Chùa Bửu Minh

Có lẽ cái nghèo mới gần gủi thông cảm nhau. Nếu ai đó chỉ cần nhín phần hưởng thụ một ngày nơi các nhà hàng siêu sao, bớt một đêm truy hoang hàng ngàn đô la với gái đẹp, bớt đi một canh bài chung chi bạc tỷ…có lẽ những người dân đói nghèo, bệnh hoạn, bất hạnh sẽ giảm phần nào buồn tủi. 

Bề mặt nổi xã hội là những tòa nhà cao tầng; nhiều nhà hàng sang trọng, các quán bar hoạt náo thâu đêm, đèn màu lập lòe theo nhịp nhảy nhót của khách dư tiền của. Xe hơi đắt tiền khoe mình khắp các đại lộ trong thành phố.

Sau các dãy nhà cao tầng, sâu hút vào con hẻm là những ngôi nhà ổ chuột nhầy nhụa sình lầy, rác bẩn. Ra ngoại ô, sự bẽ bàng càng lộ diện khi chúng ta chịu khó nhìn xuống dòng sinh hoạt âm thầm của đại bộ phận dân chúng đói nghèo, bệnh tật mang nhiều bất hạnh!

Bà cháu bà Hường ở nghĩa trang Giáo xứ Trung Mỹ Tây, cô Xuân, ung thư thời kỳ cuối ở quận 12, cũng chỉ là một trong vô vàn hiện tượng nghiệt ngã của kiếp nhân sinh, họ đã được nhiều người chiếu cố, trong những người chiếu cố có người bị bệnh như họ, nhưng vẫn chia sớt những đồng tiền ít ỏi để sưởi ấm tấm lòng cho nhau. Một anh du sinh ở Mỹ, gửi số ít tiền còm do nhín nhút tiêu xài để chia sớt cho bệnh nhân trên, ở quê nhà. Vâng, còn biết bao tấm lòng với đồng bào ruột thịt, nhưng rất tiếc họ đều nghèo. Có lẽ cái nghèo mới gần gũi thông cảm nhau. Nếu ai đó chỉ cần nhín phần hưởng thụ một ngày nơi các nhà hàng siêu sao, bớt một đêm truy hoang hàng ngàn đô la với gái đẹp, bớt đi một canh bài chung chi bạc tỷ…có lẽ những người dân đói nghèo, bệnh hoạn, bất hạnh sẽ giảm phần nào buồn tủi.


La Thành Nhân


Em bé bị úng não


Đành rằng nghèo đói, bệnh tật là kết quả của nghiệp bất thiện, nhưng tình người không vì thế mà nghiệp ai nấy chịu, ai bệnh tự lo, ai nghèo tự biết. Tinh thần tương trợ trong xã hội là tinh thần tình người. Xã hội là một cộng nghiệp, vì thế có sự liên đới tất yếu giữa cộng nghiệp và biệt nghiệp. Xã hội là một cơ thể mà con người là một bộ phận không thể tách rời. Nếu vô tâm với cuộc sống chung quanh, có nghĩa tự chúng ta tách rời cuộc sống.

Nghiệp được định giá bằng sự trả quả. Nếu nghiệp nhẹ có thể trả bằng sự đau đớn hoặc tốn kém chút đỉnh. Nghiệp nặng tùy mức độ tâm thiện trong hiện tại mà có phần gia giảm. Có những bệnh ung thư hành hạ bệnh nhân, nhưng ngược lại, một bệnh nhân biết hướng thiện, thay vì tốn kém cho việc chữa trị, họ dùng số tiền tương đương chi phí thuốc men, để bố thí giúp kẻ bệnh tật khác, phóng sanh và làm nhiều việc công ích…thì bệnh tự thuyên giảm, bởi vì bệnh nghiệp là quả báu buộc phải trả giá bằng cảm thọ và tài vật, đau đớn và tiêu tốn cho chữa chạy chưa chắc đã khỏi, bởi vì đó chỉ là quyền lợi cá nhân, thay vào đó, hướng đến sự giúp đỡ kẻ khác, cũng với sự tiêu tốn đó, nhưng được niềm hoan hỷ của mình và niềm hoan hỷ của người được giúp, chúng ta có sức mạnh cảm thọ an lạc gấp đôi sự cảm thọ đau đớn phải trả quả bệnh của mình.

Đây là sự trao đổi để chuyển nghiệp. Âm dương đồng nhất lý, tuy vô hình nhưng hữu lý. Mắc nợ một người, không có tiền trả, giúp đỡ tận tình người thân của chủ nợ tương xứng hoặc trội hơn món nợ kia, tất nhiên chủ nợ không nỡ đòi. Cũng thế, hành thiện bố thí cầu nguyện hồi hướng tốt đẹp cho kẻ thọ ân, bệnh mình sẽ thuyên giảm. Nói theo khoa học, năng lượng sinh học được cung ứng và hoàn chỉnh bằng tâm thiện, khí lực được bù đắp bởi giao thoa sóng trường, nội thân được cân bằng tâm sinh lý, thì sự an lạc hiển lộ. Một người tâm luôn an lạc hoan hỷ nhẹ nhàng thì khó có bệnh. Không thể tự dưng an lạc nhẹ nhàng nếu không biết tương quan chia sẻ với nhau về tinh thần lẫn vật chất cho nhau. Bố thí là cách nhận lại cho mình, hy sinh cho người tất lo cho chính mình. Hưởng thụ sa đọa không thể đem lại an lạc, nhẹ nhàng hoan hỷ. Chỉ cần hạ mình giúp cho người ăn xin vài đồng, tự dựng lòng nhẹ nhỏm, thế thì với số tiền để hưởng thụ hay lo cho bản thân mà chia sớt cho kẻ khác thì niềm vui sẽ lớn biết bao.

Sự tương quan xã hội và tình người đã như thế, thì tình thương của tôn giáo dành cho tha nhân ắt hẳn phải có giá trị tuyệt đối.

Trong cuộc sống còn quá nhiều cách biệt thì không tránh khỏi những gia cảnh thê lương vẫn còn tồn đọng như những rong rêu bám chặt đời người. Ta hãy nhìn hoàn cảnh sau đây của em La Thành Nhân 36 tuổi, bệnh 5 năm chưa biết căn gốc, vì không có tiền đi xét nghiệm, vợ ngoại tình, đem trai về hành hạ đánh đập để có cớ chia tay, Nhân đành chui rúc chung căn nhà gần chục mạng người nơi góc sâu ngoại ô Thành phố, đang sống bám với anh chị em. Nhóm khiếm thị từ thiện Hốc Môn tài trợ cho em chiếc máy may để làm gia công. Một cháu 7 tuổi bị úng não, đang hành khổ ông bà cha mẹ, cũng từ miền tỉnh về chui rúc trong phòng trọ tận hẽm sâu, cuộc sống công nhân không đủ tiền lo cho con bệnh. Một cụ bà 85 tuổi, con cháu bỏ rơi, đi nhặt bịch nilon…

Bà Hường đã được nhiều thành phần quan tâm kể từ khi bài báo được lên mạng, cuộc sống bà đã tương đối ổn định, Cám ơn các nhà hảo tâm đã chiếu cố đến gia cảnh bà cháu của bà Hường và cô Xuân bệnh ung thư thời kỳ cuối. Giờ đây,chúng ta hướng tầm nhìn về những mãnh đời còn lại. Hy vọng những đoàn từ thiện đến các vùng xa, tốn hàng trăm triệu, chỉ giúp mỗi người một phần quà vài trăm ngàn, không giải quyết được gì về lâu về dài cho họ,để rồi họ vẫn nghèo, thay vì thế, với số tiền đó, chúng ta tập trung giải quyết những số phận nghiệt ngã chung quanh ta, giúp họ thoát khỏi đau thương đang có.


Rong rêu cuộc sống vẫn còn đầy dãy chung quanh ta, chỉ có lòng từ bi, hành thiện mới gột rửa dần những rong rêu đó.

*** LA THÀNH NHÂN SỐ PHONE: 01664414064

BỐ CỦA CHÁU ÚNG NÃO: Số 633667266 ĐỊA CHỈ 55/9A ẤP HẬU LÂN. XÃ BÀ ĐIỂM. HỐC MÔN.TP HCM

BÀ CỤ 85 TUỔI KHÔNG BIẾT NHÀ


Minh Mẫn

13/8/2012

http://tongiaovadantoc.com/c1046/20120816155324104/rong-reu-cuoc-doi-can-tam-long-nhan-ai-minh-man.htm


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage