Chùa Bửu Minh

Câu chuyện của vị Tỳ Kheo Ni đệ nhất trí tuệ sắc bén –Bhaddra Kundalakesi – Hiền Phát tóc quăn – cô tiểu thư nhà giàu nổi loạn đi tìm cái đặc biệt.

MỘNG – THỰC, CHẾT và GIÁC NGỘ


Người viết: Tỳ Kheo Ni Pháp Hỷ Dhannananda

MỘNG – THỰC, CHẾT và GIÁC NGỘ

Câu chuyện của vị Tỳ Kheo Ni đệ nhất trí tuệ sắc bén –Bhaddra Kundalakesi – Hiền Phát tóc quăn – cô tiểu thư nhà giàu nổi loạn đi tìm cái đặc biệt.
Người viết: Tỳ Kheo Ni Pháp Hỷ Dhannananda

 

Hiền Phát được sinh ra trong một gia đình thương nhân giàu có sở hữu nhiều tài sản có giá trị. Vốn xinh đẹp và đầy cá tính từ nhỏ, cô bé tóc quăn được cha mẹ rất cưng chiều. Tuy nhiên, cha Hiền Phát lại có một nỗi lo canh cánh trong lòng: cô con gái hiếu động và thông minh này có thể trở thành mồi ngon cho những kẻ bất nhân luôn tìm cách quyến rũ và lợi dụng con nhà giàu. Cũng vì quá yêu và thương con nên đôi khi ông có những giức mơ như điềm gở về số phận của con gái.

Một đêm cha Bhadra thức dậy với mồ hôi lạnh trên trán và tim đập náo loạn trong lồng ngực. Ông tìm nước uống và thở không bình thường vì một giức mơ kỳ lạ. Khi vợ ông hỏi han có điều gì làm ông như vậy thì cha Bhadra kể cho mẹ cô nghe về giức mơ kỳ lạ. Trong mơ ông thấy cả gia đình cùng gia nhân đi đến lễ bái nữ thần Durga ở ngôi đền linh thiêng nhất bên bờ sông Hằng. Sau khi mọi người làm lễ nghiêm trang thì không tìm thấy Bhadra. Trong buổi lễ đông đúc và ồn ào với nhiều người tham dự, các gia nhân và bảo mẫu đã để lạc mất cô tiểu thư vốn rất hiếu động và thích tìm tòi khám phá một mình. Khi mọi người nháo nhác đi tìm mãi mà vẫn không thấy cô bé, đối với cha mẹ cô bé đó quả là một cơn ác mộng. Rồi trời tối dần, màn đêm buông xuống mà họ vẫn chưa tìm được con gái. Nhiều người được huy động đốt đuốc đi tìm đến cả những khu rừng xung quanh đền thờ nữ thần, nhưng gần như cô bé đã mất tích không để lại dấu vết…

Khi kể đến đây trời cũng đã rạng sáng. Những tia ban mai như hào quang chiếu vào cửa sổ. Mẹ Bhadra trấn an chồng và hai người quyết định sang phòng con gái xem con bé thức dậy chưa? Khi đến nơi, họ rất ngạc nhiên thấy cô con gái tóc quăn ba tuổi đang ngồi nghiêm trang trên giường với vẻ xinh đẹp và sáng chói như một nữ thần. Khi được hỏi tại sao lại thức dậy với y phục và tóc được làm đẹp sớm như vậy, cô bé véo von nói tối qua con có một giức mơ rất đẹp, và vì vậy nên con mới thức dậy và để cho bảo mẫu sửa soạn cho con sớm hơn thường lệ. Cha mẹ cô bé nhìn nhau đầy ẩn ý. Họ dịu dàng yêu cầu con gái kể về giấc mơ của cô bé ra sao. Bhadra cúi xuống sàn nhà xin phước cha mẹ rồi nghiêm trang kể:

mong thuc chet va giac ngo“Con thấy mình đang đi chơi trên một quả đồi rất đẹp, có nhiều hoa, bướm và chim chóc, có cả khỉ, kỳ nhông đổi màu nữa. Trong khi đang say sưa với những con thú nhỏ và khám phá hoa lá trong rừng, con đã bị trượt chân té xuống một cái vực sâu…” Cha mẹ cô bé giật mình nhìn nhau thảng thốt. Rồi họ động viên cô bé nói tiếp chuyện gì đã xẩy ra. Bhadra nghiêm trang im lặng một hồi rồi kể tiếp. “Nhưng con không rơi lên các tảng đá nhọn phía dưới vực, mà lại nằm trên một con vật rất lớn có bộ lông màu vàng nâu rất đẹp và mềm mại. Con đã ngủ trên cái giường lót lông dài, êm ái và có hơi thở đó… Nó đã liếm vào mặt con làm con tỉnh giức.” Theo những gì cô bé diễn tả, cha mẹ cô biết đó là một con sư tử có bờm cỡ lớn. Họ cùng rùng mình sởn gai ốc. Phải chăng đó là hiện thân của nữ thần Durga mãnh liệt khi yêu thương cũng như khi giận dữ?

Càng lớn lên, Hiền Phát càng lộ rõ bản tánh thông minh linh lợi, xinh đẹp khác người và cũng tiềm ẩn tính cách nổi loạn. Để bảo vệ Hiền Phát, người cha lúc này đang giữ chức quan thủ khố của triều đình đã cho nhốt cô bé vào một từng lầu trên cao, có gia nhân canh gác cẩn thận, hàng ngày chỉ có một nhũ mẫu ở bên cạnh cô bé chăm sóc cho cô và kể chuyện cho cô bé hiếu động khuây khỏa cảnh ‘cá chậu chim lồng”. Bhadra cũng được mua sắm cho rất nhiều đồ trang sức đắt tiền, các bộ saree lộng lẫy bằng lụa Kasi dệt với các hoa văn thời thượng nhất. Ngày và đêm, những khi còn tỉnh thức, nhũ mẫu rỉ rả vào tai cô những câu chuyện thần tiên và kho tàng sử thi với nhiều tình tiết khốc liệt như Bhagavad Gita, Ramana, vv.

Cho đến một ngày, Bhadra đã trở thành một cô thiếu nữ xinh đẹp với làn da nâu khỏe mạnh và mái tóc đen dày xõa kín lưng ong. Hôm đó nàng thiếu nữ thức dậy và nghe tiếng ồn ào náo động dưới phố. Bảo mẫu đang đi lấy nước ấm cho cô rửa mặt, tò mò, Bhadra đi ra vén màn cửa sổ lên và nhìn xuống phố. Người ta đang đánh trống, thổi tù và và đọc thông báo về một tên tội phạm nguy hiểm đang được đưa diễu quanh bốn cổng thành trước khi đưa y đi hành hình. Ánh mắt dịu lạnh của Bhadra dừng lại trên một tấm lưng lực lưỡng nâu bóng, bờ vai rắn chắc đã bị những vết roi hằn sâu tóe máu. Và cái cần cổ kiêu hãnh ấy, cái đầu dù đang mang gông vẫn ngửng lên đầy nét kiêu hãnh lạnh lùng và bất cần. Như có một sức mạnh vô hình níu kéo ánh mắt của Bhadra dán chặt lên thân thể tên tội phạm. Nàng đã thấy một số đàn ông thuộc từng lớp thương gia hay quí tộc là bạn bè hay thân quyến của cha nàng, nhưng chưa ai trong số họ có thể khuấy động tâm hồn vốn chưa định hình của nàng như bây giờ. Như có những cơn sóng trào lên và cảm giác thật khó tả.

Đám diễu hành đi qua và Bhadra nằm vật xuống sàn nhà cảm giác như kiệt sức, thất thần. Nàng vô hồn nhìn thẫn thờ ra cửa sổ khi nhũ mẫu đi vào với thức ăn nóng hổi cho bữa điểm tâm. Mặc mọi lời năn nỉ hay dọa nạt, Bhadra không động tới thức ăn sáng cũng như thức ăn trưa. Nàng chỉ nằm trên sàn nhà với cặp mắt thẫn thờ vô hồn. Khi nghe con không chịu ăn uống và cứ nằm ì dưới sàn nhà, mẹ nàng đã vào dùng lời dịu dàng yêu thương của người mẹ khuyên giải, nhưng lời bà cứ như nước đổ lên lá sen, trượt đi mà chẳng có tác dụng gì. Khi cha Bhadra từ buổi chầu trở về, được vợ thông báo về tình trạng của cô con gái cưng quí, ông trưởng giả lập tức vào thăm con và hỏi rõ sự tình. Khi được biết Bhadra trở nên như vậy sau khi nhìn ngắm tên tội phạm Sattuka bị giải đi ngoài phố, ông dịu dàng hỏi con:

_ Này con gái yêu, có phải con đã phải lòng người đàn ông bị trói và đánh như tội phạm đó không?

Cảm thấy tình cảm của mình đã được thấu hiểu, Bhadra dâng trào nước mắt gật đầu. Nàng thổn thức cầu xin cha hãy dùng quyền lực và tiền bạc của mình để chuộc tên tội phạm đó ra. Người cha rất thương con, đồng thời ông cũng biết Sattuka là một tên tội phạm rất nguy hiểm. Hắn đang bị giải ra pháp trường để xử tội cướp của và giết người. Ông cũng biết hắn có xuất thân cao quí, nhưng sinh ra dưới ngôi sao thần cướp nên bản tính rất hung dữ và độc địa. Hắn lại được ưu ái cho chiều cao đáng mơ ước, sức mạnh cơ bắp và vẻ điển trai vừa phong trần, lại vừa phảng phất chút quí tộc kiêu hãnh. Cha nàng cũng cho Bhadra biết Sattuka là một gã đàn ông xem phụ nữ như các món đồ chơi, và lần này hắn bị bắt vì đã lừa tình một thiếu phụ giàu có, giết chết bà ta và cuỗm hết đồ trang sức và tiền bạc của gia đình đó.  Mặc cho cái lịch sử không tốt đẹp của Sattuka, Bhadra vẫn thổn thức vì thương yêu y với một tình yêu mù quáng không giải thích được. Nàng van xin cha hãy vì mạng sống của nàng mà cứu chuộc Sattuka cho nàng. Rằng tình yêu chân thật và mãnh liệt của nàng sẽ cảm hóa hắn. Người cha thở dài trong thương cảm, và cuối cùng ông đã mềm lòng trước tình trạng của cô con gái yêu.

Đêm đó ông đã bỏ ra mấy ngàn đồng tiền vàng hối lộ cho viên quan và các lính canh tù. Họ đã đổi mạng của Sattuka, thay vào đó là một tù nhân khác cùng độ tuổi và vóc dáng hơi giống y bị đem đi xử tử. Sau khi được tha mạng, Sattuka đã được bí mật đem về biệt phủ của quan thủ khố triều đình. Ở đây y được cho tắm rửa, xức dầu thơm và cho ăn mặc rất sang trọng. Bhadra như được hồi sinh, nàng vui vẻ cười nói, duyên dáng trang điểm và ngay cuối ngày hôm đó, hôn lễ đã được tổ chức với sự chứng giám của thần linh và một vị thầy tế lễ.

Sau khi thành thân, đôi vợ chồng trẻ được bảo vệ rất nghiêm ngặt bởi các gia nhân và các vệ sĩ. Những ngày vui vụt trôi qua, mặc dù được sống bên người vợ trẻ xinh đẹp và sẵn sàng phục vụ chồng như nô lệ, nhưng Sattuka cảm thấy rất chán ngán cho thân phận bị giam lỏng. Y bịa ra cớ phải lên núi để trả lễ cho vị thần linh đã cứu y thoát khỏi tử thần lần này. Bhadra ngây thơ nói:

_ Này chồng thân yêu, không phải thần linh cứu chồng đâu. Đó là vì tình yêu của em với chồng nên cha em đã bỏ tiền ra và dùng các mối quan hệ của mình để cứu mạng anh đó!

_ Em thân, em thật cạn nghĩ. Năng lực tác động lên trái tim em và khiến em năn nỉ cha mình cứu anh là do ý chí của thần linh đó. Em biết không, anh đã chân thành cầu khẩn vị thần Núi Kẻ Cướp rằng nếu thần cứu anh lần này, chắc chắn anh sẽ hậu tạ. Nhờ thấu cảm được lời cầu xin của anh nên thần đã khiến cho em hành động như vậy… hôm nay chính là lúc anh phải cùng cô dâu xinh đẹp cảu mình lên núi hậu tạ thần. hãy là một người vợ tốt, đeo tất cả trang sức cảu em vào, đem theo những thứ quí giá để làm lễ nữa. Hãy đi cùng anh lên Núi Kẻ Cướp để lễ thần nha Bhadra!

Đang ngây ngất trong men tình đầu nên Bhadra đã thuận theo lời yêu cầu của Sattuka. Tuy nhiên bọn họ đã không thoát khỏi tai mắt của gia nhân và cảnh vệ. Một đoàn tùy tùng đã được sắp xếp để hộ tống Bhadra và Sattuka lên miếu thần trên núi Kẻ Cướp. Tuy nhiên, Sattuka là một kẻ gian manh, y đã thuyết phục được Bhadra để bọn gia nhân và các vệ sĩ lại dưới chân núi, Y nói thần chỉ muốn hai vợ chồng họ hiện diện để trả lễ nơi chốn linh thiêng mà thôi, gia nhân không được cùng lên núi, nhưng nàng phải đi với tất cả trang sức và đồ lễ để tỏ sự chân thành. Và một lần nữa Bhadra đã xiêu lòng trước vẻ thuyết phục của người chồng điển trai mới cưới.

Họ đã lên đến đỉnh núi. Trước sự ngạc nhiên của Bhadra, nơi đây không có miếu thần nào cả. Nơi đó chỉ có mấy tảng đá lớn, và bên dưới là vực thẳm. Đôi cánh chim đại bàng bay lượn giữa thinh không và vài tiếng ó kêu nghe ghê rợn lạnh đến xương sống. Sattuka mỉn cười bí hiểm, y không để cho Bhadra được nghỉ ngơi sau mấy giờ leo núi. Hắn ra lệnh cho Bhadra phải cởi bỏ hết trang sức của nàng ra và bọc chúng vào mảnh vải trùm đầu của nàng. Nàng vẫn ngây thơ hỏi tại sao không để cho nàng mang trang sức cùng làm lễ với chồng? Sattuka cười lớn khinh miệt nói:

-        Cô nàng ngu ngốc cuồng yêu này. Ta không có lễ tế thần nào hết. Cô – với trái tim chỉ biết yêu đương cuồng dại của cô mới là vật tế thần! Mau cởi đồ trang sức của cô ra cho ta!

-        Này chồng yêu quí. Tại sao anh lại lấy đồ trang sức ít ỏi này? Em và toàn bộ tài sản của gia đình em đều thuộc về anh mà! Xin anh hãy ráng đợi chờ thêm một thời gian nữa, khi cha mẹ em qua đời, tất cả sẽ thuộc về anh. Em xin anh. Em là vợ anh, là nô lệ của anh bây giờ và mãi mãi. Chúng ta hãy quay về và tiếp tục đời sống vợ chồng trong lâu đài không thiếu thốn bất cứ vật gì của chúng ta. Xuống núi và quay về đi anh, ở đây em cảm thấy rất lạnh!

