Chùa Bửu Minh

Bao nhiêu người can ngăn, thậm chí có người còn kể rằng có hơn 100 cung tần mỹ nữ đến thuyết phục vụ trở về cung.



Ông vẫn khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam- dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Gần một nghìn năm đã qua, chốn rừng thiêng Yên Tử vẫn còn nhiều kì bí khó giải thích.

Báo trước điểm đặt quả cầu Như ý

Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt xưa, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm, một thiền phái Phật giáo của người Việt từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng, từ bỏ phú quý vinh hoa quy y cửa Phật. Xưa kia, chùa Lân (hay còn được gọi là  Long đồng tử, thiền viện Trúc Lâm) là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất trong hệ thống chùa tháp của thiền phái Trúc Lâm. Năm 1293, vua Trần Nhân Tông đã xây dựng chùa Lân trở thành viện Kỳ Lân để làm nơi giảng đạo, độ tăng. Ba vị sư tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang thường đến đây thuyết pháp, giảng kinh. Đây cũng được coi là nơi kiểm định tấm lòng của người vào cửa Phật.

Đến thiền viện Trúc Lâm, nhiều người không khỏi sững sờ với một hòn ngọc lớn màu hồng lung linh được đặt ngay trước sân thiền viện. Qua tìm hiểu, phóng viên được biết đó là quả cầu Như ý báo ân Phật. Quả cầu có đường kính 1.590mm, trọng lượng 6,5 tấn đặt trên bệ đá có tiết diện vuông nặng 4 tấn. Tất cả được đặt trong bể nước hình bát giác với 8 bồn hình cánh hoa bao quanh, 8 vòi nước tưới xung quanh quả cầu với ý nghĩa "bát công đức thuỷ, tưới mát nhân gian thấm nhuần giáo lý Phật đà, vô ngã, vị tha". Đây là quả cầu bằng nguyên liệu đá quý trong nước, nguyên liệu chế tác là một khối đá hoa cương đỏ (Rubi) tại mỏ đá An Nhơn. Theo giới chuyên môn, loại đá này không bị phai màu bởi tác động của môi trường thiên nhiên bởi đây là đá già granit màu đỏ (tỉnh Bình Định) bi chỉ có ở bắc Ấn Độ và Trung Bộ Việt Nam. Quả cầu này đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận là Kỷ lục Việt Nam.

Thầy Thích Thanh Tuệ, Thư ký thiền viện Trúc Lâm Yên Tử cho biết: "Phật tử muốn biểu hiện lòng biết ơn với Phật tổ nên đã đi tìm hòn đá có thể quay được để đặt lên chốn linh thiêng Yên Tử này. Khổ đau vốn từ tâm sinh ra cũng từ tâm diệt, cũng chính từ đó mà quả cầu hình thành. Bởi trong nhà Phật, đức Phật có dạy rằng sự xuất hiện của ngài là để khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến"; hay còn gọi là Khai - thị - ngộ - nhập (Mở - bày - ngộ (giác) - thâm nhập) ứng hợp qua bốn tiến trình nói trên để trở thành một vị Phật. Ngài xuất hiện trên thế gian để chỉ cho chúng ta là trong mỗi con người đều có bản tâm chân thật, bất sinh bất diệt. Và hòn ngọc Như ý là để tượng trưng cho điều này".

Thầy Tuệ cũng cho biết, sau khi hòn ngọc được đặt thì báo giác ngộ đã về đây và đề nghị xin được đưa vào là một trong những kỷ lục của Phật giáo. Các vị có nói ở Trung Quốc cũng có quả cầu, nhưng  không có quả  cầu lớn như bên đây và quả bên đó do những mảnh ghép chắp lại còn quả cầu Như ý là nguyên khối. Đó nguyên là một tảng đá rất lớn được bào mòn mà thành.

Xung quanh hòn ngọc khổng lồ này còn có rất nhiều huyền bí khó lý giải. Thầy Tuệ kể rằng, khi đặt hòn ngọc, chùa băn khoăn không biết đặt ở vị trí nào cho hợp lý. Các sư thầy đã lập đàn lễ xin đức Phật báo cho nơi đặt qủa cầu. Kì lạ thay sáng hôm sau,  đất ở một khoảng sân trước thiền viện bị rộp lên, các sư thầy thấy rằng đây là nơi thích hợp nên đã đặt quả cầu ở đó. Có thể đó là một sự kì lạ, có thể đó là một sự trùng hợp ngẫu  nhiên nhưng câu chuyện báo trước vị trí đặt quả cầu khiến cho hòn ngọc càng trở nên linh thiêng.

Thầy Thích Thanh Tuế đang giải thích cho PV nghe về quả cầu Như ý

Giai thoại Bạch Mẫu đòi sỏi

Đến Yên Tử còn được nghe nhiều huyền bí quanh con suối giải oan. Đâu đó quanh nơi đây người ta vẫn ngâm nga câu thơ "Có phải đây là suối giải oan/ Nhà vua đau xót lập đàn trần/ Cây đa soi bóng hồn trinh nữ/ Ngân hà ô thước dặm quan san...". Người xưa có kể lại rằng, sau khi vua rời cung điện vàng son, rũ bỏ tất cả tham sân si để về chốn rừng thiêng Yên Tử, hơn 100 cung nữ của ngài đã lặn lội đến tận nơi đây để thuyết phục ngài trở về. Việc bất thành, các nàng đã trẫm mình trên dòng hổ khê nay là suối giải oan để tỏ lòng trung. Một số khác thì ra ngoài làng gần đây để lập nghiệp gọi là làng Nam mẫu.

Tương truyền suối giải oan là ranh giới cuối cùng giữa trần gian và cảnh Phật, nơi gột rửa mọi oan khiên trần thế để siêu thoát về nơi cực lạc.  Cây đa cổ thụ mọc bên dòng suối không biết có từ khi nào nhưng theo truyền thuyết đây là khí tiết của các cung tần mỹ nữ tụ họp lại để nói với đời sau về tấm lòng trung nghĩa vua - tôi.

Một người bán hàng nước ở khu vực suối giải oan lâu năm cho biết, ở quanh suối này có nhiều chuyện khó hiểu. Tôi đã bán nước ở đây lâu năm và thấy có rất nhiều người chỉ cần nhặt một hòn sỏi ở suối về rồi chẳng hiểu sao lại phải lặn lội mang trả. Họ cầu khấn rì rầm, đốt tiền vàng rồi kính cẩn đặt viên đá cuội xuống dòng nước. Người này đã từng gặp một đoàn người xì xụp khấn vái trả lại sỏi cho suối. Một lái xe kể lại rằng: Sau khi cúng bái ở chùa Bạch Mẫu, chị em xuống rửa chân rồi nghĩ ra cách mang sỏi của các cung nữ về kỳ cọ thân thể sẽ được trắng đẹp như các nàng ấy. Vậy là mỗi người mang vài viên sỏi về, anh lái xe thấy vậy cũng mang về cho vợ. Kể từ hôm kì bằng sỏi ở suối, vợ anh đêm nào cũng mơ thấy có người con gái mặc áo trắng đến đòi sỏi. Những người phụ nữ khác cũng mơ thấy giấc mơ y như vậy. Một thời gian sau, mặt mũi ai nấy đều phờ phạc, tái xanh tái xám nên quyết định trả sỏi".

Xung quanh suối giải oai còn nhiều lời  đồn thổi ma mị khác, tuy nhiên một người dân địa phương ở đây cho biết, đó hoàn toàn là lời đồn. Bởi ông là người sống lâu năm ở gần con suối này nên hiểu rất tường tận. Có rất nhiều người mang sỏi về nhưng chỉ có một số ít mang đến trả. Những người này có thể gặp vận xấu trùng hợp, họ đổ cho hòn sỏi. Còn chuyện tiếng cung nữ khóc thì hoàn toàn không đúng. Trong đêm khuya đã có lần ông nghe thấy và quyết cầm đèn tìm hiểu tận nơi thì hóa ra đó là tiếng mèo động đực. Chúng kêu để tìm bạn tình chứ không phải tiếng cung nữ như mọi người vẫn truyền tai nhau rồi thổi phồng lên.

Theo Thành Huế - NĐT


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage