Người ta tin rằng cái xác này có tuổi thọ nhiều thế kỉ và không bao giờ phân hủy. Người dân địa phương tôn thờ ông nhưng câu hỏi đặt ra là ông là ai? Bí mật của ông là gì? Liệu lời khẳng định của một số người rằng chính ông đã tự làm cho xác mình khô lại là đúng?
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã cố gắng tìm ra những bí ẩn đằng sau các câu hỏi này. Chuyến đi của họ tới Tây Tạng đã phám ra được sức phi thường của việc ngồi thiền, các nghi lễ bí ẩn và danh giới mỏng manh giữa khoa học và siêu nhiên.
Giáo sư Victor Mair, nhà nhân chủng học và là một chuyên gia nổi tiếng về Phật giáo tại đại học Pennsylvaniađã dẫn đầu nhóm nghiên cứu trong chuyến đi này.
Các nhà khoa học xác định được đây là xác của một nhà sư Tây Tạng có tên Sangha Tenzin. Ông được đặt bên trong một ngôi mộ ở làng Ghuen tại thung lũng Spiti, thuộc bang Himachal Pradesh (Ấn Độ).
Giáo sư Victor Mair cho hay xác ướp này ít nhất 500 tuổi: “Sangha Tenzin qua đời vào khoảng thời gian Colombus tìm ra châu Mỹ”. Nhà sư đã viên tịch trong khi đang ngồi thiền theo đúng tư thế mà người ta phát hiện ra ông hơn 500 năm sau.
Người dân làng Ghuen đã biết về cái xác từ năm 1975. Năm đó, ngôi làng bị một trận động đất tàn phá và khiến cho một phần của ngôi mộ bị sụt suống. Ghuen nằm ở khu vực gần với biên giới Trung Quốc, đồng thời là một khu vực cấm dưới sự kiểm soát của cảnh sát biên giới Ấn - Tây Tạng. Do đó, hầu như không có người nào biết về cái xác này ngoại trừ dân làng Ghuen.
Vào năm 1997, thi hài của nhà sư Tây Tạng được thế giới biết đến nhờ 2 lính tuần tra Ấn Độ được cử đi xem xét một đoạn đường bị sụt lún do động đất ở thung lũng Spiti.
Dù đã hơn 500 tuổi nhưng xác của nhà sư Sangha ở trong tình trạng rất tốt, da không bị sứt mẻ và thậm chí vẫn còn tóc ở trên đầu. Không hề có bất cứ bằng chứng nào của các kỹ thuật ướp xác truyền thống. Giáo sư Mair nói rằng nguyên nhân một phần là do không khí cực kỳ khô và lạnh của khu vực và một phần có liên quan đến các trình tự ngồi thiền mà các nhà sư đạt đến trình độ luyện tập để xua trừ tà ma.
“Vào những tháng cuối cùng của cuộc đời, nhà sư không hề ăn uống, chính điều đó đã làm giảm lượng mỡ trong cơ thể và khiến các bộ phận nội tạng của cơ thể co nhỏ lại mà đáng lẽ ra chúng phải bị phân hủy”.
Cái xác không đổ sập và rệu rã nhờ có một chiếc dây đay quấn quanh cổ và vòng qua bắp đùi. Chiếc dây đay đóng một vai trò rất quan trọng. Qua nó, các nhà khoa học biết được đây là một phương pháp ngồi thiền bí truyền ít người biết. Chiếc dây làm cho nhà sư phải ngồi thẳng và tập trung vào việc ngồi thiền của mình. Nếu ông thả lỏng người, nút đay sẽ xiết chặt cổ, chặn đường vào của khí ô xi và khiến ông bị ngạt thở.
Cho đến nay, trong các cuốn sách về đạo Phật ở Ấn độ có rất ít thông tin nói về về phương pháp ngồi thiền này. Chỉ có duy nhất một bản thảo trong thư viện của chùa Tabo đã từng nhắc đến nó.
Từ những hiểu biết của mình về các nghi lễ và môn phái đạo Phật, giáo sư Mair cho biết phương pháp này rất hiếm: “Nó chỉ tồn tại trong một số môn phái ở Nhật và Tây Tạng, vô cùng bí truyền và xuất hiện trong phạm vi những vùng rừng núi hiểm trở. Phương pháp này pha trộn truyền thống Dzogchen của dòng Nyingma”.
Thật tình cờ là ngôi làng Ghuen lại nằm cách chùa Tabo khoảng 50 km, đây là ngôi chùa Phật giáo nghìn năm tuổi cổ nhất còn sót lại trên dãy núi Xuyên Himalaya. Làng Ghuen cũng nằm giữa tuyến đường thông thương thường vận chuyển gia vị, len, muối, các loại đá quý và đường qua lại giữa Ấn Độ và Tây Tạng.
Theo lời kể của những người dân địa phương thì khoảng 600 năm trước, ngôi làng Ghuen bị bọ cạp quấy nhiễu. Nhà sư Sangha Tenzin lập tức ngồi phục xuống để thiền theo tư thế đã định trước. Người ta nói rằng khi linh hồn của ông rời thể xác, có một chiếc cầu vồng bất ngờ xuất hiện trên bầu trời, còn bọ cạp biến mất một cách bí ẩn khỏi ngôi làng.
huetuong (Theo theo Dân trí)