Chùa Bửu Minh

Nguy cơ ung thư từ thuốc bắc.


Đỗ Đức Ngọc - Cảm ơn cô Trương Kim Anh đã gởi bài

Phần lớn, quan niệm của người dân cho rằng nấm mốc trong thực phẩm khô nói chung và trong thuốc bắc nói riêng đơn giản chỉ là một dạng vi sinh vật vô hại, có thể rửa sạch mà không ảnh hưởng gì đến chất lượng. 



Tuy nhiên theo cảnh báo của các chuyên gia, chính những nấm mốc này lại mang cho con người nhiều chứng bệnh kể cả bệnh ung thư 
Video: http://www.youtube.com/watch?v=GB4jENAfezg&feature=related 

Nấm mốc trong thuốc bắc sinh độc 
Thuốc bắc là tên gọi còn thực chất đó chỉ là các loại cây cỏ, thành phần chính là sợi cenlulo nên dễ hút ẩm. Nấm mốc có đặc điểm là thích sống ký sinh, dễ sinh sản trên các vật liệu ẩm, đặc biệt chúng sống và ăn các sợi cenlulo nên thuốc bắc dễ bị nấm mốc. Nếu thuốc bị mốc mà vẫn sắc uống không những không mang lại hiệu quả mà còn mang thêm mầm bệnh vì các độc tố của nấm mốc. 
 
Trong môi trường có nhiều loại nấm mốc khác nhau, chúng sẽ tạo ra độc tố rất nguy hiểm cho con người, điển hình là Aflatoxin , một loại chất cực độc đối với sức khỏe con người. Aflatoxin được sản sinh trong quá trình trao đổi chất của nấm Aspergillus flavus. trong các thực phẩm như sen, táo tàu, thục…Có nhiều tài liệu cho rằng sự nguy hiểm của Aflatoxin B1 là do nó có khả năng gây hại chỉ với liều lượng rất nhỏ khoảng 2mg cũng đã đủ làm hỏng gan . Chất Aflatoxin là  một trong các chất cực độc nên chỉ tính bằng lượng microgram tức là 1 phần triệu gram 
 
Nguy cơ ung thư cao 
Con người có thể nhiễm Aflatoxin qua đường tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm nấm. Thậm chí, Aflatoxin có khả năng gây độc cấp tính và mãn tính ở các loài động vật và con người. Độc tính nguy hiểm nhất là khả năng gây xơ gan và ung thư gan nguyên phát. Các nhà khoa học đã gây được ung thư gan nguyên phát trên thực nghiệm bằng cách cho các con vật ăn thức ăn có Aflatoxin. Từ năm 1988, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã liệt Aflatoxin B1 vào nhóm độc chất gây ung thư với những bằng chứng cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa chất độc này trong cơ thể với ung thư gan. Theo nghiên cứu của Đại học Cornell (Hoa Kỳ), loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm, dù với hàm lượng rất thấp. Những hội chứng ngộ độc cấp tính có thể nhận thấy là nôn ói, đau bụng, sưng phổi, co giật, hôn mê, và tử vong do phù não, tim gan thận tích mỡ.
Aflatoxin gây ung thư rất mạnh, đặc biệt là tác động đến gan.. 
Videohttp://www.youtube.com/watch?v=Sixtgi-2RFE 


Sư an toàn của thuốc tây so với  thuốc Bắc, thuốc Nam  
Nguyen van Hoang (bài do bạn KimAnh giới thiệu) 
Kính thưa quý vị, một hôm, có một bệnh nhân đến phòng mạch, yêu cầu chúng tôi thử máu tổng quát. Là bác sĩ, trước khi thử máu thì cần phải biết tại sao bệnh nhân có yêu cầu này, vì nhiều khi bệnh nhân có những căn bệnh mà cuộc thử nghiệm tổng quát không phải là thử nghiệm thích hợp nhất. Sau khi được hỏi bệnh cẩn thận, bệnh nhân dứt khoát là không bị bệnh gì cả, chỉ muốn khám nghiệm tổng quát. Thấy bệnh nhân trong độ tuổi giữa 45 và 49, cũng là tuổi mà bộ y tế muốn các BS làm một cuộc khám nghiệm tổng quát, chúng tôi đồng ý cho bệnh nhân thử máu.

