn định, kể cả việc chữa được các chứng bệnh cao
mỡ trầm trọng và bệnh cao mỡ ở trẻ con.
Thêm
vào đó, đậu nành còn có khả năng làm tăng lượng HDL cholesterol, một
chất hữu ích trong cơ thể có tác dụng đề kháng lại hai chất LDL
Cholesterol và Triglyceride độc hại kể trên. Ngoài ra đậu nành cũng còn
có công hiệu ngăn chận sự oxýt hóa của chất LDL Cholesterol, không cho
chúng có cơ hội chuyển hóa thành những nguyên tố độc hại khác, và phòng
ngừa được chứng nghẽn các mao huyết quản.
Isoflavones
là một hợp chất thiên nhiên hàm chứa trong đậu nành có cấu trúc hóa học
tương tợ như kích thích tố nữ oestrogen. Hiện thời người ta chưa chứng
minh được chính protein trong đậu nành hay chỉ riêng chất Isoflavones
trong protein của đậu nành là có công hiệu chữa các chứng bệnh trên. Tuynhiên
các khoa học gia đều đồng quan điểm rằng đậu nành nói chung có khả năng
trị được bệnh tim mạch, đặc biệt là chứng cao Cholesterol trong máu.
2. Đậu Nành Chữa Được Bệnh Của Xương
Xưa
nay, các chuyên gia y tế đều công nhận calcium có khả năng phòng ngừa
được bệnh xương xốp (osteoporosis), thường xảy ra trong giới phụ nữ
trọng tuổi. Bệnh này cũng có xảy ra cho nam giới nhưng với một tỷ lệ
thấp hơn.
Ngoài
ra sự ăn uống theo quy thức cũng có khả năng làm cho xương được rắn
chắc. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây cho thấy những người thường ăn
đậu nành như dân chúng Nhật Bản cũng ít khi mắc phải bệnh xương xốp.
Người
ta thí nghiệm trên loài chuột bằng cách cho chúng ăn toàn đậu nành không
những ngăn chận được chứng thoái hóa calcium của xương mà còn làm cho
xương được rắn chắc. Isoflavones trong đậu nành là một chất có tính năng
động có tác dụng giống như oestrogen ngăn ngừa được chất men tyrosin
kinase làm cho xương bị xốp và dễ gãy. Nó cũng còn trợ giúp cho tế bào
xương hình thành vững vàng.
Một
cuộc thí nghiệm khác được thực hiện bằng cách cắt bỏ noãn sào (buồng
trứng) của chuột cái để cho nó không sản xuất ra kích thích tố oestrogen
nữa, rồi cho chúng ăn toàn bằng đậu nành. Chất Isoflavones trong đậu
nành vẫn ngăn chận được sự thoái hóa của xương và làm cho xương luôn
luôn khỏe mạnh.
Những
nghiên cứu gần đây cho biết những phụ nữ sau thời kỳ tắt kinh, mỗi ngày
dùng bột hay sữa đậu nành thường xuyên thì mật độ khoáng chất trong
xương vẫn duy trì ở mức độ bình thường.
Hiện
nay tại Úc Châu xưởng bào chế dược phẩm đã sản xuất ra thuốc bằng đậu
nành để cho người phụ nữ trong tuổi tắt kinh sử dụng hằng ngày rất tiện
lợi.
3. Đậu Nành Có Thể Phòng Chống Được Bệnh Ung Thư
Qua
những nghiên cứu gần đây, các khoa học gia ghi nhận những người thường
dùng đậu nành hoặc các sản phẩm của đậu nành trong khẩu phần ăn uống
hằng ngày ít có nguy cơ bị bệnh ung thư nhũ hoa, tử cung, ruột già và
nhiếp hộ tuyến. Các nghiên cứu khác được thực hiện trên cơ thể súc vật
bằng cách gây cho chúng bị nhiễm bệnh ung thư rồi dùng chất genistein
hàm chứa trong đậu nành để chữa trị thì thấy nó ngăn chận được sự phát
triển của bịnh ung thư ruột già, gan và vú.
Người
ta còn nghiên cứu bằng cách giả tạo một sự sống như thể trạng thật của
một con người đang bị nhiễm bệnh ung thư và đặt trong ống nghiệm. Sau đó
họ trích các hợp chất từ đậu nành để chữa trị và đạt được kết quả hữu
hiệu. Những hợp chất này còn có khả năng ngăn chận sự cung cấp máu để
nuôi dưỡng một loại tế bào đặc biệt có khuynh hướng hình thành các bướu ung thư.
Hiện
nay các thí nghiệm được thực hiện trên cơ thể của loài thú về khả năng
chống bệnh ung thư của đậu nành đã thành công một cách tốt đẹp.. Tuy
nhiên đối với con người cần phải thực hiện thêm nhiều cuộc thí nghiệm
khác nữa để xác dịnh mức độ hữu hiệu và an toàn rồi mới công bố để sử
dụng.
Gần đây
khoa học gia Yehudith Birk của trường Đại học Hebrew ở Jerusalem đã
thực hiện được một vài phương pháp đáng khích lệ, có thể chữa được bệnh
ung thư ở nhiều cấp độ trầm trọng và trong nhiều bộ phận cơ thể khác
nhau mà không cần biết bệnh đã phát sinh vì nguyên do gì. Hiện nay Cơ
quan Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ đang cho phép áp dụng phương
pháp này để điều trị một số bệnh nhân tình nguyện trong bệnh viện để
thí nghiệm và kiểm chứng.
Saponin và những hợp chất khác của đậu nành cũng đang được nghiên cứu và áp dụng.