-        Này cô gái ngu si, đừng lảm nhảm nữa. Ta đây không cần cô và tình yêu trẻ con của cô. Ta muốn được tự do cùng với các trang sức đắt tiền của cô. Cô hiểu chưa? Ta không thể chờ đợi. Bản chất của ta là kẻ cướp, bản tính của cô là tiểu thư nhà giàu. Chúng ta không tương hợp. Tôi chán cô quá rồi. Hãy mau cởi đồ ra và đây là giây phút cuối cùng của cuộc đời cô. Hiểu chưa? – Sattuka rít lên lạnh lùng.

Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu Bhadra. Cô khép nép yêu cầu Sattuka cho cô một cơ hội cuối cùng được đảnh lễ chồng từ bốn phía cho trọn đạo của một người vợ trước lúc chia ly. Sattuka ngạo mạn đồng ý với yêu cầu này, và hắn còn khịt mũi cười khinh thị khi Bhadra lần lượt đảnh lễ hắn từ phía trước, phái bên phải, phía bên trái… Khi đến phía sau lưng, Bhadra đột ngột dùng hết sức bình sinh nắm chân Sattuka và đẩy hắn xuống vực thẳm phái dưới! Chỉ nghe những tiếng răng rắc của cành cây gẫy đổ, tiếng hét thất thanh của tên tội phạm cùng đường và cuối cùng là tiếng phịch ặng nề của một xác thân to lớn cắm vào mõm đá nhọn phía dưới vực Kẻ Cướp.

Bhadra gào khóc trong điên dại. Nàng đã giết chồng, người mà nàng đã từng yêu quí hơn chính sinh mạng của mình! Trong khi đó chư thiên ngự trên các ngọn cây trên đỉnh núi và vị Sơn Thần lại mỉn cười và vỗ tay ca ngợi hành động mưu trí dũng cảm của nàng! Họ đồng thanh nói lên lời tán thán:

“Không phải bao giờ phụ nữ cũng yếu đuối và phản ứng chậm chạp. Có những lúc họ nhanh trí hơn đàn ông và dám làm điều mà thường tình họ nghĩ là không thể.”

Bhaddā-Kundalakesā

Đau đớn, bối rối và mệt mỏi mất phương hướng, Bhadra ngồi khóc như mưa một hồi rồi tự lau nước mắt đứng lên tìm đường xuống núi. Nàng không muốn đối diện với các gia nhân và cha mẹ mình sau khi đã giết chồng trong một hoàn cảnh bất khả kháng. Nếu nàng gặp lại họ, biết nói sao đây khi nàng chỉ xuống núi một mình? Có ai tin nàng không? Có ai hiểu nàng không? Bhadra quyết định ném một ít trang sức và mảnh vải che đầu xuống chỗ nàng đã đẩy Sattuka xuống rồi lầm lũi xuống núi theo hướng khác.

Khi trời dần về chiều mà không thấy cô chủ cùng chồng cô xuống núi, bọn gia nhân bắt đầu lo lắng và họ cho người về báo với ông bà chủ về sự việc. Khi mọi người cùng nhau lên núi tìm thì họ chỉ thấy một ít máu đã khô, một ít áo quần và đồ trang sức của Bhadra nằm rải rác gần chỗ vực thẳm. Nhìn xuống dưới họ kinh hoàng nghe và thấy những con kên kên đang rỉa thịt của một cái xác nay chỉ còn trơ lại những khúc xương trắng! Vốn biết Sattuka là tên tội phạm đã từng lừa tình và giết người cướp của, gia đình Bhadra đã cảm thấy đau đớn khủng hoảng khi nghĩ rằng con gái mình đã bị tên sát nhân giết quăng xuống vực và lấy hết phần lớn đồ trang sức cũng như áo xống của cô. Họ khóc lóc thảm thiết và thuê người xuống vực lượm xương tàn lên làm lễ hỏa táng mà không biết đó là phần còn lại của Sattuka.

