Đây là Phật sự quan
trọng để các cấp GH và thành viên của GH quan tâm đóng góp trí tuệ quan
của mình để góp ý tu chỉnh Hiến chương GH cho đạt kết quả tốt, đáp ứng
được điều kiện chung của đất nước và của GH đối với lịch sử 2000 năm
Phật giáo Việt Nam.
Với tinh thần đó, chúng tôi mạo muội nói lên suy nghĩ của mình để Ban tu chỉnh Hiến chương nghiên cứu.
1.
Trong lời nói đầu và điều 7 Hiến chương GHPGVN có ghi rằng: GHPGVN là
tổ chức GH duy nhất đại diện cho Tăng ni, Phật tử Việt Nam trong và
ngoài nước.
Nội dung này có thể là đúng trên diện
mạo của Phật giáo từ 1981 đến những năm 90 thôi. Chứ hiện tại Nhà nước
đã công nhận các tổ chức Phật giáo khác có tư cách pháp nhân và pháp lý
như:
+ Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo. Đây là tổ chức
Phật giáo do ngài Huỳnh Phú Sổ sáng lập từ năm 1939. Và nay tổ chức đã
được Nhà nước công nhận là một tổ chức tôn giáo. (tổ chức này có giáo
chủ là ngài Huỳnh Phú Sổ, giáo lý dựa trên tư tưởng Phật giáo tịnh độ
thờ Phật A Di Đà, có trên 1,3 tín đồ, có hàng nghìn cơ sở tự viện, phạm
vi hoạt động trong cả nước, có tổ chức từ trung ương hội đến tỉnh, huyện
và mỗi chùa. Giáo luật dựa trên nền tảng 8 điều răn dạy của đức Huỳnh
Phú Sổ.
+ Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam, do ngài
Nguyễn Văn Bồng sáng lập năm 1934. Tư tưởng lớn là tu Phước Huệ song
tu, giới luật y theo tam quy, ngũ giới, tổ chức được thành lập từ trung
ương đến tỉnh, huyện và cấp cơ sở. Số lượng tín đồ cũng hàng triệu
người.
+ Đạo Tứ Ân Hiếu nghĩa ra đời năm 1867 do
ngài Ngô Lợi sáng lập. Tư tưởng của đạo là tu nhân học Phật phụng sự tứ
ân. Số lượng tín đồ trên 60 ngàn người.
+ Bửu Sơn
Kỳ Hương do ngài Đoàn Minh Huyên (Phật thầy Tây An) sáng lập năm 1849,
tư tưởng giáo lý theo Thiền pháp trúc lâm Yên Tử và niệm Phật A Di Đà.
Số lượng tín đồ trên 15 ngàn.
+ Giáo hội Phật
đường Nam Tôn minh sư đạo được sáng lập năm 1863, tư tưởng dựa trên giáo
lý nhà Phật và tư tưởng của Nho giáo với Đạo giáo. Tín đồ trên 10 ngàn
hoạt động ở 18 tỉnh thành phố.
+ Minh Lý đạo – Tam
Tông miếu, được sáng lập năm 1924 do ngài Âu Kiệt Lâm, Nguyễn Văn Xưng,
Nguyễn Văn Đề, Lê Văn Ngọc, Nguyễn Văn Miết và Võ Văn Thạnh. Giáo lý
dựa trên Phật – Nho – Đạo, tín đồ cũng hàng vạn người.
Với
sự chấp thuận và quyết định của Nhà nước cho phép các tổ chức tôn giáo
liên quan đến Phật giáo, Tăng ni, Cư sỹ, Phật tử (tín đồ) như trên, thì
GHPGVN có còn là tổ chức giáo hội Phật giáo duy nhất đại diện cho Tăng
ni, cư sỹ, Phật tử ở trong nước và ở ngoài nươc không?. Đây là một sự
thực, GHPGVN nên quan tâm mà có những thay đổi Hiến chương cho thực chất
hơn.
2. Điều 8 của Hiến chương GHPGVN quy
định: Thành phần của GHPGVN gồm các tổ chức hệ phái Phật giáo Việt Nam,
Tăng ni, cư sỹ thuộc các tổ chức hệ phái Phật giáo đã hợp nhất hình
thành GHPGVN.
Quy định này là không phù hợp và
quá cứng nhắc, tự mình khóa mình trong suốt 30 năm qua kể từ ngày GHPGVN
được thành lập. Và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một tổ chức GH không
đủ mạnh. Xu thế phát triển của thời đại, chính sách đổi mới toàn diện,
hội nhập quốc tế của VN trong suốt hơn 25 năm qua đã là cửa sổ để GH mở
rộng tầm nhìn.
Ngay cả một loạt các nước đã từng
tham chiến, gây chiến tranh ở VN, song với truyền thống Hiếu hòa, giải
thoát, đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại, nên chính sách đối
ngoại của VN dựa trên nền tảng Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các
nước, không phân biệt tư tưởng chính trị, mà thiết lập quan hệ song
phương, đa phương, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, không can
thiệt vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác cùng có lợi. Đối với người
kiều bào, nhà nước ta cũng có chính sách là Kiều bào là một bộ phận
không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.
Với những
chính sách đó, Việt Nam đã thực sự hội nhập và đã tạo nên vị thế của
mình trên trường quốc tế, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc được tôn
vinh hơn bao giờ hết.
Vậy mà GHPGVN lại quy định như trên, thật là tự mình khóa cửa của mình và cũng không phù hợp với giáo lý lục hòa của nhà Phật.
3.
Điều 9 Hiến chương GHPGVN quy định; thành phần nhân sự các cấp GHPGVN
là Tăng ni, cư sỹ có năng lực, đạo hạnh và tiêu biểu của các tổ chức, hệ
phái Phật giáo Việt Nam.
Thật là ấu trĩ quá. Năm
1981 Phật giáo VN đã tổ chức Hội nghị hợp nhất 09 tổ chức hệ phái Phật
giáo lúc đó để cho ra đời GHPGVN ngày nay. Vậy mà Hiến chương của GH lại
quy định là nhân sự của các cấp GHPGVN là Tăng ni, cư sỹ tiêu biểu của
các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam. Viết như vậy đúng là râu người
này cắm cầm người khác. Trên thực tế từ năm 1981 đến nay, 09 tổ chức hệ
phái Phật giáo không được thừa nhận về mặt tổ chức, mà chỉ còn duy trì
phương pháp tu hành đúng chính pháp thôi.
GHPGVN
là tổ chức Phật giáo được thành lập ở Trung ương, tỉnh, huyện hội và mỗi
đơn vị cơ sở là tự viện. Việc giới thiệu nhân sự tham gia điều hành các
cấp GH đều do Tăng ni của mỗi đơn vị huyện, tỉnh giới thiệu để cơ cấu
nhân sự, chứ làm gì có hệ phái tổ chức Phật giáo nào giới thiệu nhân sự.
Chính
vì quy định trên, nên tổ chức GHPGVN 30 năm qua chưa thực sự phát huy
sức mạnh của mình. Và cũng là cơ sở để các tổ chức Phật giáo khác không
hợp nhất cách đây 30 năm đã thành lập tổ chức Phật giáo độc lập.
Và
một điều nữa là thành viên của GHPGVN không được quan tâm đúng mức ở
cấp tổ chức GH. Và Hiến chương hiện nay cũng chỉ dành riêng cho quý vị
Tăng ni thôi, chứ Phật tử không có chỗ đứng trong tổ chức GHPGVN.
Source : http://www.phattuvietnam.net/diendan/chanhung/19159.html