Chùa Bửu Minh

Tìm một vị thầy chân chính để học hỏi những gì mà chưa hiểu, để tránh đi những lý do, sau khi quy y Tam Bảo, rồi cả đời không hiểu Phật pháp là gì. Khi bạn đã sẵn sàng chính thức, muốn trở thành Phật tử, thì xin Quy y tam bảo với người thầy đã hướng dẫn mình.

Đức Phật đặt sự hiểu biết là điều quan trọng hơn niềm tin. Do đó nên dành thời gian để dò xét cho kỹ về Đạo Phật, rồi mới đi đến quyết định. Đức Phật chỉ muốn mọi người nên thực hành theo lời dạy của ngài bằng cách tìm hiểu và suy xét cẩn thận.

Sau khi tìm hiểu và chấp nhận lời Đức Phật dạy, nên tham gia vào những sinh hoạt của những ngôi chùa để tiếp tục học hỏi thêm về giáo lý một cách thực tế. Sự tu học là cả cuộc đời, không phải chỉ thời gian ngắn. Có nhiều Phật tử, vì thiếu sự tìm hiểu, quyết định quy y vội vàng, rồi sau đó có những bất mãn, xa chùa, bỏ bạn.

Tìm một vị thầy chân chính để học hỏi những gì mà chưa hiểu, để tránh đi những lý do, sau khi quy y Tam Bảo, rồi cả đời không hiểu Phật pháp là gì. Khi bạn đã sẵn sàng chính thức, muốn trở thành Phật tử, thì xin Quy y tam bảo với người thầy đã hướng dẫn mình.

Tam bảo gồm có : Phật, Pháp, Tăng.

Phật : Người đã giác ngộ hoàn toàn bản thể vũ trụ vạn hữu, các pháp hữu tình cũng như vô tình, các pháp xuất thế gian cũng như thế gian, các pháp hữu vi cũng như vô vi.

Pháp : Là những lời dạy về những sở ngộ của đức Phật về phương pháp giác ngộ các pháp trong vũ trụ đưa đến giải thóat khổ đau và đạt an vui tịch diệt Niết-bàn.

Tăng : Là đoàn thể Tăng già, hòa hợp thanh tịnh, là những người nối dõi hạt giống trí tuệ của chư Phật; đại diện cho chư Phật truyền trao Chánh pháp lại cho mọi người, khiến cho mọi người cùng giác ngộ như chư Phật.

Sau khi đã quay về nương tựa nơi ba ngôi báu, người Phật tử cần phải phát tâm cầu mong đạt được giác ngộ như các chư Phật. Kế đến phải giữ gìn, không được phạm vào những cấm giới mà mình đã nguyện thọ trì trong khi quy y thọ giới.

Đức Phật nói : Mọi người trước hết hãy hoàn thiện chính mình đã, rồi sau mới hướng dẫn cho mọi người cũng thực hành như chính mình đã thực hành. Người Phật tử không những chỉ sống cho chính bản thân mình, mà còn sống và liên hệ với những quan hệ chung quanh mình.

Tóm lại, khi có ý định hướng đời mình về với đạo Phật để trở thành một người con Phật, thì phải có thời gian chuẩn bị chu đáo kỹ càng. Một khi đã  quyết tâm rồi, không còn gì phải áy ngại ngỡ ngàng.

 Bây giờ, chỉ còn một con đường quyết chí tiến tu, lấy Tam Bảo làm nơi nương tựa, để học hỏi, để tịnh hóa thân tâm của mình, rồi hướng dẫn mọi người đến chổ an ổn thanh tịnh ấy.

 Có như vậy chính bản thân của mỗi người được an lạc hạnh phúc thì gia đình, xã hội mới được cuộc sống yên vui bền vững. Việc làm này là bước chân đầu tiên để đi về quê hương giác ngộ.

Trích trong Tinh Hoa Phật học của TS Huệ Dân,

Kính bút

TS Huệ Dân

Đăng ký lấy RSS cho bình luận

Nguon: http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/giao-phap/giac-ngo-giai-thoat/8384-Nhung-buoc-chan-dau-tien-di-vao-que-huong-giac-ngo.html


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage