Người lớn trẻ những thanh nan tre đan thành hình ngôi sao năm cánh,
phất giấy ngũ sắc thô sơ để “tặng” cho con cháu. Và hình như chỉ có trẻ
con mới cầm lồng đèn đi chơi thành từng đoàn, tưng nhóm. Người lớn
không thấy có cảnh uống trà thưởng bánh ngắm trăng. Đêm thôn quê, trăng
vàng trăng bạc trải vàng trên ngàn cây nội cỏ. Ánh lửa từ những chiếc
lồng đèn chập chờn tỏa ra hòa lẫn với những tiếng hồn nhiên vui cười của
đám trẻ con đã vỡ òa cả đêm trăng.
Khi đã có gia đình, tôi thay người xưa chẻ nan tre làm lồng đèn cho
các con. Màu mè khung vàng khung đỏ cũng chỉ là giấy ngũ sắc, cũng chỉ
là hình ngôi sao năm cánh. Thêm vào những đường chỉ ngang dọc, mấy túm
tụi treo nơi các đầu cánh đã là đổi mới. Bánh Trung thu mua cho các con
cũng chỉ đơn thuần là là bánh ngọt rẻ tiền thường thấy.
Về già, tôi lại cặm cụi làm lồng đẻn cho các cháu, nhưng không phài
theo “bổn cũ soạn lại”. Tôi đã cải tiến bằng những lon sữa bò kết hợp
lại mà thành. Dùng những giây kẽm cứng xuyên ngang qua hai đầu lon sữa
bò, kết liền với lon khác nằm dọc bên trên. Đầu dây kẽm buộc vào một
thanh cây dài để nắm đẩy đi. Mỗi lần đẩy, chiếc lon bên dưới lăn tròn
thì lon bên trên cũng quay theo tạo thành tiếng kêu lốc cốc nghe thật
vui tai, đồng thời với ánh sáng phát ra từ ngọn đèn cầy nhỏ xíu gắn bên
trong, lung linh trông thật đẹp mắt. Các cháu tôi tha hồ đẩy lồng đèn đi
chơi đêm Trung thu với bạn bè hàng xóm, không thấy đứa nào ao ước được
có một chiếc lồng đèn thắp sáng bằng pin cả.
Sau này, tôi vào thành phố, các cháu tôi đứa lớn đã không còn ở lứa
tuổi chơi lồng đèn, đứa nhỏ chắc cũng chẳng chịu với chiếc lồng đèn bằng
nan tre đan ngôi sao năm cánh phất giấy gương màu, nói chi đến lồng đèn
hai chiếc lon sữa bò kết hợp lại? Thời xưa ấy chắc chẳng ai nhớ tới!
Ở thành phố, năm nào tôi cũng được ăn bánh trung thu. Những lần như
thế, tôi không sao quên được những mùa Trung thu xưa cũ ở quê nhà. Đã
bao nhiêu mùa Trung thu qua rồi tôi chưa có dịp về lại quê xưa!-
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 113 | TRÀ KIM LONG