Kinh dạy rằng , một hôm có một du sĩ ngoại đạo Vacchagotta đến chỗ Đức Phật, bạch rằng: “Thưa Tôn giả Gotama, thần ngã có không?” Đức Phật im lặng, không trả lời. “Như vậy, thưa Tôn Giả Gotama, thần ngã không có chăng (1)?”.
Đức Phật vẫn giữ im lặng. Ở thời Đức Phật, những du sĩ ngoại đạo giống
như Vacchagotta không phải là ít, lúc họ cùng nhau bàn luận thường đưa
ra những vấn đề huyền học để tranh luận. Những vấn đề tranh luận thường
xoay quanh mười chủ đề sau:
Liên quan đến vũ trụ:
1- Vũ trụ vĩnh hằng?
2- Vũ trụ không vĩnh hằng?
3- Vũ trụ hữu hạn?
4- Vũ trụ vô hạn?
Liên quan đến vấn đề tâm lý học:
5 – Thân và tâm là một vật đồng nhất?
6- Thân là một vật và tâm là một vật?
Liên quan đến vấn đề cảnh giới chứng ngộ của Đức Phật:
7- Sau khi chết Đức Phật tồn tại?
8- Sau khi chết Đức Phật không tồn tại?
9- Sau khi chết Đức Phật vừa tồn tại vừa không tồn tại?
10- Sau khi chết Đức Phật vừa không tồn tại vừa không không tồn tại?
Đức
Phật đã dạy rằng những câu hỏi như thế chỉ hoàn toàn dựa vào những lý
do trừu tượng chung (huyền hoặc) nên không có câu trả lời: Ngài bảo
chúng bị che đậy bời tính không có ý nghĩa hoặc rối rắm không đầu không
cuối của chúng. Tại sao Đức phật không trả lời những câu hỏi huyến hoặc ở
trên ?Trước hết, vì những vấn đề này không liên quan đến những lời dạy
của Đức Phật. Phật giáo thời kỳ đầu, Đức Phật thường nhấn mạnh vào việc
tu trì giới định huệ và nhấn mạnh giáo lý khổ, vô thường, vô ngã. Những
pháp này có mục đích giúp mọi người hiểu được cái khổ và phương pháp
diệt khổ, nhiệm vụ bức thiết nhất của chúng ta là diệt trừ khổ não, vì
vậy Đức Phật giải thích những pháp này là để lợi lại trong việc tu tập,
làm cho mọi người yếm ly, trừ chấp ngã, an tịnh, chứng đắc giải thoát
giác ngộ. Còn những vấn đề huyền hoặc trên, trong đó có bốn vấn đề liên
quan đến vũ trụ, cho dù hữu hạn hay vô hạn, vĩnh hằng hay không vĩnh
hằng, chúng đều không có ích lợi gì cho việc giải thoát khổ đau của nhân
loại. Đức Phật đã dạy rằng:
“Này
Vaccha, nghĩ rằng thế giới là vô thường… thế giới là thường… thế giới
vô biên… thế giới là hữu biên… sinh mạng và thân thể là một… sinh mạng
và thân thể là khác… Như lai có tồn tại sau khi chết… Như lai không tồn
tại sau khi chết… Này Vaccha, nghĩ rằng Như Lai không có tồn tại và
không không tồn tại sau khi chết, như vậy là tà kiến, kiến trù lâm, kiến
hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đổi với
khổ, với tàn hại, với não hại, với nhiệt não, không hướng đến yếm ly, ly
tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết- bàn. Này Vaccha,
Ta thấy có sự nguy hại này mà ta không chấp nhận hoàn toàn những tri
kiến như vậy (2)?”
Còn
hai vấn đề tiếp theo về thân thể vật lý và tâm lý của con người, cho dù
có đồng nhất hay không thì cũng chịu sự chi phồi của vô thường, tan rã,
khổ đau, sanh tử luân hồi, theo đức Phật thì hết thảy pháp đều vô ngã,
Giáo pháp vô ngã của Đức Phật thật siêu tuyệt, cho dù vấn đề thân và tâm
của ngoại đạo có đặt ra đồng nhất hay khác nhau cũng không thể nào ăn
nhập với giáo lý năm uẩn vô ngã của Đức phật. Những vấn đề trên đều
triền miên không nói hết tận nguồn góc của chúng. Tiếp đến là những vấn
đề liên quan đến cảnh giới chứng đắc cùa Đức Phật, Ngài đã chứng ngộ
thành Phật, cảnh giới chứng đắc của Ngài là Phật cảnh, nhờ vào việc tu
hành mà chứng ngộ. Cảnh giới này đối với hạng người phàm phu thì không
thể hiểu hết ,cho dù Đức phật có dùng bất kỳ ngôn ngữ hay cách diễn đạt
như thế nào cũng không giúp người nghe hiểu hết được. Vì vậy, những vấn
đề huyền hoặc ở trên đều không liên quan đến những lời dạy của Đức Phật,
không liên quan đến những tu hành phạm hạnh, chúng không có ích lợi cho
việc tu tập thân tâm đạt đến cảnh gới giác ngộ như Đức Phật. Do đó, khi
có người hỏi về những vấn đề liên quan đến những tình huống như trên
Đức Phật đều im lặng .
Thứ
hai, những vấn đề huyền học sẽ đưa chúng ta đi vào mê trận, làm cho
chúng ta mất phương hướng. Đồi với Đức Phật, mọi tranh luận không mang
lại lợi ích cho việc tu học và làm rõ chánh kiến đều là hý luận vô bổ,
huống hồ là trnh luận mang đến phiền não, không thỏa mãn với câu hỏi đã
đề ra và càng làm cho con người trở nên rối rắm .
Thời
Đức Phật còn tại thế, có một Tỳ-kheo tên là Man đồng Tử (Malunkya ),
một hôm lúc ban trưa ngồi thiền quán bổng nhiên đứng dậy di về phía
hương thất của Đức Phật, sau khi đảnh lễ Đức Phật, rồi ngồi qua một bên,
thưa rằng:
“Bạch
Đức Thế Tôn, con đang ngồi thiền một mình, bỗng nhiên khởi lên một
niệm, có mười vấn đề mà bấy lâu nay Ngài chưa giải thích rõ với chúng
con. Mỗi khi chúng con hỏi Ngài về những vấn đề này thí Ngài đều im
lặng. Con cảm thấy không vui khi Ngài làm như thế. Bạch Đức Thế Tôn, hôm
nay nếu Ngài giải thích rõ mười vấn đề trên thì con tiếp tục sống đời
sống xuất gia tu hành phạm hạnh; nếu Ngài vẫn giữ im lặng thì con mất
hết tín tâm không tiếp tục tu hành nữa. Nếu Thế Tôn biết thế giới này là
vĩnh hằng, thì xin Ngài nói cho con được rõ. Nếu thế gian này không
vĩnh hằng, thì lý do tại làm sao ?Nếu Ngài đối với những vấn đề này mà
không biết thì trực tiếp nói là không biết ”(3)
Đức Phật dạy:
“Con
thật mê muội ! buồi ban đầu có phải là không hiểu những vấn đề huyền
hoặc này mà con đi xuất gia không ?Lúc con đi theo Ta tu hành phạm hạnh
Ta có hứa sẽ nói cho con biết những vấn đề này không ?”. Man Đổng Tử trả
lời: “ Bạch Đức Thế Tôn, không ”Đức Phật dạy: “ Như vậy con chưa được
Như Lai trả lời thì con đã chết rồi. Này Man Đồng Tử, giả như có người
bị trúng tên độc bị thương, người thân của người này muồn nhổ mũi tên ra
và đưa đến bác sĩ, nhưng người kia không muốn cho người nhà nhổ mũi tên
ra trừ phi biết ai đã bắn tên này. Người bắn mũi tên thuộc giòng họ
Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Phệ-xá, hay Thủ-đà-la. Hắn cao, thấp, hay vừa, da
của hắn nâu ,trắng đen hay vàng; hắn ở thành xóm ấp làng nào ?. Tôi
không muốn nhổ mũi tên ra trừ phi tôi biết tôi bị loại cung tên nào bắn
trúng, dây cung làm bằng gì, loại tên hình như thế nào, làm bằng chất
liệu gì…Này Man Đồng Tử; người kia chưa kịp biết rõ đáp án thì đã chết
rồi, cũng như người muốn biết vũ trụ có vĩnh hằng hay không vĩnh hắng và
những vấn đề liên quan nó, người kia chưa kịp được Như lai trả lời thì
đã chết rồi. Cũng như vậy, nếu có người hỏi, tôi không theo Đức Thế Tôn
tu hành phạm hạnh nữa trừ phi Ngài trả lời cho tôi về những điều vũ trụ
có vĩnh hắng hay không, người kia chưa được Như Lai trả lời thì đã chết
rồi ”. “Vì đời người ngắn ngủi, nếu ai bị những vấn đề huyền hoặc này mà
suốt ngày phiền não, cố chấp không xả, muốn tìm cho đến ngọn nguồn, thì
càng ngày càng vào mê lộ, cuối cùng không đi ra được ”(4).
Một
ý nghĩa giáo dục ở đây là những đòi hỏi không cần thiết thì có thể
chứng minh điều đó là có hại đến tinh thần . Đối với những vấn đề huyền
luận như trên Đức Phật hoàn toàn không để ý .
Hơn
nữa, do ngôn từ có tính hạn chế, người phàm phu không thể thông qua
ngôn ngữ để hiểu được hay diễn đạt được hết nhửng vấn đề hyền hoặc. Ngôn
ngữ do con người sáng tạo dùng để biểu đạt những cảm nhận, kinh nghiệm
và tư tưởng mà mình thể nghiệm qua các hiện tượng và sự vật. Ngôn ngữ là
tín hiệu để diễn đạt nhận thức về sự vật và ý niệm của chúng ta, nó là
phương tiện để thuyết minh sự hiểu biết của chúng ta nhưng cũng không
vượt ra khỏi hạn cục của thời gian, không gian. Hay nói cách khác con
người chỉ biểu đạt được sự việc và ý niệm trong phạm vi thời gian và
không gian cho phép; thậm chí ngôn ngữ của con người có khi không đủ để
diễn tả sự việc hiện thực trong đời sống thường ngày. Có lẽ mọi người
đều từng có kinh nghiệm về những cảm giác diễn ra trong tư duy của mình
mà không thể tìm được ngôn ngữ để diễn tả. Do đó, có thể thấy được ngông
ngữ của con người không phải là phương tiện diễn tả tuyêt đối ,nó có
tính hữu hạn của nó, không thể diễn đạt nhận thức một chân lý, không
những thế hoàn toàn có thể diễn đạt sai lệch với chân lý qua nhận thức.
Vì chân lý tuyệt đối (chẳng hạn như Niết-bàn) siêu xuất thời gian, không
gian và cả định luật hạn chế của hữu vi: con người chỉ có tu tập để đạt
đến chứng đắc mới thể nghiệm được, chứ không thể dùng ngôn ngữ để miêu
tả hoặc khong thể dùng trí kiến bình thường để suy diễn được. Đến đây
ngôn ngữ nhà Thiền gọi là ngôn ngữ đạo đoạn. Trên thực tế, những vấn đề
như vậy vĩnh viễn không thể thông qua ngôn ngữ văn tự để trả lời dầy đủ
như ước muốn, mà cũng không có loại ngôn từ nào để diễn đạt loại kinh
nghiệm như thế. Như câu chuyện Rùa và Cá trong truyện cổ Phật giáo, Rùa
kể cho Cá nghe thế giới trên cạn, cứng, không thể bơi, chỉ có thể bước
đi. Nhưng Cá không thể nào hiểu nổi, cứ khăng khăng cho môi trường trên
cạn tương tự như môi trường nước, có thể bơi nhảy, lặn lội. Cũng giống
như ngôn ngữ bình thường của chúng ta không thể nảo đem ra diễn tả trạng
thái của Niết bàn. cho dù có dùng bút mực cao cấp, ngôn từ diểm lệ, lời
lẽ cao huyền cũng phí công vô ích, không thể tìm thấy những ngôn từ
thích hợp để diễn giảng cảnh giới của Niết Bàn. Cho nên người câu nệ vào
văn tự thì bị ràng buộc. Cũng như kinh Lăng Già đã dạy người ngu chấp
vào văn tự như Voi bị sa lầy khong thoát ra được .
Cuối
cùng, Đức Phật tùy cơ thuyết pháp, Ngài không dùng những gì mang tính
huyền hoặc để thuyết giảng, cũng không trả lời bằng cách phô trương kiến
thức, mà với lòng từ bi và trí huệ, Ngài chú ý vào thực tiễn để giáo
hóa chúng sanh, đưa họ ra khỏi mê hoặc cố chấp, giúp người vấn nạn đi
vào con đường chánh đạo. Lúc thuyết pháp, Đức Phật tùy cơ hóa độ, quán
xét trình độ, căn cơ, tính cách và khả năng nhận thức của đối tượng nghe
pháp để dẫn dắt chỉ dạy .
Qua
những tình huống trả lời những câu hỏi mà người khác đặt ra với Đức
Phật, chúng ta thấy Đức Phật đã dùng bốn hình thức như sau để trả lời:
- Thứ nhất là Thế giới tất đàn:
là các tiêu chuẩn căn cứ trên những nhận thức phú hợp với cuộc sống của
con người ở thế giới này để nói mặc dù không phải là tuyệt đối .
- Thứ hai là vị nhân tất đàn:
là do con người mà nói như vậy, phù hợp với lề lối, suy nghĩ, nhận thức
và văn hóa của con người như vậy nên tùy thuận để nói Pháp .
- Thứ ba là Đối trị tất đàn: tùy theo hoàn cảnh nhận thức của chúng sinh mà Đức Phật đặc biệt nói cho họ nghe pháp để làm cho họ phản tỉnh .
- Thứ tư là Đệ nhất nghĩa tất đàn: là nói tiêu chuẩn tuyệt đối vế chân đế, sự thật, dù người không hiểu có phản đồi cũng không sao .
Ngoài
ra, trước mọi điều huyền hoặc, Đức Phật luôn giữ im lặng hơn cả mọi
hùng biện. Với từ bi và trí huệ, Đức Phật giữ im lặng nhưng vẫn lân mẫn
quan tâm đến người gặp nạn, cứu hộ thoát khỏi khốn cảnh khi thấy đủ
duyên .
Có
nhiều sách vở học giả Phật giáo về sau cố giải thích những điều mà Đức
Phật đã im lặng, cố gắng đặt vấn đề phải chăng Đức Phật có giải thích
những vấn đề huyền hoặc này ?Chúng ta cũng không cần có một kết luận
nào, nhưng chúng ta có một điều có thể khẳng định rằng pháp mà Đức Phật
biết thì nhiều hơn pháp mà Đức Phật đã nói. Trong kinh điển còn ghi lại,
một hôm Đức Phật nắm một nắm lá trong tay và hỏi các đệ tử rằng:
“ Này
các Tỳ-kheo, trong tay Ta nhiều lá hay trong rừng nhiều lá ?”. Các
Tỳ-kheo trả lời: “ Bạch Đức Thế Tôn, lá trong tay Thế Tôn rất ít so với
là trong rừng ” Đức Phật dạy: “ Cũng như vậy, những pháp mà Như lai
chứng biết như lá trong rừng, còn những pháp mà Như lai nói cho các vị
như lá trong nắm tay này, chỉ có một ít, những pháp mà Như lai nói rất
hữu hạn. nhưng tại sao Như lai không nói hết ?Vì chúng không có ích,
không hướng dẫn mọi người chứng đắc Niêt-bàn. Đó là nguyên nhân mà Như
lai không nói hết những pháp đó (5)”.
Như
vậy những điều này không phải Đức Phật không biết, mà vì Đức Phật quán
thấy sự hạn chế của ngôn ngữ, không thể dùng ngôn ngữ bình thường để
diễn đạt một cảnh giới siêu việt .
Đại
Trí Độ luận và Câu Xá luận có nói đến 14 trường hợp còn gọi là 14 nạn
6, tương tự với những vấn đế siêu hình ở trên, đều nói Đức Phật không
trả lời. Nguyên nhân là:
1 – Những vấn đề này đều hư vọng không thất;
2 – Các pháp vồn không ‘thường’ cũng không ‘đoạn diệt’;
3
– Những câu hỏi này chỉ dẫn đến tranh luận, hý luận vô bổ, không có ích
cho việc tu hành cầu tiến. Do đó, Đức Phật không trả lời.
Tóm
lại, Đức Phật luôn giữ im lặng đối với những vấn đề siêu hình hay huyền
học mà luôn luôn đề cao tinh thần thực tiễn. Cho nên trong Phật giáo
đối với những vấn đề siêu hình không phải là không thể nghiên cứu. Nhưng
quá thiên trọng về huyền hoặc thì sẽ thêm nhiều phiền não và dẫn đến
không lối thoát vì tính rối rắm của chúng. Do đó trong quá trình nghiên
cứu Phật pháp hoặc giải thich cho người khác hiểu Phật giáo chúng ta nên
học theo Đức Phật, kết hợp nhiều yếu tố hiện thưc và nhu cầu của xã hội
hiện đại để giải thích làm sao cho dễ hiểu, ứng dụng Phật pháp vào đời
sống sinh hoạt hằng ngày, hạn chế tranh luận về những vấn đề siêu hình
để phô trương kiến thức mà không đem lại một kết quả nào. Làm khác đi,
chúng ta chỉ lãng phí thời gian tranh luận từ ngày này qua ngày khác .
THÍCH THIỆN CHÁNH
Chú thích:
1- Tham khảo Kinh Trung Bộ, số 72.
2- Sđd.
3- Tiểu kinh Malunkya (Kinh Trung Bộ, số 63 ).
4- Sđd; Tham khảo Kinh Tiển Dụ (Trung A Hàm, số 221).
5- Tham khảo Kinh Lá Rừng Simsapà (Tương Ưng 5631 ).
6- Đại Trí Độ Luận quyển 2, Đại Chánh Tân Tu, số 1509 và Câu Xá luận quyển 19 , Đại Chánh Tân Tu, số 1558 .
Thích Thiện Chánh