Mong rằng cuộc thí nghiệm này được sớm thành công và sẽ mang lại một tin vui cho nhân loại trên toàn thế giới.
4. Đậu Nành Và Bệnh Thận
Trong
lãnh vực này, người ta nghiên cứu một cách lẻ tẻ và hiện chưa có một
kết quả thỏa đáng nào. Song vài thí nghiệm cho thấy đậu nành cũng có ích
lợi trong việc chữa trị bệnh thận. Các khoa học gia của Ấn Độ đã chứng
minh quy thức ăn uống bằng cách tiêu thụ rất ít chất béo và chất protein
rồi phối hợp thêm đậu nành trong khẩu phần hằng ngày có công hiệu giảm được chất cholesterol trong máu.
Các
cuộc thí nghiệm khác trên loài chuột chứng minh được chất Genistein
trong đậu nành có thể làm cho mạch máu được thư giãn và giảm chế được
tốc độ lọc máu của thận, nên tránh được bệnh tiểu đường. Người ta đã
trích hợp chất trong đậu nành để tiêm cho những con bò đã bị gây bệnh
tiểu đường thì thấy tốc độ lọc máu của chúng trở lại mức độ bình thường.
5. Đậu Nành Và ảnh Hưởng Sinh Lý Của Phụ Nữ
Aedin
Cassidy và các khoa học gia của Anh Quốc đã ngiên cứu biết được đậu
nành điều hòa chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và kềm chế được sự phát
triển quá mức kích thích tố oestrogen của phụ nữ trẻ tuổi. Vì khi kích
thích tố này phát triển quá nhiều, người phụ nữ sẽ có xác suất dễ bị
bệnh ung thư nhũ hoa hơn.
Đối với
những phụ nữ sau thời kỳ tắt kinh, dùng đến 40% đậu nành trong khẩu
phần ăn uống hàng ngày sẽ không cần phải uống thuốc hồi phục kích thích
tố mà vẫn có thể phòng ngừa được bệnh xương xốp. Nếu cảm thấy ăn uống
bất tiện thì có thể dùng oestrogen thiên nhiên được bào chế thành thuốc
viên từ đậu nành hiện có bày bán hợp pháp tại các tiệm dược phẩm.
6. Đậu Nành Và Sức Khỏe Của Trẻ Con
Tại
New Zealand , người ta thí nghiệm bằng cách nuôi những con vẹt bằng bột
đậu nành theo công thức sữa nuôi trẻ con và báo cáo rằng không có ảnh
hưởng gì xấu đối với sự sinh sản và cơ quan sinh thực của chúng. Tuy
nhiên thí nghiệm ở loài vật có kết quả chưa hẳn sẽ trùng hợp với thí
nghiệm ở loài người.Trong
thập niên qua, ông Kenneth Setchel, chuyên gia nghiên cứu về đậu nành
đã báo cáo rằng trẻ con được nuôi dưỡng với sữa đậu nành có công thức
Isoflavones cao vẫn được an toàn. Trong nhiều năm nuôi dưỡng như vậy
cũng không có ảnh hưởng gì xấu cho đứa bé cả.
Khoa
học gia Alercreutz bảo rằng người Á Châu thường ăn uống nhiều đậu nành
hơn không có ảnh gì bất lợi cho việc sinh sản của họ cả. Chất
Isoflavones tập trung trong thủy dịch bao bọc chung quanh bào thai tương
đồng với mức độ Isoflavones trong máu của một người mẹ bình thường.
Ở
Nhật Bản, trẻ con khoảng 4 tháng tuổi là đã cho dứt sữa mẹ và được thay
thế bằng sữa đậu nành, được bảo đảm rằng nó sẽ có đầy đủ sức khỏe trong
tương lai vào thời kỳ khôn lớn.
Lamartinière đã thí nghiệm bằng cách cho chuột ăn chất Genistein của đậu nành sẽ tránh được bệnh ung thư vú về sau.
Hiện
thời người ta vẫn còn nghiên cứu để xác định rõ ràng vai trò của đậu
nành trong việc nuôi dưỡng trẻ con quan trọng như thế nào.
Tóm lại,
qua sự trình bày trên đây, chúng ta thấy quả thật đậu nành đã có công
hiệu đối với việc phòng ngừa và chữa trị một số bệnh tật. Tuy nhiên vì
bản thân nó xuất xứ từ một loại thảo mộc tầm thường nên trong dân gian
ít ai để ý tới. Tại Hoa Kỳ, người ta đang nghiên cứu dể nắm vững các
chứng minh cụ thể về công dụng của đậu nành rồi mới chính thức đưa vào y
khoa trị liệu.
Tại Úc
Châu tầm mức của đậu nành có khả năng y dược chưa được đặt thành đề tài
nghiên cứu quan trọng. Tuy nhiên trong thời gian gần đây người ta đã bắt
đầu sử dụng đậu nành để sản xuất chất oestrogen nhân tạo và được bày
bán trong các nhà thuốc tây một cách hợp pháp để cho các phụ nữ trong
tuổi tắt kinh sử dụng hàng ngày rất tiện lợi.
Mong
rằng trong tương lai, những công dụng khác của đậu nành trong lãnh vực y
dược sẽ còn được quảng bá rộng rãi hơn nữa và sẽ mang lại nhiều hữu ích
thiết thực trong việc bảo vệ sức khỏe của con người.
Người Á
Châu mình đã biết dùng đậu nành để chế biến nhiều loại thức ăn. Tuy
không nghiên cứu rõ ràng, nhưng may mắn ngẫu nhiên trùng hợp về giá trị
dinh dưỡng đặc biệt của nó.
TRẦN ANH KIỆT
PvP sưu tầm