Một
trong những vị Hòa thượng Luật sư cuối thế kỷ 20, của Phật giáo tỉnh Đồng
Tháp. Chúng ta cùng nhau ôn lại hành trạng của Ngài để nêu gương sáng cho hàng
hậu thế noi theo tu học
Tiểu sử Hòa
thượng
THÍCH THIỆN MINH
(1920 – 1992)
Hòa
thượng thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40, pháp húy Thục Hải, hiệu Thiện
Minh. Tục danh Phạm Văn Giáo, sinh năm Canh Thân (1920) niên hiệu Khải Định năm
thứ 5, tại tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng
Tháp.
Thân
phụ là cụ ông Phạm Văn Khuê, hiền mẫu là cụ bà Lê Thị Tỵ. Nhị vị Phật gia đều
phúc hậu, kính tin Tam Bảo. Ngài là con thứ 3 trong gia đình 7 anh chị em.
Năm
Giáp Tuất (1934) niên hiệu Bảo Đại năm thứ 10, vì hoàn cảnh loạn lạc bởi vùng
sôi đậu chiến tranh, nên Ngài đành phải nghỉ học để phụ giúp việc gia đình và
thủ hiếu với song thân.
Đến
tuổi trưởng thành, Ngài vâng lời phụ mẫu lập gia thất để có người nối dõi tông
đường, sau khi ổn định gia đình Ngài tìm đến Sư Viên Phước (ông Đạo Ba)
để học Đông Y Nam dược và từ đó say mê trong nghề để phục vụ từ thiện xã hội
qua ngành Y tế.
Năm
Nhâm Thìn (1952), nhận thức được lý tưởng cuộc sống, thấu triệt lẽ sinh diệt vô
thường, Ngài hiểu rằng chỉ có con đường Phật pháp mới thật sự giải quyết vấn đề
sinh tử luân hồi, chấm dứt mọi khổ đau, đem lại sự an lạc hạnh phúc hiện tại,
Ngài quyết chí ly trần thoát tục. Ngài được Hòa thượng Thích Quảng Hiếu hiệu
Thiện Tồn nhận làm đệ tử, truyền Tam quy y, Ngũ giới, ban cho pháp danh Thục
Hải hiệu Thiện Minh, trở thành tịnh nhân tập tu hạnh xuất gia, và
được làm thị giả hầu thầy Bổn sư tại Đức Long Cổ Tự nơi quê nhà. Từ đây :
Thân
vun bồi nơi đất Bồ Đề;
Tâm
vững trụ tại rừng Bát Nhã.
Năm
Ất Mùi (1955), sau ba năm trôi giồi giới hạnh trong thiền môn, trở thành trang
tử xuất gia, xứng danh hàng Thích tử Như Lai. Ngài được chính thức thọ giới Sa
Di tại Bổn tự Đức Long do Hòa thượng Bổn sư Thích Thiện Tồn đương vi Đàn đầu
Hòa thượng, từ đây Ngài tinh chuyên học giới luật và nổi tiếng gìn phạm hạnh,
giữ oai nghi.
Năm
Nhâm Dần (1962) Ngài được Bổn sư Hòa thượng cho phép đăng đàn thọ cụ túc giới
tại Sắc tứ Hội Long cổ tự, tỉnh Long An, do lão sư Thích Hoằng Đức đương vi Đàn
đầu Hòa thượng.
Thanh
tịnh pháp y thọ nhận, hạnh nguyện Bồ tát thừa hành, Ngài chuyên tinh giới luật,
lấy Ba la đề mộc xoa làm thọ mạng, kim chỉ nam cho cuộc sống tu hành.
Để
tăng trưởng đạo lực và vun bồi phước huệ, nhị nghiêm thân, thừa hành Phật sự.
Ngài đến An cư nhập chúng tu học các nơi như : Chùa Giác Long, nay thuộc xã Tân
Khánh Đông, Thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Chùa Pháp Hội, Linh Sơn Cổ Tự , Chùa
Giác Sanh, nay là Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Hội Long, Chùa Hoằng Khai, Chùa
Hàn Lâm, Chùa Hưng Phú, tỉnh Long An . . . Kiết Hạ nơi đâu, lúc nào Ngài luôn
khiêm cung, giữ lục hòa kỉnh pháp, giới đức kiêm ưu trang nghiêm đạo hành, nên
được pháp lữ kính mến, bậc Tôn túc tin yêu.
