Chùa Bửu Minh

PHƯƠNG CÁCH DẠY PHẬT PHÁP CHO TRẺ EM


Tác giả: Dr. Helmuth Kalr | Người dịch: Thích Minh Diệu

Trong bài viết này tôi chỉ có thể đưa ra một phác họa nhỏ của Giáo dục Phật giáo. Thực tế mỗi phần tiêu đề cần có một bài tham khảo cho chính nó. Tôi hy vọng tôi đã làm đúng trong việc chỉ ra cho cha mẹ phật tử những nguy hiểm về sự thờ ơ không giáo dục cho con em của họ.

Vấn đề nan giải


duc phat day tre em

Vấn đề khó khăn mang ý nghĩa trong trường hợp đặc biệt: " làm thế nào để những cha mẹ phật tử có thể dạy tốt lời dạy của Phật giáo cho con em của họ? Các bậc cha mẹ rất hiếm khi có cơ hội dạy giáo lý cho những trẻ em khác, huống chi là những trẻ em không phải gia đình phật tử. Vì tôi không muốn lý thuyết hóa, tôi chỉ nói kinh nghiệm thực tế trong khi dạy con cái chúng tôi và cũng như trẻ em Phương tây nói chung. Điều đáng chú ý hơn nữa đã được phơi bày ở một tín đồ đạo Cơ đốc hoặc môi trường vật chất, và vì vậy một đứa trẻ phương tây đang ở trong một nhu cầu củạ sự giáo dục Phật giáo được quan sát cẩn thận. Trong một quốc gia Phật giáo, được thấm nhuần truyền thống Phật giáo qua nhiều thế kỷ, sự giáo dục của một trẻ em Phật giáo trong một nước như vầy có nhiều dễ dàng hơn. Trong một môi trường thích hợp như vậy một hệ thống giáo dục Phật giáo tốt và có hiệu quả có thể đã phát triển. Nhưng cho dù nó đã phát triển, nó sẽ có một sự sai lầm lớn cho chúng ta, khi những người Phương tây, để đối phó với phương cách giáo dục trẻ em mà không có sự quán sát kỹ lưỡng. Chúng ta hòan toàn sống trong những điều kiện khác nhau và vì vậy chúng ta không thể sử dụng vấn đề quan trọng này như sự giáo dục Phật giáo là lối giáo dục rấ vi tế và nhẹ nhàng. Vị Thầy vĩ đại của chúng ta, Đức phật chính ngài đã dạy chúng ta nhìn vào chính chúng ta, kiểm tra và rút ra những nhận xét tự chính mình, và không tin một cách mù quáng vào những người khác. Chẳng hạn như mỗi người phải tự tu tập để tự giải thóat, cũng vậy chúng ta phải phát triển một hệ thống giáo dục Phật giáo thích hợp cho những điều kiện Phương tây. Đương nhiên bất cứ những đề nghị hoặc góp ý của những quốc gia khác có thể đóng góp sẽ được chấp nhận với lòng biết ơn. Chúng ta hy vọng đón nhận nhiều lời đề nghị như vầy và lắng nghe những kinh nghiệm từ những người khác.

SỰ NOI GƯƠNG

Chương trình giáo dục tùy thuộc vào lứa tuổi của trẻ em. Những cha mẹ gương mẫu là phần quan trọng nhất của bất kỳ sự giáo dục nào và nếu cha mẹ sống phù hợp với giáo pháp thì vấn đề này sẽ là sự hướng dẫn chuẩn xác nhất cho trẻ em, cho bất cứ độ tuổi nào. Trẻ em phát triển khả năng quán sát đến một cấp độ cao và sự bắt chước làm theo là một yếu tố quan trọng đối với chúng nó. Chúng ta không nên bỏ qua yếu tố này. Mọi thứ tùy thuộc vào khả năng cha mẹ am hiểu giáo pháp và ứng dụng trong đời sống của họ, trong sự tạo ra một lối sống theo Phật giáo, và không chỉ theo lối nói ngoài môi mà không thực hành.

SỰ HỔ TRƠ BÊN NGOÀI

Cùng với sự noi gương, những nhân tố bên ngoài đóng một vai trò rất quan trọng trong thời thơ ấu của trẻ em. Vì vậy, không có một gia đình người phật nào mà không có một hình tượng Đức phật, hoặc tối thiểu một Bức tranh của Một Bậc Giác ngộ. Một ý kiến tốt là mỗi trẻ em nên có một hình tượng Đức phật nho nhỏ, để trước hình tượng này các em có thể dâng cúng hoa tươi, hương trầm và ánh sáng theo qui định (ở Aán độ ánh sáng là những ngọn đèn bằng dầu dừa nhỏ, đôi khi bằng hình thức giấy màu, có khi ánh sáng của đèn cầy (đèn sáp). Nhưng vấn đề cốt yếu là chúng ta phải biết rằng trẻ em không phải chỉ biết thờ cúng hình tượng, nhưng để đảnh lễ tôn kính Đức Phật như một Vị Thầy vĩ đại nhất của nhân loại. Vì vậy, mặc dù chúng ta không nên phát triển bất cứ hệ thống nào của những lễ nghi, chúng ta không nên quên đi một vấn đề rằng, chẳng hạn một buổi lễ kỷ niệm đơn giản sẽ mang đạo phật đến gần hơn trong tâm thức của trẻ em. Đối với những nghi lễ cho phật tử trưởng thành sẽ thêm trói buộc hơn là ích lợi, trong một chừng mực nào đó những lễ nghi có khuynh hướng làm cho chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã thành tựu điều gì đó duy chỉ bằng sự hành trì của những lễ nghi. Mặc dù những yếu tố triết lý của Đạo phật cốt yếu cho người trưởng thành thì hầu như quá sâu sắc nên trẻ em không thể lãnh hội được. Nhưng khi những yếu tố bên ngoài trợ giúp cho trẻ em chúng ta hướng đến lối sống Phật giáo chúng ta có thể sử dụng một số nghi lễ đơn giản. Trẻ em thích cái đẹp bị nhãn quan kích thích và sự dâng cúng theo định kỳ về hoa tươi, hương trầm, đèn sáng, giúp trẻ em phát triển những thói quen tốt như sự tôn trọng và kính ngưởng.

SỰ SỬ DỤNG NHỮNG LỄ HỘI

Trẻ em luôn luôn vui thích những lễ hội, và từ trước cho đến bây giờ trẻ em ngoại đạo có rất nhiều lễ hội, trẻ em Phật giáo có thể được phép tham gia ngày lễ Uposatha (ngày tăng trưởng sự thanh tịnh, ngày chư tỳ kheo tụng giới bổn) một lần hoặc hai lần mỗi tháng. Ngày trưởng tịnh này nên tạo ra khác hơn với những ngày thường, khác hơn ngay cả đối với ngày chủ nhật thông thường. Vì không thể luôn luôn sử dụng ngày đầu tháng (trăng non) hoặc này trăng tròn trong những quốc gia phương tây, các bậc cha mẹ có thể chọn ngày chủ nhật gần với ngày Uposatha nhất và sử dụng ngày đó như là một ngày lễ. Vào ngày này phải dừng lại mọi công việc thường ngày để dành thời giờ cho ngày lễ Uposatha này, và mỗi người phải nên nghiêm túc giữ giới. Các bậc cha mẹ nên dạy con em của họ Giáo lý hoặc sự suy tư nhận thức của họ về giáo pháp. Ơû đây làm thế nào để vấn đề này có thể thực hiện một cách tốt đẹp?

Như đã chỉ ra trước đây, điều này tùy thuộc vào lứa tuổi của trẻ em. Trong bài viết này tôi sẽ nói về những trẻ em ở độ mười tuổi, như hai đứa con trai của tôi bây giờ vào độ tuổi này. Các bậc cha mẹ có con tuổi nhỏ hơn có thể đơn giản hơn một số vấn đề để dạy con em mình và các bbậc cha mẹ có con em ở độ tuổi lớn hơn mười có thể giảng giải Giáo lý ở cấp độ sâu hơn một tí. Thông thường tùy thuộc vào khả năng của trẻ em và những năng khiếu tiếp thu của các em. (một bản phiên dịch của kinh Pháp cú và những sưu tập nhỏ như "Những đóa hoa sen " (the Lotus Blossoms) của Tỳ kheo Silacara sẽ gây nên những nguồn cảm hứng từ đó tạo ra sự chú ý cho các em.)

Tuần tự bố mẹ có thể đọc một trong những truyện cổ Phật giáo hoặc một câu chuyện nào đó rút ra từ Jatakas, những câu chuyện tái sanh của Đức phật. Không có lý nào những câu chuyện hay như vầy lại bị lãng quên vì tính chất đạo đức của câu chuyện được nhấn mạnh và những yếu tố phi đạo đức được giảng giải một cách cẩn thận và thích hợp. Từ khi những trẻ em phải học quá nhiều về thần thoại Hy lạp ở trường học và những cuộc chiến thô bạo giữa Các vị Thần Hy lạp với những vị thần khác, tại sao chúng ta lại phải tránh không kể cho con em chúng ta những câu chuyện tiền thân (Jatakas) ? Những câu chuyện này sẽ giới thiệu cho các em về cách suy tư của Người Aán độ và những khái niệm của nghiệp và sự tái sanh sẽ thấy một khung cảnh thiên nhiên trong tâm thức các em. Và từ đó một sự hiểu biết về nghiệp và sự tái sanh đòi hỏi tối thiểu về sự phân tích bằng tri thức, những quan điểm có thể được giảng dạy ngay cả cho trẻ em. Thực tế, tòàn bộ giáo lý Đức phật có thể dạy cho trẻ em chỉ khi nào chúng ta có thể trình bày giáo lý trong phương thức thích hợp. Tránh không giảng dạy cho trẻ em về giáo lý của Đức phật là một sai lần lớn, và một điều không thích hợp là một số phật tử đặt nặng vào vấn đề như sự ăn chay, trong khi đó lại quên đi không hướng dẫn cho con em họ một sự giáo dục Phật giáo .

GIÁO DỤC PHẬT GIÁO, MỘT TRÁCH NHIỆM

Ở bất cứ tôn giáo khác, giáo dục trẻ em trong đó niềm tin biểu hiện rõ nhất và chiếm một vị trí vượt trội. Vì thế, tại sao niềm tin này ngược lại với Phật gíao? Điều này có thể trả lời rằng Đạo phật mang tính triết lý hơn là tính tôn gíao. Nhưng có phải không Đạo phật cũng là một phương cách sống? Và chỉ có phương cách sống này mà chúng ta phải trao ttruyền cho con em chúng ta. Nếu vị trí của Phật giáo trong thế giới hiện đại không được ưu thế như nó đã có vào thời trước đây, điều này xảy ra là vì chúng ta đã sao lãng vấn đề giáo dục cho con em chúng ta. Vấn đề tôi đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết này là vấn đề một sự giáo dục Phật giáo ở các nước phương tây có thể thực thi, và từ đó nó có thể được tiến hành và nó phải được tiến hành. Tôi biết rõ ràng rằng chúng ta cách xa sự thiết lập củầ một hệ thống giáo dục Phật giáo, vấn đề này đã được bàn thảo ở nhiều nước Phật giáo.

Nhưng có một lý do khác tại sao chúng ta phải cố gắng thành lập tính thiết thực của giáo dục Phật giáo. Ơû các quốc gia phương đông (thuộc châu á) một Phật tử gia nhập vào tăng đoàn, không chỉ "tu tập để tự giải thoát cho chính mình" mà còn phải duy trì truyền trao Chánh pháp". Trong khi ở hầu hết các quốc gia phương tây, không có những phái đoàn truyền giáo được thành lập của Phật giáo từ Phương đông, chúng ta những người phật tử tại gia ở phương tây phải thi hành sứ mạng "như lai sứ giả" trong sự trao truyền chánh pháp ở đây. Để dạy đạo phật cho con em chúng ta là một phần của trách nhiệm truyền giáo đó. Sẽ không công bằng khi cho rằng những quốc gia phương đông có trách nhiệm không truyền trao cho chúng ta giáo dục Phật giáo. Điều này có nghĩa rằng đợi cho đến khi nào những đoàn truyền giáo như vầy đã được thành lập không chỉ ở tất cả các quốc gia phương tây mà còn học tất cả ngôn ngữ phương tây và thấu hiểu những tính cách riêng biệt của người Phương tây. Đến lúc đó chúng ta phải giúp với tận lực, để có một phương tiện truyền giáo hữu hiệu nhất mà chúng ta có thể.

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO

THÊM vào những câu chuyện Jatakas đã đề cập ở trên, chúng ta nên kể cho con em chúng ta về đời sống của người dân trong thời của Đức phật, bối cảnh xã hội thời đó, nền tảng lịch sử của Phật giáo nguyên thủy, tổng quán về lịch sử Phật giáo, và làm thế nào " Bánh xe Chánh pháp" đã chuyển đến toàn bộ Aán độ và các quốc gia khác.

SỰ GIẢI THÍCH GIÁO PHÁP

Trong khi sự phát triển nhận thức về những giáo lý của Đạo phật, tâm thức của trẻ em sẽ tuần tự phát triển vào lĩnh vực tinh thần của giáo pháp. Từ đó các bậc cha mẹ có thể đọc một số bài kinh dễ hiểu cho con em, chẳng hạn như những bài kinh liên quan đến năm giới và những điều mà một người phật tử tại gia phải làm và không nên làm, chi tiết hơn những bài kinh trong Tăng chi Bộ kinh (Anguttara), "phần nói về người tại gia". Tất cả những điều này trong giới hạn sự hiểu biết của trẻ em, thêm vào đó, một số bài kệ dễ hiểu từ kinh Pháp cú có thể được đọc:

"tất cả mọi người ai cũng sợ trước những hình phạt, tất cả ai cũng sợ chết.

So sánh những người khác với chúng ta, vì vậy đừng giết cũng đừng bảo người giết. (PC. 129)

Tránh xa tất cả những điều ác, thực hành tất cả những điều lành,
Thanh lọc tư tưởng của chúng ta- đây là lời dạy của chư Phật." (PC. 183)

Đạo phật không phải quá phức tạp như một số các bạn thường nghĩ, và hơn nữa chúng ta có quyền để sát định rằng một đứa trẻ của gia đình phật tử đã có những tác nghiệp tạo ra căn cứ vào đó đứa bé được sanh ra trong một gia đình tương ứng với nghiệp của chúng đã tạo ra, và vì thế trong mỗi trường hợp nên được đưa ra một phương cách giáo dục Phật giáo.

HỌC THUỘC LÒNG

Khi trẻ em học thuộc lòng những bài học một cách dễ dàng chúng ta có thể cho chúng học năm giới và qui y tam bảo, có thể ngay cả bằng tiếng Paali. Đó là ý kiến tốt cho những trẻ em học thuộc lòng một số bài kệ trong kinh Pháp cú bằng tiếng mẹ đẻ của chúng, chẳng hạn như những bài kệ:

" nó chê tôi, đánh tôi, quản thúc tôi, cướp tôi- ai ôm ấp những suy tư sân hận như vầy sẽ không bao giờ giải nguôi" (PC. 3, và hai bài kệ sau đây)

"đây là một qui luật từ ngàn xưa- không chỉ là một qui luật của hôm nay – chúng chê trách ai ngồi im lặng, chúng chê trách ai nói nhiều, chúng còn chê trách ngay cả ai ít nói."

"không có ai trên thế gian này tránh khỏi những lời chê trách. (PC. 227-cũng PC.228)"

PC. 129 (đã trích) và bốn bài kệ theo sau.

Một đứa trẻ càng thuộc nhiều kinh điển Paali thì nó càng tăng trưởng lợi ích từ nguồn kiến thức này khi nó có thể hiểu ý nghĩa sâu hơn. Điều này không có nghĩa rằng một đứa trẻ phải học những câu mà nó không hề hiểu gì về ý nnghĩa của chúng, nhưng sự hiểu biết về những điều đơn giản như đã nói ở trên sẽ lập thế đứng cho đứa bé vững vàng khi em trưởng thành.

NGÀY LỄ BỐ TÁT (UPOSATHA)

Những ngày Uposatha là những ngày rất quan trọng cho trẻ em đọc tụng những bài kệ mà chúng đã học, và cũng là ngày để các bậc cha mẹ giải thích Những lời dạy của Đức Phật. Nhưng chúng ta phải cẩn thận đừng để vượt quá sức nổ lực của các em, đặc biệt trong những trường hợp này, để cho khả năng của các em tập trung trong những khoảng thời gian dài phải được giới hạn. Ngày Uposatha nên khác với một ngày lễ hội với ngày này trẻ em háo hức nhìn ra ngoài. Vì vậy chúng ta nên đưa các em đi bách bộ, hoặc ngay cả một cuộc du ngọan, và không do dự chơi trò chơi với chúng. Trong khi đi bộ một cách an vui qua những cánh đồng và rừng cây chúng ta có thể dạy chúng quán sát bản chất tự nhiên và nhìn cuộc sống như thật nó đang hiện hữu. Khi Thái tử Siddhatha đi ra ngoài cung điện Ngài đã thấy một người già, một người bệnh đau, một xác chết và cuối cùng là một vị tăng. Trong cùng một phương cách như vậy chúng ta đưa trẻ em ra khỏi sự an toàn và sự nhỏ hẹp giới hạn trong ngôi nhà chúng để tiếp xúc với thế giới dao động bên ngoài.

Các trẻ em Phật giáo không nên nuôi dưỡng trong một thế giới giống như cung điện bị những bứt tường vây quanh- cung điện nơi đó thái tử Siddhatha Gotama đã sinh trưởng. Những cuộc du ngoạn như vầy đi vào tự nhiên sẽ có một cơ hội tốt cho trẻ em chúng ta nhìn những gì cuộc đời thật sự như vậy. Chúng sẽ thấy rằng bản chất tự nhiên là "màu đỏ trong răng và móng vuốt", mỗi con thú cấu xé nhau và con mạnh ăn thịt con yếu đuối. Chúng cũng sẽ nhận ra vấn đề khó khăn là những điều kiện sống của con người. Trẻ em hầu như không ý thức điều gì mang ýù nghĩa già, bệnh hoặc chết. Chúng ta nên cung cấp cho chúng từng ít một, một sự hiểu biết thích hợp về những vấn đề này. Đồng thời chúng ta nên dạy chúng thực hành tâm từ bi hướng đến những đồng loại đau khổ của chúng. Những trẻ em nhỏ thường tàn nhẫn đối với những thú vật vì chúng nó không hiểu những gì chúng đang làm. Ơû đây mọi thứ đều tùy thuộc vào các bậc cha mẹ, cảnh giác những điều này đúng lúc và làm cho trẻ em hiểu những gì chúng đang làm. Các bậc cha mẹ phật tử phải rất thận trọng để tránh những hành động tàn nhẫn của các em đối với những thú vật. Trẻ em phật tử luôn luôn nên tôn trọng một con thú như một mạng sống và không như một nguồn thức ăn. Vào những cuộc du ngoạn ở miền quê chúng ta có nhiều cơ hội để chỉ cho các em làm thế nào để cảm thông và tình thương hướng đến con người và thú vật, và điều này, không chỉ bằng lời nói, mà những gì có ý nghĩa hơn, bằng những việc làm.

Như một hướng đạo sinh trẻ em chúng ta nên được dạy cách giúp một cụ già mang một cái rổ hoặc đẩy một chiếc xe kéo. Bé trai hoặc gái phải cứu một con kiến khi nó bị rơi vào một vũng nước, hoặc mang vài con cá đến chỗ nước sâu khi nó đang chờ chết trong một ao nhỏ không đủ nước. Có nhiều cơ hội ở đó ngay cả một đứa trẻ có thể bày tỏ rằng nó đang thực hành Phật pháp theo gương của cha mẹ các em. Có một điều vô cùng quan trọng cho Các phật tử phải luôn luôn ghi nhớ rằng kiến thức không phải là yếu tố hòan hảo. Duy Chỉ có trí tuệ và đạo đức mới có thể chắc chắn cho chúng ta quả vị Niết bàn.

ĐẠO PHẬT TÔN GIÁO CỦA TƯ BI

Hơn thế nữa đạo Phật là tôn giáo của từ bi, và chúng ta đừng bao giờ quên dạy vấn đề này cho con em chúng ta. Đức Phật đã dạy Giáo pháp vì lòng từ bi cho thế gian. Cũng như tất cả- yếu tố từ bi đã tạo ra lòng từ một phần trọng tâm của Lời dạy của Ngài, vì thế chúng ta không nên sao lãng yếu tố này bằng sự tạo ra sự thảo luận về phần quan trọng của giáo lý này. Nếu chúng ta chỉ thành công trong việc dạy con em chúng ta về lòng từ, tâm bi, hoan hỷ cảm thông chúng ta sẽ thành công trong việc làm những gì chúng ta có thể làm tốt nhất. Tâm xả cũng là điều quan trọng nhưng khó hơn để các em nắm bắt.

ĐỨC PHẬT NHƯ MỘT NHÀ GƯƠNG MẪU

Chúng ta không nên phát họa con đường thực tập cho con em chúng ta quá khó, vì điều này sẽ làm chúng chán nản. Mọi thứ tùy vào sự nhạy cảm tâm lý của các bậc cha mẹ. Chính họ phải biết họ có thể đi bao xa. Đức Phật luôn luôn biết cách làm thế nào để chỉ dẫn mọi người- Ngài đã giảng giải cho một người bình thường khác với một người có trí tuệ, và chúng ta có thể học nhiều về gương hạnh của ngài. Ngài là một nhà tâm lý cũng như triết lý vĩ đại nhất. Làm sao vấn đề có thể thay khác được đối với một Bậc toàn Giác ä? Vì vậy chúng ta muốn dạy Phật pháp trước hết chúng ta phải học phật pháp bằng chính mình. Tất nhiên đây là một điều kiện tiên quyết và cũng là vấn đề hiển nhiên mà tôi đã gần như quên đi không đề cập đến nó.

TÌM HIỂU TÍNH CÁCH CỦA CON EM CHÚNG TA

Đức phật đã dạy giáo pháp cho các bậc đế vương và những kẻ ăn mày, cho các gia chủ và những người tôi tớ, cho những người chiến sĩ và thương nhân, cho những người giải thoát và nô lệ, cho những nhà hiền triết và dâm nữ. Ngài thấu hiểu toàn bộ khung cảnh xã hội và những vấn đề của quốc gia của Ngài cũng như tính cách khác nhau của mỗi loại người. Cùng một phương cách như vậy chúng ta phải cố gắng tìm hiểu tính cách của con em chúng ta để chúng ta có thể dạy chúng giáo pháp trong một phương pháp có hiệu quả nhất. Được sanh ra trong gia đình chúng ta, nói một cách ẩn dụ chúng tùy thuộc vào sự chăm sóc của chúng ta. Mặc dù chúng là những sinh mạng độc lập riêng biệt chúng ta có trách nhiệm với chúng nó. Chúng không được cho đi dưới sự ủy thác của chúng ta bởi một vài quyền lực thiên thần mà phải đặt chính chúng dưới sự chăm sóc của chúng ta. Chúng được sanh trong gia đình chúng ta vì có những mối quan hệ gần gũi của chúng ta với chúng. Điều này tạo nên dễ dàng hơn cho chúng ta tìm hiểu những tính cách của chúng, một yếu tố cần thiết nhất trong giáo lý của Đạo phật. Vì vậy nó không quá khó khăn cho các bậc cha mẹ hướng dẫn con em của họ làm quen với Lời dạy của Đức phật và yếu tố này nên khuyến khích các bậc cha mẹ Phật giáo. Nếu cha mẹ không thể dạy phật pháp cho con em của ho,ï ngoài họ ra ai có thể làm được công việc vô cùng quan trọng này? Như đã nói trước đây, không có món quà nào có giá trị hơn chúng ta có thể cho con em chúng ta bằng món quà của Giáo pháp. Như Đức phật đã nói: "Sabbadaanam Dhammadaanam jinaati", "Quà tặng của Giáo pháp có giá trị siêu việt hơn tất cả những món quà khác." (PC. 354).

SỰ PHÒNG HỘ CHỐNG KY TÔ GIÁO VÀ CHỦ NGHĨA VẬT CHẤT

Để giữ tâm thức của trẻ em chúng ta khai mở trước nguồn sáng của Giáo pháp chúng ta phải cẩn trọng chú ý rằng chúng nó không được rơi vào những mạng lưới của chủ nghĩa vật chất hoặc rơi vào niềm tin ở một vị Thượng đế tòan năng. Từ khi các trẻ em phật tử châu âu đang lớn lên trong một môi trường của hai cực đoan, chủ nghĩa vật chất và niềm tin Ky tô giáo, chúng ta phải giải thích cho chúng nó sự khác nhau giữa Đạo phật và Ky tô giáo một cách chi tiết, cũng như Đạo phật và bất cứ các loại triết lý khác một cách tổng quát. Chúng ta phải chỉ ra sự phi thường đặc biệt về Lời dạy của Đức Phật như con đường trung đạo giữa hai cực đoan, và vì thế làm cho con em chúng ta không bị tiêm nhiễm những ảnh hưởng bên ngoài. Vì Ky tô giáo và Chủ nghĩa vật chất là hai nguồn ảnh hưởng lớn ở Xã hội Phương tây chúng ta phải chỉ ra những sai lầm của chủ nghĩa vật chất và cho trẻ em làm quen với giáo lý căn bản của Ky tô. Vấn đề này có thể bao gồm một kiến thức về các nhà thờ Ky tô, các lễ nghi Ky tô và các buổi lễ kỷ niệm, hát thánh ca vân vân. Mặc khác, khi trẻ em trưởng thành, và đặc biệt suốt giai đoạn tâm lý tình cảm của tuổi dậy thì, những yếu tố này có thể tạo ra một ấn tượng lớn hơn và nguy hiểm hơn cho chúng. Vì vậy, tốt hơn chúng nó nên được quen biết với những yếu tố như vầy hơn là để chúng tự khám phá bằng trực giác của chúng. Những trẻ em có năng khiếu về ca nhạc nên được giới thiệu rất sớm về những bài hát nhân gian để chúng nó có thể không bị lôi cuốn nhiều sau này chúng nghe những bài thánh ca và ca nhạc ở nhà thờ. Trong cách này và nhiều cách khác chúng ta phải quán sát môi trường tâm lý của những trẻ em đã đi học. Một ví dụ ở nước Đức, Ngày giáng sinh đóng một phần rất quan trọng trong đời sống gia đình, ngay cả ở những gia đình không phải tín đồ Ky tô. Trẻ em Phật giáo hiển nhiên sẽ hỏi: "Tại sao chúng ta không có một lễ hội đẹp đẽ như vầy?" Thực tế ngày Giáng sinh có ít nhất một lễ hội thuộc gia đình (Mùa giáng sinh cổ xưa của dân tộc Đức), sự cử hành lễ vào ngày ngắn nhất của một năm vàsự bắt đầu của uy lực của mặc trời. Về nguồn gốc lễ hội của mùa giáng sinh không có gì mang ý nghĩa ích lợi cho Ky tô giáo, và chính trong lối này nó vẫn được người Đức cử hành lễ, và vì vậy nó phải được giải thích cho trẻ em Phật giáo.

TRÁCH NHIỆM BẢN THÂN

Trách nhiệm bản thân là một điểm trọng tâm của Đạo phật và chúng ta phải nhấn mạnh tầm quan trọng của nó nhiều lần, đối với một tâm thức hồn nhiên của trẻ em sẽ hiểu vấn đề đó. Mỗi buổi tối khi những trẻ em ngoại giáo đang cầu nguyện "Thượng đế", trẻ em Phật giáo phải trải qua một khoảng thời gian thực hành thiền và trong sự phản chiếu lên tất cả những gì mà chúng đã làm trong một ngày. Nếu các em thấy rằng các em đã không suy tư, nói năng và hành động trong sự xác định với lời dạy Giáo lý chúng sẽ thấy làm thế nào để tránh khỏi sự sai lầm này trong lần khác. Nếu các em thấy rằng các em không từ bỏ một số tư tưởng hoặc hành động xấu, khi đó cha mẹ các em nên giúp đỡ các em để các em có thể đi ngủ với sự giải quyết để làm tốt hơn vào ngày mai. Vào buổi sáng các em có thể bắt đầu một ngày mới bằng sự phản chiếu trở lại tình huống của các em. Bằng cách này các em sẽ có thể phát triển những năng lực trong tâm thức của các em, làm trong sạch các em bằng sự luyện tập những ý nghĩ tốt, có ích, lời nói và việc làm. Cũng vậy, ngay ở độ tuổi còn nhỏ, các em sẽ phát triển vượt qua giáo điều Ky tô về sự tịnh hóa bằng ân huệ của một sự tha thứ của thượng đế hoặc qua một trong những vị cha xứ của thượng đế. Qui luật về nghiệp sẽ chỉ cho các em rõ rằng hơn bất cứ điều gì không ngoài mỗi tư tưởng, lời nói và hành động mang lại từ chính nó cả hai nhân và quả và duy chỉ có một điều chúng ta có thể làm để chỉnh đốn những sai lầm hoặc hành vi bất thiện là để làm tốt hơn trong tương lai trong khi cố gắng tránh xa những gì chúng đã làm sai lầm ở quá khứ. Hòan toàn tự trách nhiệm bản thân là đặc điểm của tâm thức trưởng thành, và khi nào trẻ em của chúng ta phát triển phẩm chất này ở chúng no,ù nó sẽ chứng minh sự hướng dẫn chắc chắn và an toàn nhất qua cuộc sống và sẽ chứng minh một bức tường thành tự nhiên ngăn cản những tôn giáo niềm tin về phương diện này và triết học thô thiển của chủ nghĩa vật chất về phương diện khác.

Có nhiều vấn đề nữa phải được quán sát bởi cha mẹ phật tử trong mối quan hệ với con cái của họ. Trong những bữa ăn, ví dụ, khi đó trẻ em Ky tô giáo cảm ơn thượng đế cho chúng nó thức ăn, trẻ em Phật giáo có thể suy tư về đặc tính rằng có nhiều người không có những thức ăn như các em đang có. Các em không bao giờ được phép khen chê thức ăn của các em: "khẩu vị " của các em không nên đề cập để rồi những định kiến không bị kích thích. Người tại gia nên ăn những thức ăn ở trên bàn trong cùng một cách như các Vị tỷ kheo ăn những gì đã đặt trong bát của họ, duy chỉ nuôi dưỡng thân thể. Nhưng khi trẻ em trưởng thành các em không được ăn bất cứ những giới hạn kiêng cử trong thực phẩm chính.

Trong bài viết này tôi chỉ có thể đưa ra một phát họa nhỏ của Giáo dục Phật giáo. Thực tế mỗi phần tiêu đề cần có một bài tham khảo cho chính nó. Tôi hy vọng tôi đã làm đúng trong việc chỉ ra cho cha mẹ phật tử những nguy hiểm về sự thờ ơ không giáo dục cho con em của họ. Nếu như vậy tôi sẽ không nghe lại một ý kiến không thể bào chữa của một số phu huynh phật tử: " Con chúng tôi có thể chọn tôn giáo của nó sau này, chẳng hạn như chúng ta đã làm: chúng ta không có quyền ảnh hưởng đến nó." "sau này" ư !? Sau khi sự ảnh hưởng của Ky tô và Chủ nghĩa vật chất đã tác động lên đứa trẻ không được đề kháng, nó có thể, khi nào nó trưởng thành, không còn có sự lựa chọn tự do trí thức! Làm thế nào chúng ta có thể hy vọng đứa bé tìm con đường cho chính nó? Chư phật giác ngộ Giáo pháp không có sự trợ giúp bên ngoài; nhưng tất cả những người khác cần sự hướng dẫn và dạy dỗ. Đây là vấn đề tại sao Đức phật đã nói với chư vị Đệ tử của Ngài: "Hãy ra đi này Chư vị Tỷ khưu, và hãy du hành vì sự thành tựu của nhiều người, vì sự an lạc của nhiều người, lòng từ vì thế gian, vì sự tốt đẹp, vì sự thành tựu, vì sự lợi lạc cho chư thiên và loài người. Hãy tuyên bố, này chư vị Tỷ khưu, giáo Pháp tỏa rạng, hãy tuyên thuyết này các tỷ khưu một đời sống thánh hạnh hoàn hảo và thanh tịnh." (Vinaya Mahaavagga). Chúng ta biết rằng người tại gia không phải như Chư vị Tỷ khưu nhưng từ khi có quá ít các vị Tỷ Khưu ở phương tây, người tại gia có thể giữ vai trò của họ trong sự truyền bá Chánh pháp. Các bậc Cha mẹ phật tử không chỉ có quyền ảnh hưởng đến con em của họ trong lỗi suy tư con đường Phật pháp, mà còn chính trách nhiệm của họ phải làm như vậy, và đó toàn bộ và suy tư đầy đủ. Món quà có giá trị nhất cho thế giới là món quà Giáo pháp. Điều gì mà các bậc cha mẹ phật tử sẽ có quyền hạn lấy đi con em của họ món qùa tinh thần này?

https://thuvienhoasen.org/a27755/phuong-cach-day-phat-phap-cho-tre-em


©2010 -2025  Chùa Bửu Minh | Homepage