Ngài thế danh Nguyễn Tấn Giao, sanh năm Kỷ tỵ (1869 ) tại làng Phú
thành, phủ An nhơn, nay là thôn Phú thành, xã Nhơn thành, huyện An nhơn,
tỉnh Bình định, đồng chơn nhập đạo. Thân phụ là Nguyễn Chánh Niệm, pháp
danh Minh Thiện, tự Hòa Bình; thân mẫu là Nguyễn thị Lãnh, pháp danh
Chơn Hoá. Cả hai đều xuất thân trong gia đình Phật tử thuần thành, gốc
Quảng nam ,vào thời chiến tranh ly loạn di cư vào Bình định, hiện còn
ngôi mộ của thân phụ Ngài tại thôn Phú thành, xã Nhơn thành, huyện An
nhơn, trong vườn chùa Phước lộc, bên triền núi Phốc lốc về hướng
đông, bia ghi tên những người lập mộ: Nguyễn Tấn Giao, Nguyễn Tấn Hưng,
Nguyễn Tấn Đạo, Nguyễn Tấn Lại. Trong số anh em của Ngài, có người đầu
sư với Hòa thượng Từ Mẫn chùa Tịnh Lâm Phù cát, hiệu Phổ Nhãn
cũng là bậc tinh thâm kinh luật, văn hay chữ tốt, bút tích hiện còn ở bộ
Công văn của Tổ đình Thập Tháp do chính Sư soạn và viết.
Năm 12 tuổi (1881), xuât gia với Hoà thượng Minh Lý tại chùa Thập tháp cùng xã Nhơn thành, pháp danh Chơn Luận, hiệu Phước Huệ, pháp phái Nguyên Thiều, đời thứ 40 dòng Lâm tế.
Ngài là bậc bác học đa văn, căn trí của bậc thượng thừa, được bổn
sư lưu tâm đào tạo nên tiến triển vượt bực. Bổn sư còn gửi Ngài đến
chùa Tịnh Lâm, Phù cát tham học với Hoà thượng Thanh Chánh Từ Mẫn. Bạn
đồng học với Ngài có Hoà thượng Phổ Huệ(1871-1933) là đệ tử lớn của Hoà
thượng Từ Mẫn, cũng là bậc thông minh xuất chúng là Pháp sư triều
Nguyễn. Sau nầy làm rạng danh đạo nhà cùng với Ngài được người đời xưng
tụng:
Bình định lưỡng Huệ
Dục tú chung linh
Bắc Phổ nam Phước
Đại chấn gia thinh
Dịch nghĩa: Bình định hai Huệ
Tinh anh đúc ra
Bắc Phổ, nam Phước
Rạng rỡ tiếng nhà.
Năm Quí mùi (1883), được Bổn sư gửi vào chùa Từ quang núi Đá Trắng, Phú Yên tham cứu thiền chỉ của Tổ Pháp Chuyên Luật Truyền.
Năm 21 tuổi, Kỷ sửu (1889), thọ Cụ túc giới tại đại giới đàn chùa Long
Khánh Qui nhơn do Hoà thượng Hải Khoát Chánh Nhơn làm đường đầu. Cùng
năm nẩy, Bổn sư viên tịch, Ngài tiếp tục tham học và giúp đỡ sư huynh
Tăng cang Vạn Thành là người kế vị Bổn sư làm trú trì Tổ đình Thập Tháp.
Qua nhiều năm chuyên tâm tu học, cọng với sự thông tuệ sẵn có, đến nay
trình độ Phật pháp của Ngài đã uyên thâm. Tam tạng giáo điển, Chư tử
bách gia, Ngài đều làu thông nên dược người đời tôn xưng bằng mỹ hiệu:
"PHẬT PHÁP THIÊN LÝ CÂU" (con ngựa câu ngàn dặm trong Phật Pháp).
Năm 1904, lãnh trú trì chùa Phổ Quang, thôn Phổ trạch, xã Phước thuận,
huyện Tuy phước, ngôi chùa mà năm 1898 Ngài đã đúc cúng một đại hồng
chung cao 1,3m, đường kính miệng rộng 0,8m, nặng 300kg, trên thân chung
có khắc bài PHỔ QUANG TỰ CHUNG CHễ do Ngài so?n (xem ph?n ph? l?c).
Năm Ất tỵ (1905), Thành Thái thứ 17, Tăng cang Vạn Thành viên tịch, Chư
sơn môn phái suy cử Ngài làm trú trì Tổ đình Thập Tháp, Vua sắc phong
Tăng cang, khâm ban đao điệp.
Năm Bính ngọ (1906), triều đình mời Ngài ra Hoàng cung thuyết giảng
Phật pháp cho Vua, Nội cung và bá quan. Nhiều vị trong Hoàng tộc đã quy y
với Ngài. Từ đó Ngài được tôn xưng là Quốc sư, lúc đó Ngài được 37
tuổi. Trải qua các triều vua Thành Thái, Duy Tân, Khải Đinh, Bảo Đại,
thường xuyên mời Ngài ra giảng dạy.
Năm Mậu thân (1908), Ngài được thỉnh ra kinh đô Huế khai giảng Khoá
giảng kinh Sơn môn Đại học đường, tại Chùa Trúc lâm. Ngài bắt đầu và
tiếp tục chủ giảng tại các Chùa Trúc lâm, Tường vân, Tây thiên. Ngài có
nhơn duyên và công lao rất lớn trong việc đào tạo Tăng tài xứ Huế nên
trong Lịch sử Phật giáo xứ Huế của Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm phần nói
về Hoà thượng Phước Huệ đã xác nhận:"Tuy Ngài là một Cao tăng ở Bình
định nhưng cơ duyên hoá đạo của Ngài ở Huế thật lớn lao" (sdd trang
433). Thật vậy, hiện tại các vị Cao Tăng Thạc đức làm rường cột cho ngôi
nhàPhật giáo Việt Nam, trực tiếp
hoặc gián tiếp đều có thọ giáo với Ngài, trong đó có những vị nổi tiếng
như: HT Đôn Hậu, HT Mật Thể, HT Mật Hiển, HT Mật Nguyện, HT Trí Thủ, HT
Trí Độ, HT Phúc Hộ, HT Trí Nghiêm, HT Trí Thành ... trung phần. HT Huyền
Tân, HT Thiện Hoà, HT Thiện Hoa ... nam phần. Các Sư Bà Diệu Không, Sư
Bà Diệu Huệ ... và các Cư Sĩ có công lao nhiều với Phật giáo
Việt nam như Tâm Minh Lê Ðình Thám, Chơn An Lê văn Ðịnh ... Pháp âm của
Ngài vẫn còn vang vọng mãi. Ðể tưởng nhớ ân đức cao dày của Ngài, năm
Tân mùi (1931), Tỳ kheo và Cư sĩ tại giảng đường Trúc Lâm Xuân kinh Thừa
thiên đã cùng nhau hoạ chân dung toàn thân của Ngài để phụng thờ, hiện
còn treo ở phương trượng của Tổ đình Thập Tháp, rộng 1m, dài 1m4.
Năm Canh thân (1920), mở Phật học đường tại Tổ đình Thập Tháp, học tăng nhiều nơi về tham học rất đông.
Năm Giáp tý (1924), xây Phương trượng và Cổng tam quan, mang đậm lối
kiến trúc cổ xưa hùng vĩ của cung đình đến nay vẫn còn giữ nguyên. Mấy
năm sau, khai sơn Chùa Phước Long tại Thị trấn Phú phong, huyện Tây sơn,
cử đệ tử lớn là Hoà thượng Không Vân Trí Diệu làm trú trì.
Năm 1920, nhận lời thỉnh cầu của Hoà thượng Giác Tiên, Ngài làm Chứng
minh đạo sư cho An nam Phật học hội. Từ đó về sau, năm nào cũng ra Huế
giảng dạy, mỗi năm hàng mấy tháng.
Năm Bính tý (1936), Hội Phật học Bình định thành lập, thỉnh Ngài chứng minh.
Năm Mậu dần (1938), nhận lời mời của Hoà thượng Chánh Nhơn, Ngài lãnh
chủ giảng tại Phật học đường long Khánh Qui nhơn. Từ đó trở đi, Ngài vừa
phụ trách giảng dạy tại Phật học đường Thập Tháp, Phật học đường Long
Khánh ở tỉnh nhà, lại vừa phụ trách giảng dạy tại các Sơn môn Phật học
đường ở Huế. Con dương hoá đạo của Ngài rất rộng lớn, đức hy sinh cả
Ngài vô hạn. Nguyễn Lang trong VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LUẬN đã nhận xét:
"phần lớn những giáo sư và giảng sư hoạt đôïng từ năm 1938 trở đi đều
có thụ giáo với Ông, trong số đó có nhiệu vị gốc Nam kỳ ... khả năng
giáo hoá của Phước Huệ rất vĩ đại" ( sđd tập III, trang 134). Ðó chưa kể
đến rất nhiều vị xuất gia lẫn tại gia đã từng thọ giáo với Ngài tại
Phật học đường Trúc Lâm, Tường Vân, Tây Thiên ở Huế cubgf các Phật học
đường Thập Tháp, Long Khánh ở Bình định, tuy không nổi danh nhưng đã góp
phần giữ vững giềng mối Phật pháp trong tương lai.
Ngài giảng dạy môn sinh bằng thân giáo và khẩu giáo, Ngài thường quở
trách những môn sinh trong giờ giảng mà ghi chép nhiều bỡi ghi chép là
không chú tâmvà không tin vào trí tuệ của mình. Phương pháp giáo dục của
Ngài là "truyền thẳng vào tâm". Bỡi vậy, Ngài không viết sách vở để lại
cho đời ngoài bài tán ngữ băng Hán văncho tập sách việt nam phật giáo
sử lược của Thượng toạ Mật Thể và bài phổ quang tự chung chí khắc trên
chuông chùa Phổ Quang do Ngài đúc cúng (xem phần phụ lục).
Tài trí và công hạnh của Ngài vang mãi đến ngàn sau. Hoà thượng Kế Châu, đệ tử của Ngài có thi tán:
Phước Huệ chơn Phước Huệ,
Ðồng trần hiện ư thế.
Giáo nghĩa tác Quốc sư,
Công đức vô biên tế.
Dịch nghĩa: Phước Huệ thật Phước Huệ,
Thương đời hiện trần thế.
Giáo nghĩa làm Quốc sư,
Thánh Hiền không bờ mé.
Gần nửa thế kỷ, đem chân lý Phật đà trao truyền cho hậu thế, cơ duyên
đã mãn. Ngày 22 tháng giêng, năm Ất dậu (1945), Ngài an nhiên thị tịch,
trụ thế 77 năm. Nhục thân an trí tại Bảo tháp cạnh Tổ đình Thầp Tháp về
hướng đông bắc. Hoà thượng Bích Liên Trí Hải đề vịnh 4 câu:
Nguy nhiên nhất cao tháp,
Ðộc toà cổ bàn đông.
Ngoại hiện hữu vi tướng,
Trung tàng vô tướng ông.
Dịch nghĩa: Sừng sững một ngôi tháp,
Phía đông Ðồ bàn thành.
Ngoài hiện tướng sanh diệt,
Trong ẩn pháp vô sanh.
Trong nghi BÁO TIẾN QUỐC SƯ PHƯỚC HUỆ
Hoà thượng Kế Châu có bài thi:
Trường không vân tễ nguyệt lung linh,
Hải thượng cô hồng vạn lý chinh
Nhất quá tuyệt vô tà ảnh lạc,
Kỷ trùng duy hữu bích thiên minh.
Chỉ duyên ác trược trầm mê mộng,
Hồi nhập u đồ điểm kiến tinh.
Phước Huệ Quốc sư khai nghĩa học,
Nguyên Thiều lịch đại chấn gia thinh.
Dịch nghĩa:
Trời quang mây tạnh nguyệt long lanh,
Muôn dặm chim hồng vượt biển xanh.
Chiếc ảnh tuyệt không rời nước biếc,
Mấy trùng duy có bóng trời xanh.
Thương đời nhơ nhớp chìm mê mộng,
Vào nẻo u thàm mở kiến tinh.
Phước Huệ triển khai nền nghĩa học,
Nguyên Thiều Tổ đạo rạng gia thanh.
Viên Ðat dịch
Về văn tự, Ngài chỉ để lại hai bài:
1) Bài TÁN NGỮ đề ở đầu sách VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LƯỢC của HT Mật Thể.
1) Bài PHỔ QANG TỰ CHUNG CHÍ: khắc trên Hồng chung Chùa Phổ Quang, xã Phước thận, huyện Tuy phước.
(Trích Danh Tăng Bình Ðịnh, cùng tác giả)
* Hằng năm lễ húy kỵ Quốc Sư được tổ chức tại nhiều ngôi chùa khác nhau:
Ngày 19 tháng Giêng Âl: Chùa Huệ Quang, Cát Lâm, Phù Cát, Bình Ðịnh.
Ngày 20 tháng Giêng Âl: Chùa Phổ Tịnh, Nhơn Phúc, An Nhơn, Bình Ðịnh.
Ngày 21 tháng Giêng Âl: Tổ đình Thập Tháp, Nhơn Thành, An Nhơn, Bình Ðịnh.
Ngày 21 tháng Giêng Âl: Chùa Giác Uyển, Quận Phú Nhuận, TP. HCM.
Ngày 22 tháng Giêng Âl: Chùa Phước Long, TT Phú Phong, Tây Sơn, Bình Ðịnh.