Sau
bao năm đó đây tu học, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức lãnh đạo,
an chúng. Ngài dừng chân trụ trì Linh Quang tự, nay thuộc Phường An Hòa,
thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, tiếp tăng độ chúng và mở phòng Đông Y Nam dược
từ thiện, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho đồng bào địa phương. Góp phần duy trì
và phát triển nền Y học dân tộc cổ truyền. Đối với Phật sự Giáo hội; Ngài
lần lược được cung thỉnh đảm trách các chức vụ trong Tỉnh hội Phật giáo như :
Năm
Quý Sửu (1973) Ngài đảm trách chức vụ đặc ủy Tăng sự GHPTN tỉnh Sa Đéc.
Năm
Nhâm Tuất (1982) sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước,
hòa nhịp trong giai đoạn hòa bình độc lập, Bắc Nam sum họp một nhà, Phật giáo
nước ta một lần nữa tổ chức đại hội Phật giáo toàn quốc tại thủ đô Hà Nội vào
mùa Đông năm Tân Dậu (1981), chuyển đổi danh xưng Giáo Hội Phật giáo Việt Nam
(GHPGVN) và khi tỉnh nhà chánh thức thành lập tỉnh hội Phật Giáo Đồng Tháp
nhiệm kỳ I (1982 – 1987) Ngài được cung thỉnh vào Ban Trị sự tỉnh với chức vụ
Ủy viên Giáo dục Tăng Ni.
Trường
Hạ an cư năm này tại Phước Hưng cổ tự Ngài được cung thỉnh chức Thiền chủ và
sau đó Đàn giới truyền Phương trượng, Ngài đương vi Giáo thọ An Xà Lê.
Năm
Quý Hợi (1983) Ngài trùng tu Đức Long cổ tự, xã Tân Dương, huyện Lấp Vò, tỉnh
Đồng Tháp. Trùng tu Chùa Linh Phước xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng
Tháp.
Năm
Bính Dần (1986) bắt đầu trùng tu và phát triển Bổn tự Linh Quang cho đến cuối
đời.
Năm
Đinh Mão (1987) Nhiệm kỳ II Ban Trị sự, đại hội Phật giáo tỉnh Đồng
Tháp cung thỉnh Ngài lên ngôi Phó ban Trị sự kiêm Ủy viên hướng dẫn Nam
Nữ cư sĩ Phật tử.
Năm
Mậu Thìn (1988) Đại giới đàn Vĩnh Đạt do Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo Đồng
Tháp tổ chức tại Phước Hưng cổ tự, Thị xã Sa Đéc. Ngài được cung thỉnh đương vi
Yết Ma A Xà Lê tuyền giới cho hơn 200 giới tử.
Năm
Canh Ngọ (1990) sau khi Hòa thượng Thích Huệ Phát, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội
viên tịch, Ngài lên đảm trách Quyền Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đồng
Tháp.
Năm
Tân Mùi (1991) Đại hội Phật giáo tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ II, Ngài được suy tôn
ngôi Trưởng Ban Trị sự. Mùa Hạ an cư năm này tổ chức tại Linh Quang tự do Ngài
làm chủ Hương, Thượng tọa Thích Minh Tấn đương vi Thiền chủ, cho hàng trăm chư
tăng tu học. Mùa Thu năm này Đại giới đàn Vĩnh Đạt tổ chức tại Phước Hưng cổ tự
vào dịp lễ húy kỵ cố đại lão Hòa thượng Thích Vĩnh Đạt, nguyên Trưởng Ban Trị
sự Tỉnh hội Đồng Tháp nhiệm kỳ I, vào ngày rằm tháng 9 Âl (22.10.1991), Ngài
được cung thỉnh đương vi Đàn đầu Hòa thượng truyền giới cho hơn 200 giới tử
Tăng Ni.
Với
trách nhiệm Trưởng Thủy thủ lèo lái con thuyền Phật giáo tỉnh Đồng
Tháp, Ngài cố gắn hết sức mình chuyên tải những chất liệu xúc tác, để tiếp tục
xây dựng nền tảng cho tương lai ngôi nhà Phật giáo như những Phật sự :
Quan
tâm khuyến học đối với Tăng Ni Phật tử, nâng cao trình độ để phục vụ Đạo
pháp – Dân tộc. Với nguyện vọng đó; Ngài chỉ đạo cho các Ban đại diện Huyện,
Thị trong tỉnh cố gắng nhân rộng các lớp giáo lý, mở đạo tràng truyền Bát Quan
trai cho Phật tử tại gia tu một ngày an lạc trong môi trường xuất gia, khuyến
khích Phật tử thọ Bồ tát giới tại gia nhằm phát huy Đại thừa Bồ tát đạo, đặt
biệt là trước khi mở trường Cơ bản Phật học thì Ngài đích thân góp phần cùng Tổ
đình Phước Hưng lo xây dựng Tăng xá và tự tay Ngài làm dưa muối để cải thiện
bữa ăn cho Tăng sinh suốt một khóa 4 năm. Ngài không thích ăn sang mặc đẹp;
trong cuộc sống thường nhật Ngài luôn thể hiện Tri túc để trang nghiêm
cho phong cách an lạc thanh nhàn, ít nói để thanh tịnh tâm niệm Phật, thật xứng
danh là bậc “ĐẠO HẠNH KHẢ PHONG” , Ngài thường dự vào hàng Tam
sư, Thất chứng truyền trao giới pháp, làm Chứng minh đạo sư, Tuyên Luật sư,
Thiền chủ tại các khóa An cư kiết Hạ trong và ngoài tỉnh.
Đối
với xã hội, Ngài là bậc mô phạm mẫu mực để tiêu biểu cho một công dân tốt,
khiến giới quan chức địa phương vô cùng kính mến và có một số xin quy y làm đệ
tử. Ngài vận dụng Y phương minh, hương khởi đại Bi Tâm, dùng Từ nguyện lực,
chia sẻ với tha nhân. Xem mạch bốc thuốc, châm cứu là điều chỉnh sinh lý cho
bệnh nhân tứ đại điều hòa, thân khỏe mạnh, dùng 37 phẩm Trợ Đạo và pháp
môn Tịnh độ để giúp mọi người tự trị liệu, chuyển hóa nội tâm bởi nghiệp chướng
ưu phiền, biến khí tam độc tham, sân, si thành hương Giới, Định Huệ. (Bút
tích Ngài ghi : “Suốt chín năm khổ hạnh, kết duyên pháp lữ với Sư Viên Phước
học Đông Y Nam Dược chẳng kể gian lao, không nài sự khó nhọc . . . xuống
ghe thả trôi theo dòng Sa Giang đó đây trên sông nước, bềnh bồng cùng Lục bình
trôi giạt khắp nơi; khi xuống Nha Mân, lúc về Sa Đéc, rồi đến Câu Lân, sau đó
về mở phòng thuốc tại Bổn tự Linh Quang và chùa Giác Long, nay thuộc xã Tân
Khánh Đông, thị xã Sa Đéc . . “ . Lúc rảnh thì quảy đãy đi khắp chốn, để
tìm kiếm Nam dược như các nơi : Vùng bảy núi Châu Đốc; huyện Long Thành, núi
Chứa Chan, huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai; Hòn Tre, Kiên Giang; Núi Thị Vải,
Núi Dinh, Núi Minh Đạm, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu . . .
Đương
thời Ngài nổi tiếng Phạm hạnh thanh tịnh, trì Giới tinh nghiêm. Suốt đời Ngài
dùng thân tứ đại phụng đạo giúp đời, bồi công tích đức với lập trường và quan
niệm :“Thanh tịnh là đạo thứ nhất, giải thoát là pháp tối thượng, trí tuệ là
sự nghiệp duy nhất của người xuất gia thừa hành Bồ tát đạo”.
Ngài
còn là tấm gương sáng về đức hiếu học, khi tuổi cao đức trọng, sức khỏe suy yếu
mà Ngài vẫn khiêm cung để hạ mình ôn nghe lại giáo lý, dù đó chỉ là một tân Tỳ
Kheo trẻ, một chú Sa Di hay chính học trò của mình đang tập thuyết pháp. Ngài
đã hiện thân trí tuệ và dùng trí tuệ để hiển thị công hạnh giới đức bậc thầy để
giáo dục hậu lai.
Như
bông hoa tươi đẹp,
Có
sắc lại thêm hương,
Việc
ít lợi khéo làm;
Khéo
mang đến kết quả.
Duyên
Ta Bà quả mãn, thuận thế vô thường, Ngài hiện thân chút bệnh duyên, di chúc
người kế thừa sự nghiệp trụ trì Linh quang Tự, cho đệ tử Thích Thiện Hảo; bổ
nhiệm trụ trì Đức Long cổ Tự cho đệ tử Thích nữ Như Bích và cảnh sách môn đồ
pháp quyến xong, Ngài an nhiên thu thần thị tịch tại Bổn tự Linh Quang, vào lúc
23 giờ 45 phút ngày 14 tháng 03 năm Nhâm Thân (16-04-1992).
Hưởng
thọ 73 Xuân. Giới lạp 31 Hạ.
Nhục
thân Ngài được an trí trong Tháp khuôn viên Bổn tự.
Thích
Vân Phong kính biên tập
(-
Tham khảo với sư huynh Thích Thiện Hảo, tư liệu chùa Linh quang – Thân thế tục
gia thì Hòa thượng là chú họ bên bà nội Tổ của Thích Vân Phong)
Thích
Vân Phong kính biên tập