Chùa Bửu Minh

Giác Ngộ - Nếu nói văn hóa là tinh hoa, phần hồn tinh túy của một dân tộc thì văn hóa Phật giáo là những nét tinh anh vi diệu thậm thâm của đạo Phật giữa đời chắp

cánh đưa linh hồn dân tộc Việt đến bến bờ tuệ giác, an lạc và thong dong trên con đường hạnh phúc, bởi văn hóa Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc Việt Nam suốt hơn hai ngàn năm qua.

awt (13).jpg

Triển lãm mỹ thuật Phật giáo "Hương Sen"

Một trong những nội dung được khai mạc đầu tiên chào mừng Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc diễn ra từ 9 đến 13-3 tại Bình Dương đó là khai mạc triển lãm tranh, ảnh, tượng điêu khắc, pháp khí văn hóa Phật giáo mang chủ đề “Hương sen”  được đông đảo phât tử và người xem đón nhận bằng một tâm thế vô cùng mới mẻ bởi cách thể hiện và chọn lọc tác phẩm của Ban Tổ chức. Dưới Tôn tượng đức Phật nhập niết bàn kỷ lục Việt Nam dài 52m tại chùa Hội Khánh, cả không gian bên trái với gần 10 gian trưng bày người xem sẻ được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật được đôi tay khéo léo và nhãn quan quán chiếu thâm sâu nét từ bi ẩn hiện vi diệu của đức Phật, chư vị Bồ Tát, chư thiên, Long thần Hộ pháp, các pháp khí được tạo tác có niên đại từ hàng nhiều thế kỷ.

awt (1).jpg

awt (2).jpg

awt (3).jpg

Khách tham quan triển lãm

awt (12).jpg

Những bức họa với những nét thiền như mơ màng, huyền vi diệu vợi nơi chốn non bồng được sưu tập về đây trong không gian ngập tràn sắc lam hiền. Những nghệ nhân, theo người xem cảm nhận chắc lẽ là những Phật tử nhiều đời, có nhãn quang tuệ giác, được ngộ chứng chân như của đấng Từ phụ để từ đó qua nhát đập nhẹ nhàng của tiếng búa, giọt đồng họ đã mang về cho người xem từng đường nét bi từ của những vị Bồ Tát, chư thiên và cả dung mạo rạng ngời lấp lánh đạo vàng của đấng Từ phụ. Những nhà nhiếp ảnh Phật tử cũng đã bắt đứng được những khoảnh khắc vàng, cùng những ý tưởng thấm nhuần giáo lý nhà phật đã đóng góp nhiều tác phẩm đóng góp cho chủ đề chính của triển lãm, những bức ảnh đặc tả “Hương sen” với hình ảnh sen vươn mình dâng sức sống trong thế giới đầy cạm bẩy, rủi ro. Nhìn ảnh ta cảm nhận được hương sen đang lan tỏa khắp chốn, sen thật tươi thắm ẩn hiện trong khắp ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai nhưng lại là chốn không màu nhiệm hướng con người thấm đẩm hơn triết lý nhân sinh trong cuộc sống hiện tại. Như một thiền sư đã nói: “Không có bùn nhơ làm sao có sen”. Ban tổ chức đã khéo chọn một chủ đề, làm một chiếc thuyền nan cần mẫn chở một phần nào nét văn hóa Phật pháp đồng thời cũng gần gủi với cuộc đời của mỗi con người bởi văn hóa Phật giáo cùng đồng thời là văn hóa dân tộc, Phật giáo đồng hành cùng dân tộc hơn hai ngàn năm qua minh chứng rỏ nét trong đời sống nhân gian.

awt (4).jpg

Các tác phẩm trưng bày tại triển lãm

awt (5).jpg

awt (6).jpg

awt (7).jpg

Chị Từ Định, một Phật tử đến triển lãm từ huyện Dĩ An – Bình Dương cho biết “Tôi có thêm cảm nhận sâu sắc hơn thâm ân của Đức Từ Phụ qua các nét thể hiện chân dung của nhiều tác giả, nhiều chất liệu khó như đồng, đá quí, nhưng nhiều Phật tử trẻ đã thể hiện rất tốt chiều sâu nội dung nét từ bi của Đức Phật…”

awt (8).jpg

awt (9).jpg

awt (10).jpg

awt (11).jpg

Đến triển lãm còn có nhiều anh chị có hoàn cảnh đặc biệt như anh Lê Văn Bình - 29 tuổi quê Bình Thuận (Hàm Thuận Nam) bị tật cả tứ chi từ lúc lọt lòng, anh mới gia nhập đội văn nghệ khuyết tật An Phú 8 năm nay. Một đôi tay thoăn thoắt kết  hoa bằng hạt cườm được rất đông người xem thán phục, cũng trong ngày hội lớn này nhiều người dân chưa có đạo đã tiếp cận nhiều văn hóa phẩm Phật giáo, họ chen nhau dón nhận các băng đĩa thuyết giảng của các Pháp sư, pháp phục lam hiền cũng thu hút nhiều Tăng Ni đến từ các tỉnh, thành tạo nên một không khí nô nức trong những ngày Hoằng pháp toàn quốc tại Bình Dương năm 2011.

Bài, ảnh Thanh Nam

http://giacngo.vn


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage