Vùng Tri Tôn An Giang nổi tiếng với giống luá Sóc hay còn gọi là lúa
Nàng Nhen. Trong khi các nơi khác trồng luá 1 năm 3 vụ có nơi 4 vụ thì
ở đây chỉ làm được 2 vụ . Do điạ hình đất cao gần núi nên hệ thống
thủy lợi để tưới tiêu không bằng các nơi khác dẫn đến năng suất rất
thấp, chừng 15-20 giạ /1 công ruộng. Vùng này người dân tộc Khmer chiếm
trên 70%. Đời sống họ còn rất nhiều khó khăn.
Xin giới thiệu một số hình ảnh sinh hoạt cuả người nông dân Khmer vào muà thu hoạch Gặt lúa - để có một vụ mùa đạt năng xuất cao, người nông dân phải tốn bao sức mồ hôi và...cầu trời khẩn Phật cho mưa thuận gió hòa. (Cũng thế, người tu phải luôn chăm sóc cánh ruộng tâm của mình, đừng để "cỏ tham - sân - si" xâm lấn mà "thất thu" một đời...) Gánh lúa về...đến nhà, ấy thế mà lắm khi người nông dân phải "ngậm đắng nuốt cay" vì giá gạo giảm mạnh. ( Người tu thì không phải lo như thế, Tâm đã giác ngộ thì sau quá trình tu trì tất được an lạc...muôn đời) Cho nên quý Tăng Ni trong những bữa ăn điều có giây phút nhớ nghĩ đến công lao của những người làm ruộng. Dân ta có câu: "Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo dai một hạt đắng cay muôn phần". Người con khi cúng cơm cho Cha (mẹ) đã khuất thường có câu: "Đây bát cơm đầy nặng ước mong. Mẹ ơi đây ngọc với đây lòng. Đây tình còn nặng trong tha thiết. Ơn nghĩa sinh thành chưa trả xong" Cha và con - Biết bao thế hệ đi qua, lớn lên trên mảnh đất thơm mùi lúa nước. Có những người sinh ra nơi đây, bây giờ họ giàu sang và lắm chức nơi phố thị quê người... Có mấy ai nhớ nghĩ về chốn quê xưa?.... Những em bé Khmer - Không ai trong chúng ta lớn lên mà không nhờ...lúa gạo. Dù là hoàng đế hay ăn mày cũng đừng bao giờ phụ công họ. Hãy sống vì lợi ích cho chung muôn dân. ( Phật dạy: Chúng ta hãy luôn làm lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người) Dẫu đời còn lắm gian nan Cười đi em để xóa tan nhọc nhằn Nụ cười thánh thiện năm xưa Đã về trong những ngày mùa bội thu " gánh về gánh thóc về, gánh thóc về..." * ảnh: Huynhphucchau vnphoto.net. Lời ảnh: nghethuatphatgiao |