Tôi đã
viết những chương của
Đường Xưa Mây Trắng với rất nhiều
hạnh phúc. Thỉnh thoảng tôi đứng dậy pha trà để uống. Mỗi ngày
viết mấy giờ cũng như được ngồi uống trà với đức Thế Tôn. Và
tôi biết trước người đọc sẽ rất có hạnh phúc vì khi viết, mình
cũng đang có rất nhiều hạnh phúc. Viết
Đường Xưa Mây Trắng không
phải là một lao động mệt nhọc mà là cả một niềm vui lớn. Đó là
một quá trình khám phá.
Có những đoạn tôi cho là khó viết, như
đoạn Bụt độ ba anh em ông Ca Diếp. Tài liệu thường nói là Bụt độ
ba anh em đó nhờ thần thông của Ngài nhưng khi viết thì tôi đã
không để cho Bụt dùng thần thông mà cứ để Bụt sử dụng từ bi và trí
tuệ của Ngài để độ ba ông ấy. Bụt có rất nhiều trí tuệ, rất nhiều
từ bi, tại sao Bụt không dùng mà lại phải dùng thần thông? Và
tôi có một niềm tin rất vững chãi là mình sẽ viết được chương
đó. Chương này là một trong những chương khó nhất của
Đường Xưa Mây Trắng nhưng
cuối cùng tôi đã thành công. Cái chương khó thứ hai là chương nói
về cuộc trở về của Bụt để thăm gia đình. Mình đã thành Phật rồi,
mình đã thành bậc toàn giác rồi, nhưng về thăm gia đình mình vẫn
còn là một đứa con của cha, của mẹ, vẫn là một người anh của em.
Viết như thế nào để Bụt vẫn còn giữ lại được tính người của
Ngài. Cũng nhờ niềm tin đó mà tôi thành công. Quý vị đọc lại, sẽ
thấy Bụt về thăm nhà rất tự nhiên. Cách Ngài nắm tay vua cha đi từ
ngoài vào, cách Ngài đối xử với em gái, cách Ngài đối xử với
Yasodhara và Rahula, rất tự nhiên. Tôi có cảm tưởng là có chư tổ
gia hộ nên tôi mới viết như vậy được. Trong
Đường Xưa Mây Trắng chúng
ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần
linh. Đó là chủ tâm của tác giả, giúp cho người ta khám phá lại
Bụt như một con người và lột ra hết các vòng hào quang thần dị
người ta đã choàng lên cho Bụt. Không thấy Bụt như một con người
thì người ta sẽ tới với Bụt rất khó."Nay trang nhà xin giới thiệu trước 5 phần để mọi người cùng thưởng thức:
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5