Về phần Bhadra, sau khi tìm đường xuống núi nàng không dám về nhà. Nàng đã tìm đến tu viện của các nữ đạo sĩ lõa thể (Jinavant). Bhadra cúng dướng các đồ trang sức cho tu viện và xin được xuất gia tu hành. Các nữ đạo sĩ giải thích cho cô biết các hình thức xuất gia khác nhau. Có ba hình hình thức xuất gia: cỡ bình thường, cỡ trung và cỡ cực khó - bậc thượng căn xuất gia với ý nguyện khổ hạnh cao nhất. Với hình thức sau cùng này, giới tử phải tự nhổ tóc mình và chỉ che một mảnh vải trắng nhỏ đủ che khuất phần nhạy cảm của cơ thể. Bhadra đã xin xuất gia với hình thức khổ hạnh cao nhất. Họ đã giúp cô nhổ từng chùm tóc vốn rất khỏe mạnh và dài của cô. Cảm giác như từng mảng da đầu bị lột bỏ, nhưng như vậy cũng chưa đau bằng những cắt xoáy, những cơn lốc cảm xúc và nức nở trong tâm hồn cô. Từ bé đến nay cô chưa từng sống xa vòng tay yêu thương che chở của cha mẹ và vú nuôi. Các gia nhân trong nhà đều xem cô như nữ thần, và khi đêm về trong sâu thẳm cô nhớ cả vòng ngực ấm nóng và cánh tay mạnh mẽ của chồng Sattuka. Cô cố quên đi tất cả. Nước mắt đầy vơi rồi lại đầy trong niềm cô quạnh tuyệt đối của một nữ đạo sĩ với lời nguyện khổ hạnh cao nhất. Sau một thời gian tóc cô mọc lại và xoăn tít. Cũng vì vậy cô có biệt danh Nữ Đạo Sĩ Tóc Quăn. Cô cũng dần quên chuyện cũ vì phải học rất nhiều giáo lý và các pháp môn tẩy não. Vốn thông minh hơn người, Bhadra đã học thuộc lòng và thuần thục cả ngàn câu pháp thoại phổ biến trong tông phái mà cô tu hành.

Cứ năm bữa nửa tháng Bhadra lại đi khất thực trong làng. Nữ đạo sĩ không đi về phía thành Vương Xá nơi có cha mẹ cô và những quyến thuộc sinh sống. Nhưng sau ba năm, cô thấy rằng lòng mình đã tương đối bình thản trước cảnh trần, cô đã đi về thành Vương Xá khất thực. Khi đi ngang nhà, cô chỉ thấy vú nuôi ra cúng dường thức ăn. Không mất nhiều thời gian, vú đã nhận ra cô tiểu thư Bhadra thân yêu của mình nay gầy đen xơ xác trong hình hài và y phục tu sĩ. Vú quì xuống ôm chân cô khóc như mưa. Sau những phút đầy xúc động và cạn bớt nước mắt, vú kể cho cô nghe về cha mẹ vì cô mà buồn phiền phát bệnh rồi lần lượt ra đi trong một năm! Cha mẹ cô trước khi nhắm mắt xuôi tay chỉ gọi tên con gái thống thiết. Nghe đến đây chân Bhadra khụy xuống. Nàng cảm thấy tội lỗi mà mình đã đem đến cho cha mẹ là không thể tha thức được. Bhadra Kundalakesi này là kẻ đại bất hiếu! Lương tâm dày vò tâm khảm cô. Và hôm đó Bhadra lê bước về tu viện trong nỗi đớn đau tột cùng.

Thời gian là phương thuốc nhiệm màu cứu rỗi linh hồn cô. Tất cả đều là nghiệp và do nghiệp lực dẫn dắt, Bhadra tin tưởng như vậy. Cô tập trung tâm trí vào việc tu học và chỉ sau năm năm, cô đã trở thành một luận sư có khả năng tranh biện thư hùng với bất cứ du sĩ nào trong xứ Diêm Phù Đề (Jumbudipa). Sau khi trở thành luận sư, Bhadra đi du hành khắp nơi. Mỗi nơi cô đến, trước khi đi khất thực cô đều cắm một cành liễu lên đống cát ở đầu thôn để thông báo về sự có mặt của mình và cũng ngầm thông báo nếu trong vùng có ai thích đàm đạo thì hãy gặp cô ở chỗ đó vào buổi chiều.

Một hôm, ngài Sariputta trên đường du hóa gặp cành liễu của Bhadra. Ngài đạp đổ cành liễu và vào làng khất thực. Lũ trẻ quanh đấy đã báo tin cho Bhadra biết về vị Tỳ Khưu đã đạp đổ cành liễu, và họ đã sắp xếp một cuộc đàm đạo ngay trên bãi cỏ gần đó với sự tham dự của nhiều tín đồ hiếu kỳ hay mộ đạo. Tôn giả Sariputta đã ghành quyền đặt câu hởi trước cho Bhadra, và ngài đã trả lời thông suốt tất cả các câu hỏi của nữ đạo sĩ. Tuy nhiên, khi được Tôn giả hỏi “Gì là một - Kim Eka?” thì cô lúng túng không trả lời được. Sau buổi đàm đạo cô đã công nhận mình thua cuộc. Bhadra cũng đã trở nên mệt mỏi và chán ngán giáo lý và cách tu hành cảu đạo Kỳ na (Jaina) mà cô đang theo. Cô có tác ý muốn gặp một bậc đạo sư, và Tôn Giả Xá Lợi Phất đã gợi ý cho cô đến gặp Đức Phật trên núi Linh Thứu.

Sau đây là tự sự của cô được lưu truyền lại trong Trưởng lão Ni kệ về nhân duyên khiến cô gặp Bậc Hoàn Toàn Giác Ngộ (Buddha). Biết cô là bậc đa văn quảng thuyết, nhưng trong lòng còn chưa yên tĩnh, đức Phật nói:

“Dầu nói ngàn câu kệ
Nhưng không gì lợi ích,
Tốt hơn nói một câu,
Nghe xong, được tịnh lạc.”

(Pháp Cú 101.)

Chỉ cần có mặt trong sự hiện diện của bậc Đạo Sư thôi, Bhadra đã cảm thấy an tịnh. Khi nghe câu kệ trong lúc bản thân cũng đã rũ bỏ được tà kiến, Bhadra giác ngộ và chứng đắc quả thánh A-la-hán ngay trong sát na. Vì sự giác ngộ mau lẹ cảu cô, Bhadra Kundalakesa đã được bậc Đạo Sư tuyên bố là nữ đại đệ tử đệ nhất về trí tuệ sắc bén.

Trưởng lão Ni Bhadra Kundalakesa đã đi du hóa khắp nơi với hạnh đầu đà, là vị ăn của chư đàn na tín thí mà không mắc nợ nữa. Tương truyền cúng dường cho vị trưởng lão ni này có được rất nhiều phước báu. Bà là một trong những vị ni hiếm có được chính đức Phật cho xuất gia Tỳ Kheo Ni bằng câu: “Ehi Bhikkhuni – Đến đây vị Tỳ Kheo Ni.” Câu này làm thành tựu giới pháp chỉ dành cho bậc thượng căn Tăng cũng như Ni.

Kệ ngôn của trưởng lão ni Bhaddākuṇḍalakesā.

Theri gatha 46.

 “Trước đây, tôi đã đi lang thang, tóc được cạo, mang bùn đất, mặc một mảnh y phục, với sự suy nghĩ là có tội ở việc không tội, và với sự nhận thức là không tội ở việc có tội.

Sau khi rời khỏi chỗ nghỉ ban ngày ở ngọn núi Gijjhakūṭa, tôi đã nhìn thấy đức Phật, bậc Vô Nhiễm, được tôn vinh bởi Hội Chúng tỳ khưu.

Sau khi quỳ gối xuống, đảnh lễ, tôi đã (đứng) đối diện, chắp tay lại. Ngài đã nói với tôi rằng: ‘Này Bhaddā, hãy đến’ việc ấy đã đánh dấu sự đầy đủ giới pháp cho tôi.

 (Tôi đã) du hành qua (các xứ sở) Aṅga, Magadha, Vajjī, Kāsī, và Kosala. Trong năm mươi năm, tôi đã thọ dụng vật thực của các quốc độ, không có nợ nần.

Quả thật, ông ta đã tạo được nhiều phước báu! Quả thật, nam cư sĩ này có trí tuệ! Ông ta đã bố thí y đến Bhaddā, vị ni đã được giải thoát khỏi các sự cột trói.”

Trưởng lão ni Bhaddākuṇḍalakesā đã nói những lời kệ như thế.

(Người viết Bhikkhuni dhammananda – Khemarama  cuối Hạ 2017)

Ref. Dictionary of pali Proper names by M. Malasekera.

A Therī. She was foremost among nuns, of swift intuition, and was born in the family of a treasurer of Rājagaha. On the same day, a son was born to the king's chaplain under a constellation favourable to highwaymen, and was therefore called Sattuka. One day, through her lattice, Bhaddā saw Sattuka being led by the city guard to execution on a charge of robbery. She fell at once in love with him and refused to live without him. Her father, out of his love for her, bribed the guard to release Sattuka, let him be bathed in perfumed water, and brought him home, where Bhaddā, decked in jewels, waited upon him. Very soon, Sattuka began to covet her jewels and told her that he had made a vow to the deity of the Robbers' Cliff that, should he escape, he would bring him an offering. She trusted him and, making ready an offering, went with him arrayed in all her ornaments. On arriving at the top of the cliff, he told her of his purpose, and she, all undaunted, begged of him to let her embrace him on all sides. He agreed to this, and then, making as if to embrace him from the back, she pushed him over the cliff. The deity of the mountain praised her presence of mind saying that men were not in all cases wiser than women.

Unwilling to return home after what had happened; she joined the Order of the white robed Niganthas. As she wished to practise extreme austerities, they dragged out her hair with a palmyra comb. Her hair grew again in close curls, and so they called her Kundala-kesā ("Curly-hair"). Dissatisfied with the teaching of the Niganthas, she left them, and going to various teachers, became very, proficient in discussion and eager for debate. She would enter a village and, making a heap of sand at the gate, set up the branch of a rose apple saying, "Whoever wishes to enter into discussion with me, let him trample on this bough." One day, Sāriputta, seeing the bough outside Sāvatthi, ordered some children to trample on it. Bhaddā then went to Jetavana accompanied by a large crowd whom she had invited to be present at the discussion. Sāriputta suggested that Bhaddā should first ask him questions; to all of these he replied until she fell silent. It was then his turn, and he asked "One what is that?" (probably meaning: "state any one fact true for everyone")  She, unable to answer, asked him to be her teacher. But Sāriputta sent her to the Buddha, who preached to her that it were better to know one single stanza bringing calm and peace than one thousand verses bringing no profit. At the end of this sermon, Bhaddā attained arahantship, and the Buddha himself ordained her.

In the time of Padumuttara Buddha, she had heard him preach and place as foremost among nuns one whose intuition was swift (khippābhiññā). She vowed that this rank should one day be hers. Later, when Kassapa was Buddha, she was one of the seven daughters of Kikī, king of Benares, and was named Bhikkhadāyikā (v.l. Bhikkhudāsikā). For twenty thousand years she remained celibate and built a dwelling for the Order. A.i.25; AA.i.200ff.; ThigA.99ff.; Ap.ii.560ff. The DhA. Account (ii. 217 ff.) differs in various details. There Bhaddā is shut up by her parents at the top of a seven storied building with only a single woman to wait on her, for "girls when young, burn for men!" It was thus that she saw the robber.

In the Therīgāthā (Thig.vss.107-11) are included several verses spoken by her when she had been a nun for fifty years, wandering about in Anga, Magadha, Kāsi and Kosala, living on the people's alms.

https://thuvienhoasen.org/a28883/mong-thuc-chet-va-giac-ngo


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage