Chùa Bửu Minh

(Dân trí) - Từ nắng nóng vã mồ hôi chuyển sang cái lạnh run người. Băng qua lớp sương mù dày đặc lại hiện ra những cung đường quanh co, tràn ngập ánh nắng.

 Thấp thoáng, những căn nhà gỗ ẩn hiện giữa núi đồi khiến du khách ngỡ đang bước vào một thế giới cổ tích…
Đó là cảm nhận chung của những ai từng có dịp khám phá cung đường Nha Trang - Đà Lạt.
 

Cung đường nối thành phố biển Nha Trang và thành phố hoa Đà Lạt đầy trữ tình

 

Trước đây, để  đi từ Nha Trang (Khánh Hòa) lên Đà Lạt (Lâm Đồng), du khách phải đi theo lộ trình đường bộ từ Nha Trang - Phan Rang - Đà Lạt, với tổng chiều dài 228 km.

 

Năm 2002, lãnh đạo hai tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng đã thống nhất chủ trương mở tuyến đường nối hai thành phố du lịch nổi tiếng này. Qua đó, rút ngắn khoảng cách giữa Nha Trang và Đà Lạt xuống gần 90km.

 

Từ đó, tuyến đường này không chỉ đóng góp quan trọng nhằm kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội giữa hai tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng, mà còn tạo nên một trong những cung đường với phong cảnh tuyệt đẹp, núi non trùng điệp, những cánh rừng nguyên sinh hùng vĩ, xanh bát ngát...

 

Khởi hành từ Nha Trang khi trời nắng, đến độ cao 1.000m không khí trở nên mát mẻ. Đến đỉnh núi, điểm ranh giới hai tỉnh Khánh Hòa - Lâm Đồng, sương mù giăng phủ bạc trắng một màu.

 

Dù trời không mưa, người đi đường cũng đều ướt áo, hoặc ít ra cũng cảm nhận được từng lớp sương bám đặc trên tóc, cái lạnh như cứa vào da thịt. Khung cảnh như một bức tranh thủy mặc.

 

Chạy xe thêm khoảng 10 km nữa , bầu trời lại ửng nắng, trong xanh với những cung đường uốn lượn đem lại sự trải nghiệm thật thú vị.

 

Cung đường dài khoảng 140 km nối hai thành phố du lịch Nha Trang - Đà Lạt trở thành lựa chọn cho những ai thích khám phá và trải nghiệm…

 

Tuyến đường vẫn lãng mạn và vắng người qua lại




Cầu treo giữa thung lũng núi








Lên đến độ cao 1.000m, cung đường bắt đầu xuất hiện sương mù bao phủ


Một cảnh tượng như vùng cao Tây Bắc


Băng qua lớp sương mù, trời lại ửng nắng


Nhiều suối, thác chỉ nằm cách đường vài mét


Trên đường đi, du khách sẽ có dịp tìm hiểu về cuộc sống người dân địa phương. Tại huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) chủ yếu là đồng bào dân tộc Raglai.


Biệt thự thơ mộng giữa đồi thông.

 

Nguyễn Thành Chung







Nguon: http://dantri.com.vn/c20/s20-436798/kham-pha-cung-duong-dep-nhu-trong-co-tich.htm


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage