Trên thế giới có khoảng 5% trẻ sơ sinh mang dị tật bẩm sinh. Những trường
hợp đó xảy ra là do các gen biến đổi làm hư chức năng của protein. Cấu trúc gen
biến dạng hoặc protein bị hư khuyết khiến bộ máy cơ thể bị hỏng, từ đó ảnh hưởng
xấu đến chất lượng sự sống. Tuy nhiên 95%
dân số trên hành tinh này được chào đời với một bản thiết kế chức năng của
gen rất hoàn hảo.
Do đa phần chúng ta vốn sinh ra đã hưởng một cơ chế gen di truyền khỏe mạnh
và tạo những proteins đúng chức năng như thế, nên có thể nói, nguyên do phát sinh Bệnh nằm ở khía cạnh tín
hiệu. Nói sơ lược, có ba trường hợp tín hiệu có thể gây Bệnh và hư hại chức
năng.
Đầu tiên là do chấn thương. Khi tủy sống bị chấn thương, tùy theo mức độ
nặng nhẹ mà sức chấn động có thể ảnh hưởng đến tín hiệu truyền tin của hệ thần
kinh. Từ đó, thông tin liên lạc giữa não bộ và các mô, tế bào cũng như các cơ
phận trong cơ thể có thể bị sai lạc, biến dạng.
Thứ hai là do độc tố. Chất độc hoặc các loại độc tố nói chung đều là những
hóa chất gây ảnh hưởng nguy hiểm. Chúng bóp méo thông tin giữa hệ thần kinh đến
các mô và tế bào trong cơ thể. Những tín hiệu đã bị thay đổi do trúng phải chất
độc như thế, có thể ức chế hoặc ngăn chặn những phản ứng bình thường, dẫn đến
biểu hiện của Bệnh.
Lý do thứ ba và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến tín hiệu
thông tin, dẫn đến Bệnh - đó là Tư Tưởng. Tư Tưởng là hành động của Tâm. Những
bệnh thuộc về Tâm không nhất thiết phải do một chỗ nào đó trong cơ thể vật lý
có vấn đề, mà bệnh có thể bắt đầu từ đó. Sức khoẻ của con người dựa vào khả
năng của hệ thần kinh có nhận lãnh đúng thông tin từ môi trường bên ngoài và chọn
cách phản ứng thích hợp với cuộc sống hay không. Nếu Tâm không hiểu đúng tín hiệu
từ môi trường và phát ra những phản ứng không thích hợp, lúc đó mạng sống có thể
sẽ bị đe dọa vì phản ứng của cơ thể
không còn đáp ứng được môi trường nữa. Chúng ta có thể không nghĩ Tư Tưởng
không đủ khả năng phá hoại toàn bộ hệ thống, nhưng trên thực tế, nhận thức sai
lầm có thể gây tử vong.
Xét trường hợp bệnh nhân mắc chứng biếng ăn (anorexia). Trong khi bà con,
bạn bè đau xót thấy cơ thể người bệnh ốm chí tử, chỉ còn da bọc với xương,
nhưng chính người bệnh nhìn vào gương thì thấy họ đang mập! Cái thấy sai lầm đó
giống trò chơi trong nhà kính phù thủy vậy (funhouse mirror). Sự thật cơ thể đang ốm yếu nhưng vì não bộ
phát tín hiệu sai, bệnh nhân lại thấy cơ thể mình quá khổ, nên khiến quá trình
trao đổi chất bị cản trở không làm việc được nữa, dẫn đến tình trạng biếng ăn.
Vai trò của não như một bộ máy chính phủ luôn tìm kiếm sự hòa hợp. Tình
trạng thần kinh chỉ hòa hợp bình thường khi nào có sự tương đồng giữa nhận thức
và cuộc sống.
Não bộ như đài phát thanh, các bộ phận còn lại trong cơ thể là những nơi
thu sóng. Các mô, tế bào và cơ phận trong cơ thể không hề đặt nghi vấn những
tín hiệu từ não bộ phát ra. Khi nhận tín hiệu từ não, tất cả các đều đáp ứng một
cách nhanh chóng ngang nhau cho dù tín hiệu đó đúng hay sai. Vì thế có thể nói
chính sự nhận thức của mỗi chúng ta quyết định cuộc sống của chúng ta.
Xét một thí
nghiệm khác, một số trẻ em Nhật thường bị dị ứng với một loại cây có độc tố,
cây đó giống cây trường xuân (poison ivy-like plant). Cuộc thử nghiệm diễn ra như
sau: trên 2 vai của các em sẽ để 2 cái lá, giáo sư nói cho các em biết rõ, một
bên là lá cây độc, một bên là lá cây không độc. Đúng như dự đoán, kết quả cho
thấy phía bên vai được biết có lá độc, da em nào cũng bị ngứa và ửng đỏ; còn
vai bên kia thì không hề có dấu hiệu gì.
Nhưng có một điều
các em không biết đó là vị trí thật của những lá cây đó đã hoán đổi cho nhau. Bên
nào nói lá độc thì lá đó không độc, nên nào nói là không độc thì bên đó chính là
lá độc. Từ đó rút ra bài học đơn giản: nhận thức tích cực nâng cao sức khoẻ,
ngược lại nhận thức tiêu cực có khả năng gây ra bệnh.
Xét trường hợp
có ít nhất một phần ba trong tổng số các loại thuốc chữa bệnh đều là thuốc giả,
đó chỉ là một dạng tâm lý để làm yên lòng bệnh nhân (placebo effect). Như vậy,
sẽ có thêm câu hỏi, liệu sẽ có bao nhiêu phần trăm bệnh nhân chịu ảnh hưởng tiêu
cực của loại thuốc giả này? Có thể sẽ nhiều hơn chúng ta nghĩ, đặc biệt từ khi
các chuyên gia tâm lý ước định có đến 70% tư tưởng của chúng ta đều là những tư
tưởng tiêu cực và dư thừa.
______
Giáo sư Bruce Lipton sinh
ngày 21 tháng 10, năm 1944 tại Mt. Kisco, New York, Hoa Kỳ. Năm 1971, ông tốt
nghiệp văn bằng Tiến sĩ hạng Ưu chuyên nghành Tế Bào Học tại đại học Virginia[i]
- Charlottesville, VA. Những nghiên cứu
mới về tế bào của ông đã làm ngạc nhiên toàn khối tri thức khoa học trên thế giới.
Bấy lâu nay, nghành sinh học luôn đặt nặng vai trò của Gene, nói cách khác, sự
phát triển vật lý của con người phần lớn do các gen di truyền quyết định. Tuy
nhiên, những nghiên cứu của Giáo sư Bruce Lipton vào những thập niên gần đây đã
cho một kết quả gần như hoàn toàn ngược lại lý thuyết đó. Từ môt tế bào gốc
(stem cell), ông đem nhân tính (cloning) thành nhiều tế bào giống với tế bào gốc
đó. Các tế bào giống nhau đó, ông cho nuôi dưỡng ở nhiều môi trường khác nhau.
Kết quả những tế bào đó sẽ phát triển với những chức năng khác nhau. Nếu nuôi
dưỡng trong môi trường này, thì tế bào đó sẽ giống tế bào não; trong môi trường
khác sẽ giống tế bào xương, trong môi trường khác nữa tế bào gốc ban đầu sẽ tương
tự tế bào cơ v.v… Các thí nghiệm cho thấy không phải do gen di truyền mà chính
là do môi trường; môi trường đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển
của từng tế bào.
Đáng ngạc nhiên hơn nữa
trong một thí nghiệm như sau: một tế bào đang mạnh khỏe giữa môi trường đầy đủ
dinh dưỡng, nếu đem qua môi trường kém dinh dưỡng hơn, sẽ thấy rõ tế bào đó bị
bệnh. Tuy nhiên vẫn không cần dùng thuốc hay hóa chất để chữa, cứ đem tế bào đó
trở lại môi trường tốt ban đầu thì tự nhiên bệnh sẽ hết. Thí nghiệm cho thấy sức
trưởng thành của tế bào khỏe khoắn trở lại bình thường.
Như vậy, dưới khám phá mới
về cơ chế sinh học này, càng xác định con người làm chủ con người hơn nữa. Đứng
trên lập trường khoa học, không phải gen di truyền quyết định con người. Xét
trên bình diện tâm linh, càng không một ai hay một đấng thần linh nào có thể định
đoạt số phận của con người. Con người phát triển theo hướng nào đều do con người
chọn lựa. Nhân - Duyên và Quả báu đi chung với nhau. Duyên là gạch nối quan trọng
giữa Nhân và Quả. Duyên chính là môi trường. Môi trường tốt hay không tốt đều do
con người quyết định. Từ môi trường của thân cho đến môi trường của tâm đều
không khác.
Mặc dù tất cả những khám
phá mới về khoa học của Giáo sư Bruce Lipton tuy mới đối với nền văn minh khoa
học của con người, chỉ vài mươi năm trở lại đây. Nhưng tất cả cũng chỉ là những
điều đức Phật đã thuyết hơn 2500 năm qua. Đức Phật dạy “Tam giới duy Tâm, vạn
pháp duy Thức”. Tuy nhiên, trong bóng tối nghiệp lực của chúng sanh vẫn rất cần
những ánh sáng khoa học như thế này để đưa thêm nhiều chúng sanh hơn nữa, cùng được
hòa vào ánh sáng quang minh của chư Phật.
Giáo sư Bruce Lipton là một khách mời rất thường
xuyên trên những kênh truyền hình chuyên đề Khoa Học và Tâm Lý tại các quốc gia
Âu, Mỹ... Trong những buổi nói chuyện đó, xuyên qua bài học từ các tế bào, ông
luôn gửi gắm thông điệp về Sức mạnh của Tâm Thức, Giá trị lòng Từ Bi và Điều kỳ
diệu của sự Hòa Hợp. Người ta còn tìm thấy ở ông một niềm tin sâu sắc vào giáo
lý Phật Đà. Ngày 1 tháng 3 năm 2011 vừa qua, nhà xuất bản Watkins Books
(London, UK) đã vinh danh Giáo sư Bruce Lipton vào bảng 100 Nhân Vật Có Ảnh Hưởng
Tâm Linh Lớn Nhất Thế Giới hiện nay. Đó thật là một tin vui cho cộng đồng Phật
tử khắp năm châu và chắn chắn những nỗ lực của ông sẽ góp một phần không nhỏ
cho nền hòa bình thế giới. Nam mô A Di Đà Phật.
Kỷ niệm mùa An Cư Kiết
Đông 2011
Sydney, Pháp Bảo Tự Viện
Thích Nữ Giác Anh chuyển
ngữ
Source: www.brucelipton.com
Article: The nature of disease
[i] Thesis Title: Myogenesis in Cell Culture: An ultrastructural study.
(CÙNG TÁC GỈA / DỊCH GỈA)