Thật tình cờ, khi kết quả trở về thì cho thấy bệnh nhân bị suy gan khá trầm trọng. Tất nhiên tiếp theo đó những thử nghiệm khác được tiến hành, để tìm hiểu thêm nguyên nhân của sự suy gan, mà người Việt mình thường gọi là nóng gan, như thử các bệnh viêm gan do siêu vi khuẩn gây ra, siêu âm gan, và hỏi lại thật cặn kẻ việc ăn uống cùng thuốc men của bệnh nhân. Nên biết, rượu hay thuốc làm giảm mỡ (cholesterol) cũng thường là nguyên nhân làm cho "nóng gan".

Kết quả là không một nguyên nhân nào được tìm thấy, nhưng chính trong lần khám nghiệm thứ ba này, bệnh nhân tiết lộ đang dùng thuốc Bắc, mặc dù trong những lần khám nghiệm trước, đã được hỏi về những thuốc men mà bệnh nhân sử dụng. Sau một thời gian ngưng uống liều thuốc Bắc này, gan bệnh nhân trở lại bình thường.. 

Kính thưa quý vị, chúng tôi lớn lên ở VN, tuy không học qua Đông y, nhưng cũng nghe lõm bõm về khái niệm âm dương ngũ hành, thổ sinh kim, thủy khắc hỏa vân vân. Khi ở VN thì chúng tôi học 4 năm đại học ngành hóa học, thấy người Tây phương chia vạn vật ra làm hàng tỉ tỉ hợp chất khác nhau, mà thành phần đơn chất căn bản để cấu tạo nên những hợp chất này là nguyên tố, như oxygen, carbon, sắt, đồng, nitrogen vân vân. Té ra đời không thể nhìn đơn giản với kim mộc thủy hỏa thổ mà đủ (quan niệm của Hy Lạp cách đây mấy ngàn năm cũng tương tự như vậy, nhưng nay người ta đã tiến rất xa rồi). Khi sang Úc, học ngành y, thì chúng tôi được biết thêm cách thức Tây phương nghiên cứu thuốc men.

Xin được vắn tắt về cách Tây y nghiên cứu một môn thuốc trước khi thuốc này được đưa ra thị trường cho người bệnh dùng.

Một liều thuốc Tây căn bản, thường chỉ bao gồm một hợp chất (hoặc cao lắm là vài hợp chất) trộn với chất bột không có tính thuốc. Sau khi thử trên loài vật có hệ thống sinh lý tương đối giống con người và đã xác định được hiệu quả của thuốc, người ta mới bắt đầu thử trên con người.

Ở giai đoạn thử trên con người này, hầu như luôn luôn người ta sử dụng phương pháp gọi là "double blinded study". 
http://www.youtube.com/watch?v=aSP2OMiFxhg 

 Xin đưa một thí dụ. Các bệnh nhân có cùng một căn bệnh, sẽ được chia làm 2 nhóm. Một nhóm sẽ được cho uống thuốc thật và một nhóm được cho uống thuốc giả (placebo), tức là viên thuốc chỉ có chất bột mà không có hợp chất thuốc.

Bác sĩ cho thuốc cũng không hề biết viên thuốc mình cho bệnh nhân uống là thực hay giả, và tất nhiên bệnh nhân cũng không biết luôn. Do đó, người ta gọi là "double blinded", cả hai, thầy lang và con bệnh, đều bị "bịt mắt". Người biết ai uống thuốc thật, ai uống thuốc giả là những nhân viên hành chánh, chưa hề gặp mặt các bệnh nhân.

Sau một thời gian dùng thuốc, bệnh nhân được kiểm tra lại. Thí dụ như trong trường hợp thử nghiệm loại thuốc giảm áp huyết, người ta sẽ đo lại áp huyết của bệnh nhân, và so sánh với áp huyết trước khi dùng thuốc.

Cùng lúc, người ta hỏi bệnh nhân về các phản ứng phụ, như buồn nôn, chóng mặt vân vân, và đo đạc những thay đổi khách quan khác như thử máu xem gan có bị "nóng" (bệnh) hay không, công năng thận ra sao vân vân. Sau đó người ta đưa sang thống kê để phân tích.

Nếu trường hợp 99% người uống thuốc thật khỏi bệnh, còn chỉ có 1% người uống thuốc giả khỏi bệnh, thì ta có thể kết luận là thuốc này công hiệu. Ngược lại, nếu chỉ có 5% người uống thuốc thật hết bệnh và có 4% người uống thuốc giả cũng khỏi bệnh, thì có thể ta cũng thấy được uống thuốc hay không cũng không khác gì nhau, tức là thuốc không nhiệu nghiệm.
Nhưng thông thường, kết quả không rõ rệt như vậy, mà có thể là 563/1000 người dùng thuốc thật sẽ khỏi bệnh, 230/1000 người dùng thuốc giả hết bệnh. Như vậy thì thuốc thật có công hiệu không? Và thuốc giả thì sao, vì cũng có người hết bệnh đó mà

Đến đây, vai trò của toán thống kê vô cùng quan trọng. Toán thống kê cuối cùng sẽ cho ta một kết luận, kết luận rằng có thể nào vì "rùa" (tình cờ) mà có nhiều người uống thuốc thật khỏi bệnh hơn người uống thuốc giả không. (chỉ số dùng để kết luận này được gọi là "p value", và nếu nó nhỏ hơn 0.05 thì kể như không thể nào thuốc thật "chó ngáp phải ruồi" được). Song song đó, người ta cũng phải bảo đảm những bệnh nhân tham gia cuộc thử thuốc không có những bệnh khác, hoặc không có uống những thuốc khác.

Sở dĩ người ta phải so sánh người uống thuốc thật và thuốc giả là để loại đi vai trò của tâm lý ảnh hưởng lên người bệnh (hiệu ứng tâm lý này rất quan trọng, gọi là placebo effect), vì nhiều người chỉ nhờ tin tưởng mà hết bệnh, nhất là đối với những chứng bệnh mà ta không thể đo lường một cách khách quan được, thí dụ như bệnh nhức đầu. (Nhức, đau, ngứa là những triệu chứng vô cùng chủ quan, chỉ có bản thân bệnh nhân mới định lượng được thôi).

Và, sở dĩ người ta chú ý đến những yếu tố khác của bệnh nhân là vì những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến căn bệnh. Thí dụ như một người nghĩ rằng vì nhờ uống hà thủ ô mà tóc trở nên đen, nhưng không chừng trong thời gian đó, người này ăn nhiều rau giấp cá, mà chính rau giấp cá mới có tác dụng làm đen tóc thì sao (chỉ thí dụ như vậy mà thôi). Chắc chúng ta không biết được trong 1000 người uống hà thủ ô thì có bao nhiêu người tóc bạc trở thành đen (e rằng không có đến 1 người, nhờ vậy mà thuốc nhuộm tóc vẫn bán chay re re).

Kính thưa quý vị, đó là quá trình thử nghiệm và thực nghiệm của Tây y, mà theo chúng tôi, y học cổ truyền của chúng ta không có. Y học cổ truyền dựa trên kinh nghiệm tích lũy, nhưng không có thống kê rõ ràng.

Chúng tôi được biết có rất nhiều bệnh nhân tin rằng uống thuốc Bắc sẽ khỏi một số bệnh nan y, tốn tiền rất nhiều, nhưng cuối cùng trong một ngàn người dùng thuốc này có bao nhiêu người khỏi bệnh và bao nhều người... quy tiên, ta cũng không biết. Một số người do nhìn thấy một vài trường hợp cá biệt rồi khái quát hóa, cho rằng liều thuốc đông y ấy có hiệu nghiệm trên mọi người. Có lẽ là vì Đông y thiếu thực nghiệm và thống kê.

Thứ đến, rất nhiều bệnh nhân than phiền về phản ứng phụ của Tây y.

Kính thưa quý vị, trong khi một viên thuốc Tây chỉ có một hay hai hợp chất, thì một khúc rễ cây, một túi mật, có hàng chục đến hàng trăm hợp chất trong đó. Như vậy thì "phản ứng không mong muốn" (unwanted effects) ắt phải nhiều hơn rất nhiều. Một viên Morphine chỉ chứa có chất Morphine mà thôi, trong khi đó nếu ăn một cây á phiện thì ta cho vào cơ thể biết bao nhiêu tạp chất khác. Vấn đề nằm ở hai chữ: LIỀU LƯỢNG.

Kính thưa quý vị, chắc chắn một số thuốc Ta, thuốc Bắc, thuốc Nam cũng có hiệu lực, nên mới lưu truyền cả ngàn năm, nhưng sự nghiên cứu của những loại thuốc này thực thua kém thuốc Tây rất xa. Nói đến thuốc Bắc thuốc Nam thì chắc có lẽ vua Càn Long, Tần Thủy Hoàng, các đại quan, phú hộ của Tàu là người uống nhiều nhất, cũng được toàn các danh y, Hoa Đà, Biển Thước chẩn trị. Nhưng kết quả các vị ây ra sao, chết lúc bao nhiêu tuổi, có mạnh khỏe hơn tổng thống Bush hay không, ta cũng thấy rồi.
Các vị ngày xưa thường nói, nhân sinh thất thập cổ lai hy, bây giờ với Tây y thì nhân sinh thất thập mà "die", thì là... hơi yểu mệnh đó. Ngày nay, có rất nhiều cô chú bác đã xấp xỉ thất thập, nhưng vẫn còn mạnh cuồi cuội, đi shop, đi du lịch, đi biểu tình rần rần, so với các vị quan lớn, vua chúa ngày xưa thì khỏe và thọ hơn nhiều, dù không uống sâm nhung, dù không dùng cao hổ cốt, lộc nai, sừng tê giác.

Bài tâm tình về thuốc này không nhằm việc bài bác Đông y, mà chỉ để chúng ta thấy được sự khác biệt trong nghiên cứu giữa Đông và Tây y. Là một người theo ngành khoa học, nhìn đời qua cặp mắt thống kê, cá nhân của chúng tôi chỉ được thuyết phục khi nào thuốc Bắc, thuốc Nam, Đông y, Trung Y, có những nghiên cứu tinh tế, chi tiết, với sự chứng minh của thống kê mà thôi.

Nhiều bệnh nhân khi gặp bác sĩ Tây y, thường hỏi thuốc này có những phản ứng phụ gì. Hầu như lúc nào BS cũng biết, nếu không biết thì mảnh giấy hướng dẫn trong hộp thuốc cũng có ghi. Quý vị vẫn có thể dùng thuốc Bắc, thuốc Nam, nhưng khi gặp các Đông y sĩ, hay Trung y sĩ, nên hỏi xem thuốc ấy có tạo phản ứng phụ gì không. Điều này sẽ hữu ích cho hiểu biết và sức khỏe của chúng ta. 

Vài nét về cách chữa trị trong ngành Đông y 

Đông y khám bệnh theo bát cương để tìm sự mất quân bình về âm-dương, hư thực, hàn nhiệt, biểu lý của khí hay huyết, ở tang phủ nào. Và khi chữa là tìm phương pháp lập lại sự bất quân bình trở thành quân bình bằng huyệt hay bằng thuốc. 
Về thuốc, đông y không biết phân chất theo dược tính tây y, và hiện nay tây y cũng còn nhiều thiếu sót trong việc phân tích tính dược và các công dụng của một vị thuốc cây cỏ, cho nên khi những thầy thuốc tây y học về đông y chỉ dựa theo sự phân tích khoa học thí nghiệm của tây y để tìm ra vị thuốc chữa bệnh thì không thấy nói đến công dụng, thế mà đông y vẫn dùng để chữa bệnh lại có kết qủa. Tại sao lại có điều khác biệt ? 
Bởi vì các bác sĩ chỉ áp dụng những kết qủa thử nghiệm của ngành dược đã cho, dặn sao làm vậy, không dám có những công thức sáng tạo thuộc phạm vi của những nhà nghiên cứu. Còn thầy thuốc đông y kiêm cả dược sĩ bào chế dược liệu, thường chú trọng đến tính- khí -vị của một vị thuốc, và thầy thuốc phải tìm ra vị thuốc nào phù hợp điều kiện bệnh trạng để tái lập lại quân bình cho cơ thể.      
Thầy thuốc đông y không cần biết thuốc đó tây y gọi là gì, thành phần hóa chất ra sao, mà chỉ cần biết thật rõ ràng tính-khí-vị của vị thuốc gồm có những yếu tố sau :

1-Tính của vị thuốc : Hàn hay nhiệt hay ôn .
Khi lập lại quân bình thì bệnh hàn phải cần cho thuốc có tính nhiệt, bệnh nhiệt phải cho dùng thuốc hàn. Đôi khi bệnh nan y hàn giả nhiệt hay nhiệt giả hàn thì cách uống thuốc cũng phải khác. 
Thí dụ bệnh hàn giả nhiệt : 
Người nóng, môi khô nhưng không bón mà ra phân lỏng .Nếu thầy thuốc cho uống thuốc có tính hàn thì bệnh nặng thêm, phải cho thuốc có tính nhiệt mới đúng. Tuy nhiên khi uống thuốc có tính nhiệt vào bệnh nhân bị ói nôn thuốc ra nên thầy thuốc không dám cho uống tiếp sợ sai lầm, nhưng nếu nấu thuốc xong, để cho nguội lạnh mới uống thì bệnh nhân sau khi uống vào thấy dễ chịu .. 
Kinh nghiệm sách đông y kể rằng : Có một bệnh nhân ho ra máu, mời một thầy lang vườn đến nhà xem mạch cho toa, uống xong, bệnh nhân ọc ra máu nhiều hơn, thầy bó tay, mời thêm một thầy khác đến hội chẩn, thầy thứ hai ra toa, thầy thứ nhất hỏi rằng : ông cho vị thuốc nào làm quân, thầy trả lời Địa hoàng, tôi cũng đã cho địa hoàng 1 lạng, hai thầy bàn nhau như vậy bệnh nhân quá nhiệt mới ói ra máu, đồng ý với nhau cho 2 lạng địa hoàng .
Uống toa này vừa xong bệnh nhân ọc máu nhiều hơn. Cả hai lại thỉnh thêm thầy thứ ba, cũng hội chẩn và tăng 3 lạng địa hoàng, Uống xong, bệnh nhân ói máu càng nhiều .

Có một thư sinh đang nghiên cứu đông y và tính dược ở cạnh nhà ngóng nghe, theo dõi và biết bệnh tình của bệnh nhân này thuộc bệnh nan y hàn giả nhiệt, anh ta mới tội nghiệp cho bệnh nhân bị 3 thầy lang vườn chẩn bệnh sai nên mới ra nông nỗi, bèn góp ý hỏi : Ba thầy chẩn đoán bệnh này thuộc hàn hay nhiệt ? Cả ba thầy trả lời : nhiệt .
Thư sinh nói : Tôi cho rằng bệnh do hàn làm ra, phải chữa bằng quế tâm mới đúng .Không tin, tôi có đem theo trong mình một miếng quế, hãy lấy nước lã mài trong chén một ít rồi cho uống thử xem sao ? Bệnh nhân sau khi uống chén nước lã có quế, bệnh nhân mừng quá kêu lên : Mát qúa, thấy dễ chịu trong người. Cả ba thầy mới hỏi thư sinh : Thế thì tiên sinh cho uống bao nhiêu quế thì khỏi . Thư sinh trả lời : 1 lạng quế . 
Nếu phân tích quế theo tây y, trong quế không có vitamine K làm sao cầm máu được Điều đó vô lý đối với tây y nhưng đối với đông y là quân bình hàn nhiệt vẫn đúng .

Trường hợp nhiệt giả hàn, ngoài lạnh trong nóng, táo bón, thì phải cho uống thuốc có tính hàn, nhưng phải cho uống nước thuốc thật nóng. 

2-Vị của vị thuốc :
Chọn vị thuốc mặn vào thận, ngọt vào tỳ, chua vào gan, cay vàp phế, đắng vào tim . Nếu chọn vị thuốc làm quân phải cho nhiều và đậm gọi là vị hậu, nếu làm sứ dẫn thuốc thì cho nhạt gọi là vị bạc. Cho nên thuốc tây y Magnésium chữa bao tử nếu có vị ngọt thì thuốc dẫn vào tỳ vị thì đúng, Malox là chất cam thảo vị ngọt nên chữa đau bao tử có kết quả, nhưng phản ứng phụ sẽ làm tăng áp huyết. Nhưng nếu một hãng tây dược khác chế thuốc đau bao tử cũng bằng Magnésium nhưng đổi vị chua thuốc dẫn vào gan sẽ không có kết qủa mặc dù hàm lượng Magnésium cao hơn 

3-Khí của vị thuốc : Có nhiều vị thuốc có 1 loại khí, có 2 hay nhiều loại khí, thầy thuốc phải biết chọn loại nào thích hợp với tình trạng bệnh, và trong khí có tính tả, tính bổ : 
Các loại khí trong thuốc theo kinh nghiệm của đông y gồm có : 
Khí thăng : Như Thăng ma đưa thuốc lên đầu. 
Khí giáng : Như Ngưu tất dẫn thuốc xuống đầu gối. 
Khí liễm, cầm giữ lại : là những chất chát chứa tanin như lá ổi để cầm tiêu chảy… 
Khí xuất : Cho ra mồ hôi như : Lá tía tô dùng để xông 
Khí hạ hãm : Hạ hơi và giữ lại như gừng hạ khí chống buồn nôn và giữ hơi ấm cho bao tử.. 
Có những loại khí vừa giáng khí vừa xuất như Ngô thù du 

Bài của ông Đỗ đức Ngọc  
 


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage