Châu Âu – Trái tim văn minh của nhân loại – vẫn còn giữ
trong lòng mình những đường nét cổ điển và sang trọng. Dư ới đây là
những di sản thế giới tuyệt đẹp ở Châu Âu.
1. Thành phố Cinque Terre, Italy
Thành phố Cinque Terre, Italy, với năm thị trấn nhỏ nối tiếp nhau nhìn thẳng ra biển
Cinque Terre nằm ở phía tây bắc nước Italia, dọc theo bờ biển
Ligurian. Cinque Terre bao gồm 5 ngôi làng nhỏ, lần lượt từ Bắc xuống
Nam là Monterosso, Vernazza, Corniglia, Manarola và Riomaggiore. Những
ngôi làng ở Cinque Terre là kết quả hàng ngàn năm lao động của người
nông dân, đã cố gắng biến những vách núi dốc đứng ven biển thành những
ruộng bậc thang trồng nho, và xây nên những ngôi nhà nhỏ rực rỡ sắc màu.
Sự cân bằng tinh tế giữa các yếu tố thiên nhiên, với những tác động của
con người, đã tạo nên một vẻ đẹp hoàn hảo và độc nhất cho Cinque Terre,
đưa 5 ngôi làng nhỏ vào danh sách di sản thế giới của UNESCO.
2. Vùng núi Jungfrau, Thụy Sĩ
Vùng núi Jungfrau, Thụy Sĩ nằm trên độ cao 4.150m thường xuyên đóng băng
và là điểm đến cho nhiều nhà thám hiểm ưa khám phá.
Jungfrau (tiếng Đức nghĩa là "thiếu nữ/trinh nữ") là đỉnh cao nhất
trong khối núi cùng tên, nằm tại khu vực Bernese OberlandAnpơ Bern, nhìn
xuống Wengen. Đỉnh núi này được chinh phục lần đầu tiên vào ngày 3
tháng 8 năm 1811 bởi anh em Meyer ở Aarau. Từng có thời rất khó tiếp
cận, nhưng hiện nay đường sắt có khía Jungfraubahn đã chạy bên trong núi
lên tới nhà ga đường sắt Jungfraujoch ở cao độ 3.454 m (11.332 ft), nhà
ga nằm ở cao độ lớn nhất tại châu Âu
3. Thung lũng Loire, Pháp
Thung lũng Loire, Pháp với cung điện Chateau de Chamb sang trọng, mang đậm phong cách kiến trúc Pháp và Tây Âu.
Tại thung lũng sông Loire còn khoảng 42 lâu đài, phần lớn được xây
dựng từ thời Trung Cổ đến thế kỉ 15, khi trung tâm quyền lực của nước
Pháp nằm ở đây. Nhiều lâu đài có kiến trúc đặc trưng của thời kì Phục
hưng.
Chính nhờ giá trị văn hóa độc đáo, đặc biệt là giá trị lịch sử và
kiến trúc, mà năm 2000 phần thung lũng sông Loire từ Sully-sur-Loire
(thuộc tỉnh Loiret) đến Chalonnes-sur-Loire (thuộc tỉnh Maine-et-Loire)
đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
4. Hòn đảo núi lửa Surtsey ở phía nam Iceland.
Đảo Surtsey nằm ở phía nam Iceland đã được nước này công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên vào năm 1965
Là đảo mới được hình thành khoảng hơn 40 năm về trước do các trận
phun trào núi lửa xảy ra từ năm 1963 đến 1967. Đảo Surtsey nằm ở phía
nam Iceland đã được nước này công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên vào
năm 1965, chỉ một số lượng hạn chế các nhà khoa học được phép tới đây
tìm hiểu và nghiên cứu. Hòn đảo này là một quà tặng bất ngờ của thiên
nhiên vì chưa bao giờ các nhà khoa học được theo dõi chính xác động thực
vật chiếm lĩnh miền đất mới ra sao.
5. Vùng đá thiêng Stonehenge ở Anh.
Stonehenge
là một công trình tượng đài cự thạch thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ
đồng gần Amesbury ở Anh, thuộc hạt Wiltshire, 13 km về phía bắc
Salisbury.
Stonehenge nằm ở vùng đồng bằng Salisbury (Nam Anh), công trình đá
phức tạp này gồm các vòng tròn đồng tâm tạo nên bởi các khối đá đôi dựng
đứng, bên trên đặt một khối đá nằm ngang, nối kết lại với nhau. Ở giữa
là khoảng 80 khối đá xanh (dolomite) sắp theo hình móng ngựa, vòng tròn
bên ngoài là các khối sa thạch (sarsen) lớn hơn.
Các nhà khảo cổ cho rằng các cột đá này được dựng lên từ khoảng
2500-2000 trước Công nguyên dù các vòng đất xung quanh được xây dựng sớm
hơn, khoảng 3100 năm trước Công nguyên.
Khu vực này và khu vực xung quanh đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1986.
6. Thị trấn Assisi, Italy
Thị trấn Assisi, Italy, quê hương của thánh Francis.
Thị trấn Assisi (Italy) là một trong những trung tâm Thiên Chúa giáo
lớn nhất thế giới. Đây là quê hương của vị thánh Francis, người đã dành
cả cuộc đời mình để phụng sự Chúa và những người nghèo.
Thị trấn là điểm dừng chân lý tưởng, với những ngôi nhà bằng đá dựa
vào sườn núi. Điều ngạc nhiên là trải qua bao năm tháng, kiến trúc khu
vực vẫn thuần khiết như những ngày đầu. Những con đường lát đá, những
ngôi nhà giản dị áp vào sườn núi không sử dụng một vật liệu nào khác
ngoài đá làm bộ mặt khu vực rất thống nhất.
7. Những cột đá bazan Giant’s Causeway, Iceland
Bãi đá Giant's Causeway ở phía bắc Ireland với hơn 4.000 cột đá đan xen.
Giant’s Causeway nằm tại bờ biển phía đông bắc Bắc Ireland và từng
được các độc giả tạp chí Times bình chọn là kỳ quan thiên nhiên lớn thứ
tư tại Vương quốc Anh. Nó bao gồm khoảng 40.000 cột đá bazan san sát
nhau, là kết quả của một đợt phun trào núi lửa vào thời cổ đại. Hầu hết
các cột đá đều có 6 cạnh nhưng cũng có một số chỉ 4, 5 cạnh hoặc có khi
lên đến 7, 8 cạnh. Những cột đá cao nhất khoảng 12 mét và ở nhiều chỗ,
lớp dung nham cứng bên trong các vách đá dày đến 28 mét.
8. Thánh địa Cordoba, Tây Ban Nha
Thánh địa Cordoba, Tây Ban Nha với nhiều nhà thờ Hồi giáo tuyệt đẹp.
Thành phố lịch sử Cordoba tọa lạc tại vùng Andalucia, phía Nam của
Tây Ban Nha. Cordoba là một trong những thành phố cổ nổi tiếng nhất Tây
Ban Nha.
Công trình nổi bật nhất thành phố này là đại giáo đường được xây vào
thế kỷ 8-10, đầu tiên làm nhà thờ Hồi giáo Moorish trên nền một đền thờ
La Mã. Giáo đường này sau này đã trở thành một nhà thờ Visigothic. Đây
là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất và đẹp nhất châu Âu trước khi được chuyển
thành nhà thờ Thiên chúa giáo năm 1236.
9. Nhà thờ Köln ở Đức
Nhà thờ Köln ở Đức phải mất tới 600 năm xây dựng.
Nhà thờ lớn Köln là nhà thờ được xây dựng theo phong cách Gothic lớn
thứ ba trên thế giới (sau Nhà thờ lớn Sevilla và Nhà thờ lớn Milano).
Nhiều nhà sử học về nghệ thuật nhận định công trình xây dựng này là một
sự phối hợp hài hòa có một không hai của tất cả các nguyên tố xây dựng
và của trang trí trong phong cách kiến trúc Gothic thời Trung cổ. Vì lý
do này mà năm 1996 nhà thờ lớn Köln được đưa vào trong danh sách di sản
thế giới của UNESCO. Diện tích khổng lồ của mặt tây với hai tháp tổng
cộng trên 7.000 m² cho đến nay vẫn chưa có nơi nào vượt qua được. 11.
Vùng Avignon, Pháp, nổi tiếng với hàng trăm cánh đồng hoa oải hương bạt
ngàn và những cây cầu đá.
10. Vịnh băng Ilulissat, Đan Mạch
Vịnh
băng Ilulissat là một vịnh hẹp đầy băng ở gần thành phố Ilulissat, đảo
Greenland. Vịnh băng Ilulissat đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản
thế giới từ năm 2004.
Vịnh Ilulissat dài 40km, rộng 7km, chỗ sâu nhất là 1.200m. Ở đầu
vịnh, giáp Sermeq Kujalleq, là dải sông băng lục địa Ilulissat Isbræ.
Mép dải sông băng lục địa này luôn luôn có những khối băng lớn vỡ ra,
được đẩy vào vịnh Ilulissat với tốc độ trung bình từ 20 tới 35 m/một
ngày đêm, tức khoảng 20 tỷ tấn/năm (bằng lượng nước ngọt tiêu dùng của
Pháp trong 1 năm).